CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI
4.2. Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi – cùng hướng tới tương lai
4.2.2. Tìm kiếm không gian quan hệ quốc gia mới
Quan hệ Nhật Bản – châu Phi đã đi được một chặng đường tương đối tốt đẹp và thuận lợi. Trong mối quan hệ kinh tế lẫn chính trị, hai bên đều đóng vai trò đối tác chiến lược của nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ này có thể phát triển toàn diện hơn nữa khi thiết lập và mở rộng hơn các quan hệ song phương, đa phương giữa quốc gia với nhau. Trên đà của những tăng trưởng hiện có, Nhật Bản và châu Phi hướng tới thiết lập môi trường quan hệ hợp tác quốc gia, góp phần thắt chặt và khẳng định
hơn nữa mối quan hệ Nhật – Phi trên trường quốc tế như cách một bài xã luận trên tờ báo The Japan Times đã đề cập: “Châu Phi không chỉ là mối quan tâm hằng ngày của chúng tôi mà là cả một chặng đường dài chúng tôi hướng đến”94.
Ngoài ra, Nhật Bản trong định hướng gia tăng hoạt động hợp tác quốc gia song phương, đang nỗ lực tìm kiếm và mở rộng quan hệ với hầu hết các quốc gia của lục địa châu Phi. Không gian quan hệ quốc gia tạo ra thế chủ động cho mỗi bên trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật… Đây thực sự là bước tiến mới hứa hẹn một lục địa châu Phi đủ khả năng tự lập và tự chủ trong công cuộc phát triển của mình, đồng thời Nhật Bản có được vị trí vững chắc hơn, khó thay thế hơn ở lục địa đen. Chỉ tính riêng năm 2011, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã có chương trình hợp tác và hỗ trợ phát triển đến gần 50 quốc gia châu Phi với tổng số tiền đầu tư là 120,762 triệu Yên (Hình 3.6). Chương trình bao gồm ba hình thức hợp tác về kỹ thuật, đầu tư trực tiếp và viện trợ cho mỗi quốc gia châu Phi.
Hình 3.6. Chương trình JICA của Nhật Bản tại châu Phi năm 2011
Nguồn: JICA
94 The Japan Times, January 12, 2001. p.18.
Chương trình JACA 2011 đã cho thấy môi trường hợp tác song phương giữa Nhật với các quốc gia châu Phi đang phát huy lợi thế một cách nhanh chóng. Tuy rằng, chương trình hợp tác quy mô quốc gia chủ yếu về các lĩnh vực vốn là thế mạnh của Nhật Bản như công nghệ, vốn đầu tư trực tiếp, viện trợ không hoàn lại nhưng cũng chính những yếu tố này đã góp phần hỗ trợ các nước châu Phi trong công cuộc thoát nghèo, xây dựng nền tảng kinh tế - chính trị phù hợp. Ngược lại, môi trường quan hệ quốc gia giúp Nhật Bản gắn kết hơn với cộng đồng châu Phi, rà soát được những thị trường tiềm năng cho các nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của mình, nhất là nhu cầu về nguồn tài nguyên khoáng sản. Tầm ảnh hưởng của Nhật Bản đến châu Phi được tăng cường sâu rộng không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, mà còn đi sâu vào ý nghĩa chính trị.
Kể từ khi quay trở lại châu Phi và tăng cường quan hệ ngoại giao với châu lục này kể từ sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản tỏ ra khá tích cực trong quan hệ song phương với nhiều quốc gia, trong số đó, Nam Phi là một đối tác mang ý nghĩa trọng tâm. Nhật Bản và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 13 tháng 01 năm 1992, mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia đã được mở rộng trong nhiều lĩnh vực. Quan hệ hiện tại đặc trưng bởi sự hợp tác và chia sẻ lợi ích chung trong các diễn đàn quốc tế; giải trừ quân bị; giải pháp hòa bình đối với các xung đột; cuộc chiến chống khủng bố; và thúc đẩy phát triển bền vững dựa trên các tiêu chí hàng đầu là hòa bình, thịnh vượng và ổn định95.
