Nhật Bản – một quốc gia tư bản chủ nghĩa phát tri ển

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 30 - 38)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

1.2. Nhật Bản – một quốc gia tư bản chủ nghĩa phát tri ển

Được biết đến là một quốc gia châu Á có trình độ phát triển xếp vào hạng bậc nhất khu vực và là cường quốc thế giới, chỉ đứng sau Mỹ cho đến gần đây, khoảng đầu năm 2011 mới bị Trung Quốc vượt qua. Nhật Bản dường như thoát ra khỏi cái vỏ khiêm nhường của mình để sớm đạt đến trình độ tiên tiến của phương Tây, nhất là trên lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế và văn hóa.

Với diện tích 377.834 km² và hơn 3000 đảo lớn nhỏ khác nhau nằm phía ngoài lục địa châu Á, khí hậu ôn hòa bốn mùa rõ rệt, Nhật Bản được mệnh danh là quốc đảo có thiên nhiên đẹp tốp đầu thế giới. Về vị trí địa lý, có thể xem Nhật Bản giữ một vị trí khá thuận lợi cho phát triển kinh tế khi thông thương với rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có tốc độ phát triển nhanh ở châu Á như Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Nga. Đây là một trong những thế mạnh giúp đất nước này đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bởi hàng hải là một trong những con đường quan trọng bậc nhất đối với mỗi quốc gia cả về kinh tế, chính trị lẫn văn hóa, văn minh. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng đó thì hầu như Nhật không được ưu ái gì thêm từ tự nhiên. Là một quốc đảo, địa hình chủ yếu là đồi núi lại bao gồm rất nhiều núi lửa đang hoạt động nên Nhật chịu ảnh hưởng nằng nề của thiên

tai như động đất, sóng thần hay sự phun trào của núi lửa. Điển hình gần đây nhất là trận động đất có cường độ lên đến 9 độ richter kéo theo những đợt sóng thần cao hơn 10 mét tàn phá một vùng rộng lớn ở Đông Bắc Nhật Bản, cướp đi gần 16000 sinh mạng người dân nước này23 .

Điều đáng quan tâm nhất là so với các cường quốc khác trên thế giới, Nhật được xếp vào hàng những quốc gia khan hiếm tài nguyên. Hầu hết các khoáng sản, nguyên nhiên liệu thô như quặng sắt, đồng, bạc, chì, than, dầu mỏ… Nhật đều phải nhập khẩu từ nước ngoài đặc biệt là từ các quốc gia Trung Đông và châu Phi.

Bảng 1.2 Mức tiêu thụ năng lượng của Nhật Bản24 Energy in Japan

Capita Prim.

energy Production Import Electricity CO2- emission

Million TWh TWh TWh TWh Mt

2004 127.7 6,201 1,125 5,126 1,031 1,215

2007 127.8 5,972 1,052 5,055 1,083 1,236

2008 127.7 5,767 1,031 4,872 1,031 1,151

2009 127.3 5,489 1,091 4,471 997 1,093

2010 127.4 5,778 1,126 4,759 1,070 1,143

2012 127.8 5,367 601 4,897 1,003 1,186

2013 127.3 5,288 325 5,082 998 1,235

Change

2004-10 -0.2 % -6.8 % 0.0 % -7.2 % 3.7 % -5.9 %

Mtoe = 11.63 TWh, Prim. energy includes energy losses that are 2/3 for nuclear power

2012R = CO2 calculation criteria changed, numbers updated

Bảng 1 đã cho thấy nhu cầu năng lượng của Nhật Bản hàng năm là khá lớn, trong khi đó, mức nhập khẩu năng lượng của quốc gia này luôn gấp 4 đến 5 lần mức năng lượng sản xuất được trong nước. Bước sang những năm đầu của thập niên

23 Minh Tâ m (2015), Khoảnh khắc sóng thần cao 10m ập vào Nhật Bản năm 2011, http://news.zing.vn/Khoanh-khac-song-than-cao-10-m-ap-vao-Nhat-Ban-nam-2011-post519302.ht ml

24 https://en.wikipedia.org/wiki/Energy_in_Japan

2010, Nhật Bản đang có xu hướng tăng dần nguồn năng lượng nhập khẩu để bù vào kho ản thiếu hụt năng lượng tự sản xuất. Thêm vào đó, nguồn năng lượng do Nhật Bản sản xuất cũng chủ yếu từ các sản phẩm thô nhập khẩu như than đá, dầu mỏ, khí đốt… với 89,4% than và 99,7% dầu khí được nhập khẩu. Đối tác chủ yếu của Nhật trong vấn đề nhập khẩu năng lượng là các quốc gia Trung Đông, châu Phi…

Đây luôn là vấn đề thu hút mối quan tâm hàng đầu của các thế hệ nhà cầm quyền Nhật Bản khi phải dốc lực và tìm kiếm phương pháp triệt để nhất để giải quyết hay nói đúng ra là cứu vãn tình thế đất nước thoát khỏi sự mất cân bằng trong nhu c ầu phát triển kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật so với nguồn lực nội tại. Đã từng có một số học giả cho rằng, nếu như nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nhật ngang bằng một số nước trong khu vực thì nhiều khả năng Nhật còn có một tốc độ phát triển thần kỳ hơn những gì họ đã thể hiện.

