Quan hệ thương mại

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI SAU CHIẾN TRANH LẠNH – MỐI QUAN HỆ TOÀN DIỆN

3.1. Hoạt động kinh tế thương mại – hòn đá tảng trong quan hệ Nhật Bản – Châu Phi sau Chi ến tranh lạnh

3.1.1. Quan hệ thương mại

Quan hệ kinh tế thương mại dường như đã làm tốt vai trò xúc tiến sự phát triển chung của cả hai đối tác và thúc đẩy mối quan hệ Nhật – Phi lên một tầm cao mới. Sự hiện diện của châu Phi trong mối quan hệ này không đơn thuần chỉ đóng vai trò của một khu vực nhận hỗ trợ phát triển mà bên cạnh đó, châu Phi còn giữ một tầm quan trọng đối với nhu cầu phát triển của đất nước Mặt trời mọc.

Ngoài việc tìm kiếm nguồn tài nguyên từ châu Phi để đảm bảo nguyên nhiên liệu cho nền kinh tế, Nhật Bản bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia châu Phi cũng là để tìm kiếm thị trường cho các loại hàng hóa xuất khẩu của mình.

Tuy vậy, giai đoạn những năm 1990 mối quan hệ thương mại Nhật Bản – châu Phi còn hạn chế do nền kinh tế Nhật trải qua các đợt khủng hoảng và bong bóng kinh tế.

Đây cũng là hiện tượng chung cho quan hệ kinh tế toàn cầu trong thời kỳ khủng hoảng. Sự quan tâm về kinh tế của các nước công nghiệp phát triển bao gồm cả Nhật Bản đối với châu Phi có phần thuyên giảm. Tuy nhiên, trên một bình diện chung, quan hệ kinh tế Nhật – Phi đã tạo ra một nền tảng tương đối sáng sủa làm tiền đề cho những hoạch định hợp tác về sau.

Quan hệ thương mại Nhật Bản và châu Phi thể hiện ba đặc điểm khá rõ nét:

Thứ nhất, các mô hình kinh doanh là điển hình của thương mại giữa một cường quốc và khu vực đang phát triển. Hàng xuất khẩu của Nhật sang các nước châu Phi chủ yếu là sản phẩm công nghiệp như các mặt hàng kim loại, máy móc thiết bị, hàng điện tử, phát minh sáng chế… Trong khi đó nhập về các sản phẩm thô như quặng sắt, đồng, uranium và dầu mỏ, khí đốt. Đây là kiểu thương mại mà hầu hết các quốc gia đang và kém phát triển đều phải trải qua nếu muốn hội nhập vào xu thế chung của thế giới. Châu Phi cung cấp nguyên nhiên liệu và chủ yếu nhập về các loại hàng hóa được sản xuất từ chính nguyên nhiên liệu của mình.

Thứ hai, mặc dù sản lượng nhập khẩu của Nhật Bản từ châu Phi lớn hơn so với xuất khẩu sang khu vực này nhưng Nhật Bản vẫn luôn có thặng dư nhờ giá trị của các mặt hàng nhập khẩu mang lại cho nền kinh tế công nghiệp. Việc nhập khẩu nguyên - nhiên liệu thô với giá thành rẻ và xuất khẩu ngược trở lại những sản phẩm

chế biến có hàm lượng kỹ thuật giúp Nhật Bản thu về nguồn ngoại tệ lớn, thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại cũng như nền kinh tế đất nước mặt trời mọc.

Thứ ba, Nhật Bản gần như giao dịch tự do với một số quốc gia được xem là giàu có về tài nguyên thiên nhiên như Nam Phi, Nigeria và Bờ Biển Ngà62. Nhật thể hiện mối quan tâm của mình lên các quốc gia này thông qua nhiều nhiệm vụ cả về kinh tế lẫn chính trị, đặc biệt là hoạt động kinh tế thương mại đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện và gia tăng hơn nữa quan hệ chính trị ngoại giao của hai bên.