Ngoài đối tác chính là Nam Phi, Nhật Bản thiết lập quan hệ sâu sắc với Nigieria và Kenya. Bộ ba quốc gia này được xem là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật ở châu Phi từ những năm cuối thể kỷ XX. Theo số liệu thống kê năm 1999, Nhật Bản xuất thương mại đến Nam Phi, Nigieria và Kenya lần lượt là 26,709; 16,252 và 1,633 triệu USD đồng thời nhập khẩu từ ba nước này đạt mức 24,076; 4,394 và 2,773
95 Natasha Skid mo re (2004), Japan and South Africa Deepening Economic Relations, SAIIA Report, The South African Institute of International Affairs, No. 42, p.1.
triệu USD96. Điều này lý giải khá đơn giản cho nhiều thắc mắc đặt ra từ chuyến thăm của Thủ tướng Yoshiro Mori – Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Nhật đến châu Phi năm 2001 khi ông chọn ba nước Nam Phi, Nigieria và Kenya làm điểm dừng chân. Mục đích chính của chuyến viếng thăm này phải là kinh tế. Như vậy, để đạt được mục tiêu tìm kiếm vị thế chính trị thì kinh tế luôn là giải pháp tối ưu mà Nhật hướng đến đầu tiên. Những quốc gia phát triển ở châu Phi trở thành thị trường tiềm năng cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu của Nhật Bản và quan trọng hơn, lợi ích đôi bên cùng được đảm bảo cho cả Nhật Bản lẫn các nước châu Phi.
Khi kinh tế thương mại trở thành điểm mấu chốt cho việc mở rộng quan hệ hợp tác song phương đến từng quốc gia châu Phi thì những đối tác tiềm năng như Angola, Zambia, Liberia, Ai Cập, Algeria, Sudan… cũng nhận được nhiều ưu tiên trong chính sách quan hệ ngoại giao kinh tế của Nhật. Dựa vào thế mạnh cũng như nhu cầu của mỗi bên, mối quan hệ giữa Nhật Bản với các quốc gia này sẽ được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực hơn nữa.
Bên cạnh mục tiêu kinh tế, tương lai mối quan hệ Nhật Bản – châu Phi cũng ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác như: viện trợ, phúc lợi xã hội, gìn giữ hòa bình, các vấn đề chung về môi trường, dịch bệnh… Do đó, trong tiến trình mở rộng quan hệ quốc tế và nâng cao vị thế của mình, Nhật Bản phải thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm nước lớn đối với cộng đồng thế giới, đặc biệt là đối với những vấn đề mang tính toàn cầu đang tồn tại ở nhiều nước đang và chậm phát triển của châu Phi. Xu hướng phát triển quan hệ song phương giữa Nhật Bản và các quốc gia châu Phi có thể được xem là một lộ trình tất yếu.
Mới đây, trong hai ngày diễn ra Hội nghị TICAD VI tại Kenya, những chiến lược và mục tiêu quan trọng được đặt ra nhằm ưu tiên sự phát triển cho các quốc gia châu Phi như:
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.
Yêu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy công nghiệp hóa.
96 The Europa Year Book (1999), London, Europa Publications Ltd, vol. 1 and 2. And JET RO White Paper on International Trade (2000), Tokyo.
- Tăng cường hệ thống đảm bảo sức khỏe. Nâng cao ứng phó lan truyền bệnh dịch Ebola.
- Ổn định xã hội, phát triển thịnh vượng chung.
- Liên kết khu vực tư nhân.
Bên lề Hội nghị TICAD VI, Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành các cuộc hội đàm song phương quan trọng với tổng thống các quốc gia Senegal, Bờ Biển Ngà, Mozambique, Kenya… hướng đến thúc đẩy quan hệ song phương với các quốc gia này lên một tầm cao mới. Với Senegal, Nhật Bản chú trọng đến vấn đề môi trường và bày tỏ ý định sẽ cung c ấp khoản vay khoảng 27,4 tỉ yên cho quốc gia này97 để phục vụ kế hoạch biến nước biển thành nước ngọt phục vục sinh hoạt và cải thiện môi trường sống cho người dân. Với Bờ Biển Ngà và Mozambique, các cuộc hội đàm song phương hướng đến việc tăng cường mối quan hệ cũng như sự tham gia của doanh nghiệp Nhật Bản tại các quốc gia này. Các bên thống nhất cao và đi đến nhất trí bàn về việc ký kết Hiệp định đầu tư giữa hai quốc gia nhằm thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản98.
Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Shinzo Abe với Tổng thống Kenya, ông Uhuru Kenyatta, cũng đã tìm thấy ý tưởng chung khi cả hai đều nhận thấy sự cần thiết gia tăng số lượng ủy viên thường trực và không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tăng cường hợp tác nhằm cải tổ Liên hợp quốc, trong đó có việc Nhật Bản trở thành ủy viên thường trực99. Hai bên cũng tỏ rõ những lo ngại trong vấn đề biển đông với động thái ngày một liều lĩnh của Trung Quốc.