Một trở ngại khác đối với Nhật Bản trong quá trình phát triển chính là nguồn nhân lực. Với dân số 127.338.600 người (2013) đang trong xu hướng già hóa, cộng với tỷ lệ sinh thấp khiến Nhật phải đối đầu với thách thức thiếu nguồn lao động.

Theo nhiều thống kê cho thấy, tuổi thọ trung bình c ủa người Nhật xếp vào hạng cao nhất thế giới và chính phủ Nhật ước tính sẽ có khoảng 40% dân số vượt quá độ tuổi lao động trước năm 205025. Trong khi đó, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây cùng nhiều lý do khác khiến giới trẻ Nhật Bản ngày nay có xu hướng kết hôn muộn và hạn chế sinh con. Do đó, sẽ rất khó khăn cho quốc gia này trong việc cải thiện tình trạng dân số và đối phó với vấn đề nguồn lao động phục vụ nhu cầu phát triển đất nước.

Về lịch sử - văn hóa, với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, trải qua những thăng trầm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, từ một quốc gia nghèo khó ở châu Á và hứng chịu những hậu quả nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần do thất bại trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản như từ đống đổ nát hồi sinh thần kỳ và dần trở thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

25 Dân cư và con người Nhật Bản, http://nhatban.net.vn/hoi-dap/trang-tu-van-nhat-ban/161-dan-cu-va-con- nguoi-nhhat-ban.html

Với lịch sử của sự phân chia quyền lực trong hàng chục thế kỷ của các shogun, tinh thần võ sĩ đạo nổi lên như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí của bao lớp người dân đất nước mặt trời mọc26. Giáo lý từ võ sĩ đạo cộng với sự đấu tranh miệt mài, bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt để bảo tồn sự sống đã hình thành ở người Nhật những đức tính thiết yếu cho một xã hội phát triển. Đó là sự cần cù, bền bỉ, lòng trung thành và chân thực, lễ phép và trọng danh dự, biết tự kiểm soát mình cũng như không ngừng học hỏi từ bên ngoài. Người Nhật luôn biết cách để biến những yếu tố thuộc về văn hóa trở thành những giá trị điển hình, góp phần tạo nên

“sức mạnh Nhật Bản”. Thêm vào đó, trong quá trình phát triển, Nhật Bản không bảo tồn tính truyền thống của văn hóa nước mình theo cách đóng cửa bảo thủ mà hướng đến những cái mới, tiếp thu, học hỏi một cách khéo léo và tinh lọc. Có thể nói rằng, không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật27 nhưng cái cách người Nhật tiếp nhận cái mới xứng đáng để nhiều dân tộc khác phải học hỏi.

Họ nắm rõ những biến đổi, những cái hay từ những nền văn hóa gạo cội và cả những nền văn hóa tiến bộ, sẵn sàng “dấn thân” học tập và biến những cái tinh túy đó phù hợp với quốc gia, dân tộc mình. Điều này từ trong lịch sử đã thể hiện khá rõ, khi Nhật thường xuyên có những đoàn “Khiển Tùy sứ”, “Khiển Đường sứ” được cử sang Trung Quốc để học hỏi nền văn hóa lớn bậc nhất thế giới này. Và hầu như không quốc gia nào ở châu Á tiếp thu văn hóa phương Tây sớm nhưng lại rất thành công như nước Nhật. Song song với việc mở cửa hướng ngoại, giáo dục Nhật Bản rất được coi trọng tạo ra một nền tảng vững chắc về trình độ đồng đều của người dân và là môi trường hoàn hảo cho văn hóa, kinh tế, khoa học công nghệ cũng như các lĩnh vực khác phát triển.

Về kinh tế và khoa học công nghệ, đây được xem là thế mạnh của Nhật trong vai trò của một cường quốc. Với những chính sách phù hợp nên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật có những bước phục hồi và phát triển hết

26 Đặc điể m văn hóa Nhật Bản, http://nhatban.net.vn/hoi-dap/trang-tu-van-nhat-ban/38-dac-d ie m-van-hoa- nhat-ban.html

27 Đặc điể m văn hóa Nhật Bản, http://nhatban.net.vn/hoi-dap/trang-tu-van-nhat-ban/38-dac-d ie m-van-hoa- nhat-ban.html

sức kinh ngạc, nhất là giai đoạn 1955 – 1973, đưa nước này lên một tầm cao mới.