Định hình cho mối quan hệ này và cũng là khởi đầu cho những hoạt động kinh tế thương mại giữa Nhật Bản với các quốc gia châu Phi đó chính là TICAD.

Năm 2013, sau nhiều cuộc khủng hoảng khiến nền kinh tế Nhật bị tụt dốc so với thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai, tuy vậy, Nhật Bản vẫn nằm trong tốp đầu thế giới khi xếp ở vị trí thứ 4 về kim ngạch thương mại với tổng giá trị xuất khẩu đạt 715 nghìn tỷ USD chiếm 3,8% tổng xuất khẩu của thế giới và sản lượng nhập khẩu đạt 833 nghìn tỷ USD chiếm 4,4% nhập khẩu toàn thế giới. Trong khi đó, châu Phi đạt được tăng trưởng vượt bậc so với thời điểm Chiến tranh lạnh kết thúc khi chiếm lần lượt 3,3% và 3,4% tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu của toàn thế giới. Điều đó chứng minh nền kinh tế thương mại châu Phi ngày càng phát triển, hòa nhập vào nền thương mại năng động của thế giới (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của châu Phi và Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh

(Tỷ lệ % so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thế giới)

Mốc thời gian 1993 2003 2013

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhật Bản 6,4 9,8 5,0 6,4 4,4 3,8

Châu Phi 2,6 2,5 2,2 2,4 3,4 3,3

Nguồn: WTO (2014) International Trade Statistics

62 Philip Rudolph Nel (2005), Japan Investment in the South African Economy: Prospects for th e future, Thesis of Master of Arts (International studies) at the University odd Stellenbosch, p.5-6.

Xét riêng về thương mại Nhật – Phi, châu Phi không phải là đối tác kinh tế lớn của Nhật so với châu Á, Mỹ, EU hay một số khu vực khác khi chỉ chiếm lần lượt 1,3 và 2,3% trong tổng giá trị xuất và nhập khẩu của Nhật Bản ở thị trường thế giới (Bảng 3.2). Ngược lại, Nhật Bản cũng không phải là đối tác hàng đầu của châu Phi so với EU, Mỹ hay Trung Quốc. Tuy nhiên, những năm sau Chiến tranh lạnh, Nhật đang có những nỗ lực để thúc đẩy hơn nữa thương mại với lục địa châu Phi.

Trong vai trò của một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, Nhật Bản hội tụ nhiều yếu tố để trở thành một nhân tố có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Phi như: Nhật Bản thuộc mẫu hình kinh tế chú trọng vào xuất khẩu làm tăng trưởng kinh tế trong nước; Tích lũy cá nhân và đầu tư khu vực tư nhân đạt mức cao; Nhật Bản nắm giữ nguồn nhân lực có tinh thần làm việc và cống hiến tích cực hơn bất kỳ đất nước Á Đông nào; Nền công nghệ tiên tiến với nhiều phát minh, sáng chế mới cũng là điểm mạnh của kinh tế Nhật Bản; và Chính phủ Nhật Bản khá thành công trong công tác quản lý, điều tiết nền kinh tế xã hội của mình. Sự can thiệp có hiệu quả vào các ngành công nghiệp khu vực tư nhân cũng là yếu tố kích thích sự phát triển của nền kinh tế thương mại Nhật Bản. Một trong số đó là ngành công nghiệp chế biến dầu khí không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài. Chính những yếu tố trên đã tác động không nhỏ đến dòng thương mại giữa Nhật Bản – châu Phi thập niên đầu thế kỷ XXI.

