Công nghiệp hóa ở châu Phi và “Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản”

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 63 - 74)

CHƯƠNG 2: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ NHẬT BẢN –

2.3. Nhu c ầu phát triển kinh tế và xã hội của các nước châu Phi

2.3.1. Công nghiệp hóa ở châu Phi và “Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản”

Vốn dĩ, Nhật Bản trở thành mô hình phát triển được rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ lấy làm hình mẫu, đặc biệt là những quốc gia đang và kém phát triển ở châu Phi. Trước hết, Nhật Bản đương đại được xem như một trong số ít quốc gia mà văn hóa chính trị của nó mang bản chất hòa bình trong các thể chế ở Thái Bình Dương52, khái niệm hòa bình cũng ăn sâu trong các ngôn sách quốc tế của Nhật.

Trong một số ngôn ngữ châu Phi, “hòa bình” (peace) nghĩa là muốn nói đến “hạnh phúc” (happiness), thứ mà người châu Phi luôn khát khao ngay cả khi đã bước vào thế kỷ XXI.

52 Tukumbi Lumumba-Kasongo (2010), Japan – Africa Relations, Palgrave Macmillan, New York, pp.144.

Nói về quy mô phát triển, đã từ lâu, thế giới đánh giá về mức độ và chất lượng phát triển của các quốc gia không còn xem GNP hay GDP là công cụ đo lường mang đầy đủ giá trị nữa. Thay vào đó, chất lượng phát triển, khởi nguyên của nó cũng như số lượng dân số tham gia vào quá trình phát triển… trở thành những nhân tố quyết định cho việc định nghĩa sự phát triển kinh tế.

Nhật Bản là quốc gia không phải phương Tây đầu tiên thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, chính sách công nghiệp của Nhật Bản chú trọng vào những đ ặc trưng cụ thể của người dân hoặc nền kinh tế Nhật Bản. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công khá sớm, cộng với nền kinh tế hùng mạnh sánh ngang các cường quốc phương Tây nhưng xuất phát điểm của Nhật không khác là bao so với các nền kinh tế khác. Trên một mặt bằng so sánh chung, các nhà nghiê n cứu kinh tế Nhật Bản nhận định, những vấn đề phổ biến mà các quốc gia đang và kém phát triển ở châu Á, châu Phi mắc phải thời kỳ hậu chiến tranh lạnh và c ả hiện nay đều đã từng tác động đến nền kinh tế Nhật Bản một cách sâu sắc bao gồm: cơ sở hạ tầng, vấn đề phát triển nguồn nhân lực và tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, thời đại toàn cầu hóa, những cường quốc kinh tế dành nhiều quan tâm cho các khoản viện trợ và đầu tư nước ngoài, vì thế các quốc gia thế giới thứ ba có lợi thế dễ dàng tiếp cận với các nguồn vố n này hơn, và tác động của nó đối với việc phát triển nền kinh tế là không nhỏ. Bên cạnh đó, Nhật Bản đi lên từ đống đổ nát sau Chiến tranh Thế giới thứ hai với những tổn thất lớn về người và của, không những có thể phục hồi được nền kinh tế ngang bằng trước lúc chiến tranh mà thậm chí còn vươn lên mạnh mẽ trở thành một cường quốc kinh tế thứ hai thế giới (sau Mỹ) vào những năm 1955-1973, đạt đến trình độ công nghiệp hóa toàn diện.

Châu Phi với những nền tảng có thể coi là không mấy sáng sủa sau Chiến tranh lạnh cho dù phần lớn các quốc gia đều đã giành được độc lập. Những rối ren về chính trị, nội chiến, đ ảo chính, những áp lực từ xung đột tôn giáo chủng tộc và các vấn đề chung khác khiến châu Phi gặp khó khăn để có thể tìm ra được con đường phát triển phù hợp. Việc “bắt chước” các mô hình phát triển của Tây Âu là

điều khó tưởng, thay vào đó, mô hình kinh tế Nhật Bản lại hội tụ những điểm tương đồng nhất định về nền tảng xuất phát và hơn cả là những yếu tố mà châu Phi rất cần đến như khoa học công nghệ và nguồn vốn ODA…