Nhật Bản là một trong số ít những quốc gia đạt đến trình độ cao của khoa học máy tính, chất bán dẫn... và là quốc gia khá thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 diễn ra trên toàn thế giới. Tuy rằng, từ 1974 trở về sau này, tốc độ phát triển có phần chậm lại nhưng trên trường thế giới, Nhật chỉ xếp sau Mỹ và Trung Quốc (tính theo sản phẩm quốc nội) và là nền kinh tế tài chính có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu khắp các quốc gia đang và kém phát triển. Vào khoảng cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh, năm 1989, GDP trên đầu người của Nhật là 36.217 USD, cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới28. Do đó, Nhật chủ động đầu tư vốn ra nước ngoài đồng thời thực hiện các chính sách cho vay, viện trợ phục vụ mục đích tăng trưởng và phát triển đối với các quốc gia đang và chậm phát triển. Cho đến nay, Nhật Bản là một trong những nước có nhiều tập đoàn, công ty dịch vụ tài chính, tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng đứng đầu thế giới, chẳng hạn như tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group), các tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony, Sumitomo, Toyota, ngân hàng Fuji…

Một điểm đáng chú ý khác của nền kinh tế Nhật đó là thị trường chứng khoán Tokyo - thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới chỉ sau New York. Tính đến tháng 8/2015, số lượng công ty được niêm yết tại sở giao dịch này gồm 2271 công ty nội địa và 31 công ty nước ngoài với tổng số vốn lưu động khoảng hơn 4000 tỷ USD29. Sự phát triển của thị trường tài chính Nhật Bản không chỉ giúp đất nước này nắm giữ thế chủ động trong nhiều hoạt động kinh tế quốc tế như xuất nhập khẩu, đầu tư, vốn cho vay… mà còn khiến nhiều quốc gia khác phải phụ thuộc. Nguồn ODA Nhật Bản trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực của hầu hết các quốc gia châu Á, châu Phi khi hàng năm, Nhật bỏ ra hàng tỷ USD để cho vay và viện trợ.

28 Kinh tế Nhật Bản, http://vn.jvnet.com.vn/?modules/cms/56

29 Sở giao dịch chứng khoán Tokyo,

https://vi.wikipedia .org/wiki/S%E1%BB%9F_giao_d%E1%BB%8Bch_ch%E1%BB%A 9ng_kho%C3%A 1n _T%C5%8Dky%C5%8D

Nếu như thế kỷ XVI, XVII Nhật chủ yếu tập trung phát triển nông nghiệp thì bước vào thế kỷ XX, đất nước này chuyển dịch cơ cấu sang các ngành công nghiệp, thương mại và du lịch. Nền công nghiệp nước này chiếm lĩnh thị trường nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới bởi công nghệ tiên tiến, chất lượng đảm bảo và giá cả phù hợp. Những mặt hàng xuất khẩu của Nhật chủ yếu là những mặt hàng công nghệ như thiết bị giao thông vận tải, máy móc, hàng điện tử và viễn thông, thực phẩm đã chế biến và hóa chất. Đối tác chính của hàng xuất khẩu Nhật Bản trước hết phải kể đến Hoa Kỳ với 22,9%, Trung Quốc 13,4%, Hàn Quốc 7,8%, Đài Loan 7,3% và Hồng Kông 6,1% (2005)30, và gần đây là thị trường các quốc gia châu P hi.

Mặc dù khan hiếm tài nguyên nhưng Nhật Bản được xem là một quốc gia có năng lực rất lớn về công nghiệp lẫn công nghệ. Nhiều nhà sản xuất, nhiều công ty chuyên về công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới có trụ sở tại đất nước này, trong đó phải kể đến các sản phẩm xe có động cơ như Honda, Suzuki, Toyota… các trang thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính. Ngoài ra, các sản phẩm thép, kim loại màu của Nhật cũng chiếm giữ thị trường nhiều quốc gia khi Nhật là nước sản xuất hai loại hàng hóa này lớn nhất thế giới.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp cũng như khắc phục yếu điểm của quốc gia mình về nguồn tài nguyên, nhiên liệu, Nhật Bản tăng cường mối quan hệ đối tác với nhiều quốc gia khu vực châu Phi – Trung Đông cũng như nhiều quốc gia châu Á khác. Sản lượng nhập khẩu của Nhật Bản được xếp vào hàng cao tương ứng với vị trí nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Nếu như xuất khẩu xếp vị trí thứ 4 thì nhập khẩu của Nhật Bản cũng đứng hàng thứ 6 thế giới, chủ yếu là các mặt hàng chất đốt, nguyên nhiên liệu thô, thực phẩm…

Trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc, giai đoạn 1985-1990, Nhật trải qua thời kỳ bong bóng kinh tế với sự tăng giá của đồng Yên, GDP tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiêu dùng tăng, bất động sản tăng cao và ảo. Những biểu hiện này giúp nền

30 Ban tư liệu – Văn kiện (2014), Nhật Bản, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Na m, http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30685&cn_id=672716

kinh tế Nhật Bản phục hồi và duy trì mức tăng trưởng ổn định cho đến khi bong bóng kinh tế bị vỡ đầu thập niên 1990. Nhật rơi vào vòng luẩn quẩn của sự trì trệ, những khoản nợ khó đòi và sự giảm đáng kể các tiêu chí kinh tế trong suốt thập niên 1990 này. Bên c ạnh hiệu ứng của bong bóng kinh tế vị vỡ, Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc khủng hoảng dầu lửa khiến cho đất nước này càng rơi vào khó khăn, nhất là những bê bối trong hệ thống tài chính và địa ốc. Mặc dù vậy, kể từ năm 1999 đến nay, kinh tế Nhật dần đi vào ổn định và là nước chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nhóm G8 – nhóm của những quốc gia có nên kinh tế phát triển nhất thế giới, cũng như vị trí thứ 3 toàn cầu với sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các quốc gia châu Á, châu Phi và một số nước châu Âu.

Bước sang cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Nhật Bản càng trở nên nổi trội bởi các thành tựu trong nghiên cứu khoa học, công nghệ số, chế tạo máy hay nghiên cứu y học. Rất nhiều phát minh ra đời từ nơi đây đã được thế giới công nhận và ngày càng trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia như các sản phẩm điện tử, ô tô, robot, chất bán dẫn… Trong đó, với sự thông minh, sáng t ạo và khả năng lao động miệt mài của mình, ngành khoa học robot của Nhật hiện đang dẫn đầu thế giới.

Trong tổng số 742.500 robot cho sản xuất công nghiệp của thế giới thì Nhật đã sở hữu hơn một nửa số đó với hiệu năng và tính khả thi rất cao31. Đây là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọ n của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia phát triển trên thế giới.

Về chính sách ngoại giao, từ sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngoặt điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát huy vai trò, và ảnh hưởng vùng Châu Á - Thái

31 UNECE (2000), The Boom in Robot Investment Continues – 900,000 Industrial Robots by 2003, UN/ ECE issues its 2000 World Robotics survey, Published: 17 October 2000.

Bình Dương, châu Phi và trên toàn thế giới. Theo đó, chính sách đối ngoại được triển khai theo 5 hướng cơ bản là32:

Giải quyết hòa bình các cuộc xung đột khu vực;

Giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân;

Duy trì phát triển kinh tế thế giới;

Hợp tác với các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế; và

Giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Trong vai trò của một nước tư bản chủ nghĩa phát triển, Nhật Bản không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia và khu vực trên thế giới nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, đồng thời tìm kiếm vị thế chính trị xứng tầm. Ngoài ra, với tư cách là một cường quốc, Nhật Bản có nghĩa vụ trong các vấn đề chung của thế giới như đói nghèo, dịch bệnh, nạn mù chữ, thất nghiệp, khủng bố... đây vốn là những vấn đề tồn tại phổ biến ở các quốc gia, khu vực đang và chậm phát triển trong đó có châu Phi.

Tóm lại, sau chiến tranh, Nhật Bản là quốc gia tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở châu Á gặt hái nhiều thành công trên con đường phát triển trở thành cường quốc thế giới. Nhật nắm giữ trong tay một nền kinh tế hiện đại, ngành tài chính hùng hậu, sự tiến bộ vượt bậc trong khoa học kỹ thuật, các ngành y tế và giáo dục phát triển sánh ngang với các cường quốc phương Tây. Nhằm thúc đ ẩy tiến trình phát triển toàn diện của quốc gia mình, Nhật sẽ không ngừng hoàn thiện các chính sách kinh tế, chính trị và ngo ại giao với mong muốn thoát khỏi cái bóng của Mỹ và có một vị thế chính trị xứng tầm.

32 Michael Green (2007), “Japan Is Back : Why Tok yo's New Assertiveness Is Good for Washington”, Real Clear Po lit ics, https://www.foreignaffairs.com/rev iews/review -essay/2007-03-01/japan-backwhy-tokyos- new-assertiveness-good-washington

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)