Bảng 3.2. Thương mại Nhật Bản đến các khu vực trên thế giới 2013 Điểm đến

Xuất khẩu Nhập khẩu

Giá trị

(tỷ USD) Tỷ lệ (%) Giá trị

(tỷ USD) Tỷ lệ (%)

Châu Á 408.775 57,2 423.850 50,9

Bắc Mỹ 152.924 21,4 88.155 10,6

EU 78.723 11,0 88.742 10,7

Trung Đông 25.389 3,6 160.618 19,3

Nam và Trung Mỹ 15.694 2,2 27.570 3,3

CIS 13.036 1,8 21.914 2,6

Châu Phi 9.648 1,3 19.107 2,3

Khác 10.908 1,5 3.210 0,3

Tổng cộng 715.097 100 833.166 100

Nguồn: WTO (2014) International Trade Statistics

Hình 3.1. Thương mại Nhật Bản – châu Phi những năm đầu thế kỷ XXI

Nguồn: World Trade Atlas

Từ năm 2002 đến 2008, thương mại Nhật – Phi tăng trưởng nhanh đều cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu, từ mức 11 tỷ USD (tổng thương mại) năm 2002 lên trên 33 tỷ USD năm 2008. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 đã làm giảm đáng kể hoạt động thương mại giữa hai bên vào năm 2009, tuy nhiên, xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại đã mạnh mẽ hơn vào những năm sau đó. Nhìn chung, thương mại Nhật – Phi đã đạt mức tăng trưởng kép vào năm 2010 so với thời điểm 2002 khi gấp đôi tổng sản lượng xuất nhập khẩu của thời gian này (Hình 3.1).

Những đối tác chính trong quan hệ thương mại của Nhật ở châu Phi bao gồm Nam Phi, Liberia, Nigeria, Egypt và Algeria…

Về sản phẩm thương mại, châu Phi chủ yếu xuất khẩu sang Nhật các mặt hàng thô như đá, kim loại quý, nhiên liệu khoáng dầu, quặng xỉ... Ba loại hàng hóa này chiếm tỷ trọng 78% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản từ thị trường châu Phi63. Đây vốn là những sản phẩm thuộc thế mạnh của hầu hết các quốc gia châu Phi và là nhu cầu thiết yếu đối với một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản. Việc nhập khẩu nguyên nhiên liệu thô nhằm phục vụ nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp trong nước của Nhật Bản, trong đó, ngành công nghiệp chế tạo máy được xem là không thể thay thế trên thị trường thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản sang lục địa châu Phi có thể kể đến: ô tô, tàu thuyền; máy móc công nghiệp; thiết bị điện tử; và mặt hàng cao su (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Một số sản phẩm chính của thương mại Nhật Bản – châu Phi (triệu USD)

Nguồn: World Trade Atlas

63 Ta ku Fundira (2012), Japan - Africa trade at a glance, Economic and trade policy overview, the Trade Law Centre for Southern Africa, pp.4.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi châu Phi là châu lục đang phát triển, lạc hậu hơn so với các châu lục khác về trình độ khoa học kỹ thuật. Để đáp ứng mục ti êu phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống, châu Phi buộc phải khỏa lấp khoảng trống về kỹ thuật bằng cách nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển.

Lựa chọn Nhật Bản làm đối tác thương mại đường dài là chiến lược hợp lý của các nước châu Phi. Những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế Nhật Bản lẫn châu Phi đẩy hoạt động thương mại giữa hai đối tác này phát triển tương đối đều đặn và nhanh chóng những năm cuối thể kỷ XX đầu thể kỷ XXI.

Ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn Nhật Bản được thành lập hoặc mở rộng hoạt động sang châu Phi xa xôi. Sự tồn tại của các công ty con hoặc chi nhánh công ty Nhật Bản ở châu Phi cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong mối quan hệ kinh tế ràng buộc Nhật - Phi. Không nằm ngoài các tiêu chí về một thị trường tiềm năng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân công giá rẻ tại châu Phi… các công ty Nhật Bản ngày càng phát triển, đã và đang có những đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của lục địa châu Phi nói chung. Việc có nhiều công ty liên doanh hay cổ phần đóng tại thị trường châu Phi cũng tác động không nhỏ đến nguồn vốn ODA và các khoản viện trợ mà Nhật mang đến khu vực này. Ngoài mục tiêu đầu tư phát triển dành cho châu Phi, ODA Nhật Bản cũng nhằm mục đích kích thích sự phát triển của những công t y mà Nhật có cổ phần, thu về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước Mặt trời mọc.

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)