Những bước tiến triển mới từ Hội nghị TICAD VI đã cho thấy sự tăng trưởng tốt đẹp quan hệ giữa Nhật Bản với lục địa châu Phi nói chung và từng quốc gia châu Phi nói riêng. Chặng đường tiếp theo của mối quan hệ Nhật – Phi hứa hẹn
97首相セネガルの海水淡水化計画などに円借款,http://www3.nhk.or.jp/news/html/ 20160827/ k100106564 91000.html?ut m_int=news -politics_contents_list-items_001
98日本とコートジボワール投資協定締結へ交渉開始で合意,
http://www3.nhk.or.jp/news/html/ 20160826/ k10 010655691000.ht ml?ut m_int=news -polit ics_contents_list- items_014
99 Phan Cao Nhật Anh (2016), Hội nghị TICA D tạ i Kenya, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1118
là sự tăng cường mạnh mẽ quan hệ đối tác giữa các quốc gia với nhau. Thông qua viện trợ và các hoạt động thương mại, Nhật Bản sẽ dần đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của mình đến từng quốc gia như một cách để khẳng định vị trí trên trường quốc tế, vừa là để hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển châu Phi. Xu hướng tìm kiếm không gian quan hệ quốc gia này sẽ không tách biệt với nền tảng quan hệ mà Nhật và Phi châu đã có trước đó mà là bước phát triển thực tế hơn và chặt chẽ hơn.
Tiểu kết chương 4
Xét một cách tổng quát, quan hệ Nhật Bản – châu Phi sau Chiến tranh lạnh mang ba đặc điểm chính: Thứ nhất, đây là mối quan hệ song phương giữa một cường quốc và một khu vực đang phát triển; Thứ hai, Nhật Bản được xem là đối tác ít có truyền thống ở châu Phi so với các cường quốc khác như Mỹ, Trung Quốc, EU; Thứ ba, sự trở lại của Nhật Bản ở châu Phi diễn ra song cùng với việc các cường quốc, châu lục khác đang gia tăng mạnh mẽ mối quan hệ với lục địa đen. Cả ba đặc điểm trên đều cho thấy những trở ngại để có thể thúc đẩy mối quan hệ Nhật - Phi lên một tầm cao. Tuy vậy, thực tế đã và đang diễn ra của mối quan hệ này đã chứng minh được vai trò của Nhật Bản đối với châu Phi cũng như vị trí quan trọng của châu Phi trên con đường phát triển của Nhật Bản.
Bên cạnh những đặc điểm có thể coi là trở ngại nói trên, quan hệ Nhật Bản – châu Phi sau Chiến tranh lạnh cũng gặp phải không ít thách thức khác như: bố i cảnh thế giới với nhiều vấn đề mới nảy sinh, chính trị quốc tế luôn căng thẳng và khó lường, thêm vào đó, những vấn đề tồn tại chủ quan bên trong của mỗi bên cũng khiến mối quan hệ bị kiềm chế phần nào.
Về thuận lợi, quan hệ Nhật Bản – châu Phi thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh cũng nằm trong xu thế chung toàn cầu, đó là mở cửa và hợp tác. Sự xích lại gần nhau của các quốc gia, châu lục trở thành một tất yếu nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển của quốc gia và châu lục mình. Ngoài ra, những ưu điểm như: lợi thế so sánh từ phía Nhật Bản và châu Phi, sự đồng tình ủng hộ của người dân Nhật Bản, cộng đồng châu Phi và thế giới, và đặc biệt là một nền tảng quan hệ song phương tốt đẹp đã và đang diễn ra giữa cường quốc Nhật Bản và lục địa đang phát triển châu Phi
cũng là sợi dây gắn kết, thúc đẩy mối quan hệ này phát triển một cách toàn diện và bền vững trong tương lai.
Trong xu thế tất yếu của hợp tác quốc tế và nhu cầu của mỗi bên, mối quan hệ Nhật Bản – châu Phi những năm tiếp theo hứa hẹn sự tiếp diễn tốt đẹp, hướng đến môi trường hợp tác song phương thiết thực giữa các quốc gia với nhau, bên cạnh mối quan hệ song phương tổng thể Nhật Bản - châu Phi.