Bước vào thập kỷ 90, vỡ bong bóng kinh tế khiến Nhật Bản rơi vào khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn biến phức tạp, từ 2,9% năm 1991 xuống còn âm 0,5% năm 1997. Tuy nhiên, ở một cục diện chung, Nhật vẫn là hình mẫu lý tưởng về phát triển kinh tế đối với châu Phi, nhất là về lĩnh vực tài chính. Các ngân hàng của Nhật được đánh giá là “lắm tiền nhiều của” khi sẵn sàng rót vốn vào những công ty liên doanh nước ngoài đang trên đà phá sản, điển hình như trường hợp công ty Morgan Stanley c ủa Mỹ. Thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu nm 2008 khiến hầu hết các cường quốc đều như rơi vào thời kỳ đen tối nhất kể từ sau Đại Thế chiến thứ hai. Nhật Bản cũng là nước chịu tác động nặng nề của cuộc khủng ho ảng nhưng với năng lực tài chính được xây dựng “kếch xù” trước đó, Ngân hàng Trung ương của Nhật sẵn sàng chi 1000 tỷ USD nguồn dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ các nước nguy kịch hơn vào tháng 10 năm 2008, và có khả năng cho Quỹ tiền tệ quốc tế vay thêm 100 tỷ USD chỉ sau đó một tháng53. Qua đó có thể thấy, sự phát triển thần kỳ trong một thời gian dài trước Chiến tranh lạnh đã giúp Nhật nắm giữ một nguồn tài chính hùng mạnh, trở thành nhà cung c ấp viện trợ lớn nhất thế giới ngay từ những năm đ ầu thập niên 1990 cho đến hiện tại. Trong nhận thức của các nước châu Phi và cả châu Á, Nhật Bản là một hình mẫu phát triển kinh tế độc đáo và đầy thuyết phục.

Đối với châu Phi, cơn bão cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ trên khắp các quốc gia từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Trở thành “lục địa mới trỗi dậy” nhưng sự không đồng nhất định hướng chính trị của các nước châu Phi đã đưa châu lục này đến những rối ren, bất ổn kéo dài. Khu vực Trung và Nam Phi nhận sự hỗ trợ từ phía Mỹ trong khi nhiều quốc gia vùng Bắc Phi lại được Liên Xô giúp đỡ, bảo lãnh khiến mâu thuẫn bên trong ngầm tác động. Về mặt kinh tế, ngay

53 Hằng Nga (12/7/ 2011), Nhật Bản tìm kiếm sự cân bằng giữa quyền lực mềm và quyền lực cứng, http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-dong-bac-a/1806-1806

từ trong Chiến tranh lạnh, châu Phi đã có những khởi sắc được cả thế giới chú ý đến. Hầu hết các chương trình phát triển kinh tế đều được thiết kế hướng đến mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế nhanh nhất có thể54. Tuy nhiên, những hậu quả phát triển không phù hợp trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, cùng với những yếu kém về mặt quản lý nền kinh tế, những khoản vay không kiểm soát khiến châu Phi rơi vào thế phát sinh nợ nước ngoài. Bước sang thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, châu Phi tụt hậu lại phía sau so với các châu lục khác. Việc tìm kiếm con đường phát triển trở nên khó khăn với các quốc gia, do đó, những yếu tố bên ngoài trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Từ những định hướng phát triển của một quốc gia không phải phương Tây đầu tiên thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa như Nhật Bản, châu Phi có thể tận dụng những tiêu chí có lợi cho khu vực mình trong quá trình xúc tiến mối quan hệ Nhật - Phi tiến xa hơn, nhằm xây dựng nền kinh tế xứng tầm với những tiềm lực sẵn có của châu lục mình. Có thể kể đến những điểm quan trọng sau:

Thứ nhất, Nhật định hướng xây dựng nền kinh tế phát triển vượt bậc để quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới bên ngoài một cách nhanh nhất. Đây là điểm mà châu Phi sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi thúc đẩy quan hệ hợp tác. Nhật Bản càng phát triển, tầm ảnh hưởng ra thế giới càng mạnh thì trong mối quan hệ đối tác chiến lược, châu Phi có thể nâng vị thế của mình lên một bậc, quan hệ thương mại giữa Nhật và các quốc gia châu Phi cũng tăng trưởng mạnh mẽ hơn, góp phần cân bằng cán cân cung cầu của cả hai bên về hàng tiêu dùng, nguyên nhiên liệu và các thiết bị kỹ thuật. Mối quan hệ song phương “đôi bên cùng có lợi” sẽ giúp châu Phi tăng trưởng an toàn hơn.

Thứ hai, từ những ngày đầu tiến hành công nghiệp hóa, Nhật Bản luôn chú trọng phát triển khoa học công nghệ và trở thành quốc gia công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới. Với nền tảng thiếu hụt khoa học công nghệ, châu Phi muốn phát triển tất yếu phải tìm đến những quốc gia sản sinh ra công nghệ mới và Nhật Bản là lựa chọn không thể tốt hơn.

54 Đỗ Đức Định và Giang Thiệu Thanh (2010), sđd, tr.34.

Thứ ba, trong mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản, vị trí và vai trò của nguồn nhân lực được các nhà ho ạch định chính sách xem là điều kiện nền tảng có thể thúc đẩy và hỗ trợ cho sự phát triển của toàn xã hội. Song song với hoạt động phát triển kinh tế, Nhật Bản luôn chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo nguồ n nhân lực có chuyên môn, trình độ cao hỗ trợ đắc lực cho các mục tiêu kinh tế của mình. Sự tinh túy của nền giáo dục Nhật Bản là kết hợp hài hòa văn hóa Á Đông, truyền thống Nhật Bản và thành tựu từ phương Tây. Do đó, Nhật sớm trở thành một trong số ít quốc gia châu Á có nền giáo dục phát triển sánh ngang với các cường quốc phương Tây và tất cả các mối quan hệ ngoại giao của Nhật ra bên ngoài đều không thể bỏ qua yếu tố giáo dục.

Châu Phi trong khung tham chiếu về nền tảng chính trị xã hội, là châu lục của đói nghèo, mù chữ chiếm tỉ lệ lớn nhất thế giới. Những trì trệ của nền kinh tế cũng xuất phát từ năng lực quản lý yếu kém trước đây, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của toàn khu vực. Hơn nữa, thật khó để kỳ vọng châu Phi trước và trong Chiến tranh lạnh có thể phát triển khi một nửa dân số là phụ nữ bị tách ra khỏi các ho ạt động xã hội và những dự án phát triển của quốc gia mình.

Châu Phi sẽ phải mất một thời gian dài để có thể xoay chuyển tình thế khi mà tôn giáo, tín ngưỡng ăn sâu vào đời sống xã hội, giáo dục vì thế cũng bị chi phối nặng nề. Việc tiếp cận với nền giáo dục phát triển của Nhật Bản sẽ phần nào giúp các quốc gia châu Phi đào t ạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ dân trí, tạo nền tảng cho nền kinh tế châu Phi phát triển bền vững.

Thứ tư, trong định hướng phát triển sau Chiến tranh lạnh, Nhật xem việc phát triển nguồn viện trợ chính thức ODA cho các nước, khu vực đang và kém phát triển là nhiệm vụ quan trọng của mình nhằm tranh thủ sự ủng hộ trên trường quốc tế.

Trong khi đó, châu Phi từ trước Chiến tranh lạnh đã phải phụ thuộc khá nặng nề vào nguồn viện trợ nước ngoài để giải quyết những vấn đề đói nghèo, bất ổn kinh tế chính trị của khu vực. Thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nhật Bản sẽ mở ra cho các quốc gia châu Phi một con đường mới trong việc đối đầu với những thử thách bên trong nội tại châu lục mình. Theo thống kê thời điểm trước khi kết thúc Chiến tranh

lạnh, từ năm 1980 đến 1990, Nhật Bản tăng gấp ba lần các khoản ODA và trở thành nước viện trợ quan trọng nhất thế giới. Từ 1994 đến những năm đầu thế kỷ XXI, Nhật đ ảm nhận 1/5 tổng khối lượng ODA thế giới, vai trò của Nhật đối với các nước đang và kém phát triển trở nên quan trọng và khó có thể thay thế. Mặc dù trải qua nhiều khủng hoảng, khó khăn trong suốt chặng đường phát triển và nhiều lần thực hiện cắt giảm viện trợ ra bên ngoài nhưng đối với Châu Phi, Nhật vẫn dành mối quan tâm đặc biệt.

Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản trở thành hình mẫu lý tưởng đối với các quốc gia đang và chậm phát triển châu Phi, là nhân tố góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy mối quan hệ Nhật – Phi phát triển mạnh mẽ hơn kể từ sau Chiến tranh lạnh.

2.3.2. Nhu cầu xem Nhật Bản là “đối tác đường dài” đáng tin cậy của châu Phi Trong quan hệ quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, khác với những siêu cường khác khi bước chân đến châu Phi, Nhật Bản đã từng tuyên bố và khẳng định, những sự trợ giúp kinh tế hay là hợp tác về kinh tế của Nhật với châu Phi sẽ không mang định hướng của chủ nghĩa đế quốc để tìm kiếm một mối quan hệ “bầu chủ - phụ thuộc”55 mà chỉ xoay quanh nguyên tắc “tự nguyện”. Các quốc gia châu Phi được khuyến khích để tự chịu trách nhiệm về số phận kinh tế cũng như chính trị, và phải là người đầu tiên sẵn sàng tự giúp lấy mình. Ngay từ TICAD lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1993 do Nhật Bản tài trợ, các nhà lãnh đ ạo Nhật Bản đã chủ trương tập trung đồng thời vào hai tiêu chí “châu Phi cần mối quan hệ đối tác với các nước phát triển” và “châu Phi cần tự giúp chính mình”56. TICAD từ đó trở đi giữ vai trò đòn bẩy cho mọi ho ạt động gia tăng quan hệ Nhật – Phi và cũng là nền tảng quan trọng để châu Phi tin tưởng xích lại gần hơn với Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới.

55 Hoàng Văn Việt (2009), Các quan hệ chính trị ở Phương Đông, Nxb Đại học Quốc g ia Thành phố Hồ Ch í Minh.

56 Seifudein Ade m (2009), Japan in Africa: Diplomacy of Continuity and Change, Presentation at the conference on “Africa in Contemporary International Relations: Contexts, Stakes, Actors and Issues,” Grand Valley State University, pp.7.

Trong khi Mỹ, Trung Quốc dù là những đối tác lớn của châu Phi nhưng nhìn vào thực tế và đích đến của hai cường quốc này, người dân châu Phi luôn đ ặt dấu chấm hỏi. Chính phủ Mỹ tăng cường mọi ho ạt động hợp tác với các quốc gia ở châu lục này trên cả kinh tế và chính trị, có thể nói, Mỹ là đối tác lớn nhất của châu Phi tính đến thời điểm hiện tại mà chưa một quốc gia nào thay thế được. Tuy nhiên, Mỹ dường như can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của các quốc gia châu Phi, điển hình là sự tăng cường hiện diện quân sự tại nhiều quốc gia, tham gia trực tiếp ho ặc gián tiếp vào các lực lượng giải quyết xung đột. Mặc dù những nỗ lực của Mỹ trong các vấn đề chính trị châu Phi trước hết nhằm duy trì an ninh khu vực và hỗ trợ thúc đẩy tự do, dân chủ và nhân quyền ở khu vực này nhưng xa hơn, Mỹ hướng đến bảo vệ những lợi ích và tầm ảnh hưởng của mình ở đây. Chẳng hạn như việc Mỹ mượn danh nghĩa Liên Hiệp Quốc để can thiệp vũ trang vào một số nước châu Phi thông qua chương trình viện trợ “Huấn luyện và viện trợ quân sự cho các nước châu Phi hành động trong điều kiện khẩn cấp”, hay cách “can thiệp trả đũa” ở Afghanistan và

“can thiệp phòng ngừa” ở Iraq57. Bên c ạnh đó, châu Phi vẫn chưa phải là mục tiêu có ý nghĩa sống còn của Mỹ so với châu Âu và châu Á, Mỹ sẽ khéo léo lựa chọn hình thức hợp tác đa phương với các liên kết, thể chế khu vực của châu Phi để nhanh chóng có được phiếu ủng hộ của cả khu vực. Do đó, khả năng về việc Mỹ gia tăng hơn nữa các hoạt động hỗ trợ, hợp tác song phương với các quốc gia châu Phi là điều khó xảy ra.

Đối thủ cạnh tranh vị trí của Mỹ ở châu Phi là Trung Quốc tỏ ra không nề hà trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực này. Trung Quốc gia tăng mọi ho ạt động về chính trị - ngoại giao, thương mại, đầu tư nhằm hướng đến một quan hệ toàn diện trong thế kỷ XXI. Lợi thế của Trung Quốc trong hợp tác kinh tế với châu Phi đó là nguồn hàng hóa giá rẻ, phù hợp với điều kiện của người dân nghèo các quốc gia nơi đây. Tuy vậy, “kịch bản” của Trung Quốc khá trùng lặp như chính sách mà đất nước này đã thực hiện ở các nước châu Á – Thái

57 Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên) (2011), Châu Phi: Một số vấn đề kinh tế và chính trị nổi bật từ sau chiến tranh lạnh và triển vọng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 214.

Bình Dương. Ý đồ “bành trướng” khiến người dân nhiều nước phải lo sợ thông qua những ho ạt động như di cư ồ ạt sang châu Phi mua đất, lập công ty, nhà máy… theo mô hình định sẵn của mình, nhiều công ty dầu mỏ hoạt động trái phép gây nhiều hậu quả nặng nề cho người dân châu Phi… Song song với mục tiêu hợp tác phát triển kinh tế khu vực, châu Phi sẽ ngầm xác định được mối quan hệ ngo ại giao với Trung Quốc phải có một chừng mực nhất định, tránh nguy cơ về một “mối quan hệ thực dân - thuộc địa kiểu mới”.

Trong một ý nghĩa sâu xa, việc châu Phi xúc tiến mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản sẽ có tương lai hơn rất nhiều so với các mối quan hệ khác, nhu cầu phát triển nhưng không làm mất giá trị bản địa cũng như nền độc lập và khả năng tự chủ của mình khiến châu Phi xác định Nhật Bản là đối tác quan trọng và đáng tin c ậy trong hoạt động hợp tác quốc tế đường dài của mình.

2.3.3. Một số nhân tố khác tác động tới nhu cầu của châu Phi trong quan hệ Nhật Bản – châu Phi sau Chiến tranh lạnh

Sau hai tiêu chí hàng đầu là mô hình phát triển kinh tế mang tên Nhật Bản và ý nghĩa chính trị trong hợp tác quốc tế, những nguồn lực từ phía Nhật như vốn, khoa học kỹ thuật, các khoản viện trợ… và những vấn đề trong nội bộ châu lục như đói nghèo, dịch bệnh, xung đột sắc tộc tôn giáo, ô nhiễm môi trường và hơn cả là nhu cầu phát triển của người dân châu Phi cũng là động lực thúc đẩy châu Phi tăng cường quan hệ hợp tác với Nhật Bản kể từ thập niên 1980.

Bước sang thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, Nhật đang là siêu cường kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), và sau này (cuối năm 2010) đứng vị trí thứ ba (sau Mỹ và Trung Quốc), trong khi châu Phi vẫn là châu lục chậm phát triển và là nơi tồn tại nhiều vấn đề nhất thế giới. Nhu cầu của châu Phi là sự hỗ trợ quốc tế để xây dựng nền kinh tế và tăng cường năng lực chính trị. Trước một Nhật Bản tự tin mình là quốc gia giữ vị trí không thể thay thế về viện trợ của thế giới những năm đầu thập niên 1990, và sự thật Nhật cũng đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất thế giới trong việc

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)