CHƯƠNG 3: QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI SAU CHIẾN TRANH LẠNH – MỐI QUAN HỆ TOÀN DIỆN
3.1. Hoạt động kinh tế thương mại – hòn đá tảng trong quan hệ Nhật Bản – Châu Phi sau Chi ến tranh lạnh
3.1.2. Viện trợ, đ ầu tư
Nhắc đến viện trợ của Nhật đến châu Phi, người ta nghĩ ngay đến sách lược chính trị của người Nhật trên trường quốc tế. Mặc dù vậy, chính trị nên được xem là mục tiêu của viện trợ hơn là biểu hiện bên ngoài của chính nó. Và sẽ là thiếu sót nếu không xem xét viện trợ vào phạm trù quan hệ nền tảng quan trọng đã, đang và sẽ tiếp tục xuyên suốt trong mối quan hệ giữa hai chủ thể này. Nhất là khi những viện trợ hay hỗ trợ phát triển của Nhật đến châu Phi luôn diễn ra song song cùng với hoạt động kinh tế thương mại, đồng thời được lồng ghép trong các hoạt động hỗ trợ phát triển nền kinh tế lục địa châu Phi.
Từ sau Chiến tranh lạnh, nhận thức được những thay đổi trong bối cảnh quốc tế, chính phủ Nhật Bản đã có những điều hướng về viện trợ cho các quốc gia và khu vực đang phát triển. Đồng thời, Nhật cũng có những dấu hiệu thay đổi cách thức tham gia của mình ở châu Phi. Chính phủ Nhật Bản nhìn nhận châu Phi nhiều hơn là một đối tác kinh tế tiềm năng và không hẳn là một điểm đến vĩnh cửu của viện trợ quốc tế64. Những triển vọng về một châu Phi phát triển, không còn dựa dẫm vào viện trợ nước ngoài sẽ là đối tác xứng tầm với kinh tế Nhật Bản. Lợi thế so sánh của hai bên cũng góp phần bổ sung cho nhau trong đà phát triển chung. Do vậy, ngay từ những năm cuối của cuộc Chiến tranh lạnh, Nhật Bản đã trở thành một trong những nhà tài trợ ODA hàng đầu thế giới cho các quốc gia, khu vực đang và kém phát triển. Trong khi đó, nguồn viện trợ nước ngoài từ một số cường quốc khác đang có sự cắt giảm đáng kể, không còn là công cụ cạnh tranh quốc tế lưỡng cực.
Những năm 1991 và 1992, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn thứ tư tại Tiểu vùng châu Phi cận Sahara và là nhà tài trợ đầu tiên đến với các quốc gia Ghana, Kenya, Nigeria65. Để tăng cường vai trò và tác dụng của ODA, Nhật Bản phê duyệt Hiến chương ODA trong cuộc họp nội các tháng 6 năm 1992, trong đó, hỗ trợ phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Thời điểm này, Nhật là một trong số ít quốc gia phát triển chú trọng cung cấp nguồn ODA cho các nước châu Phi. Việc “Nhật Bản trở thành nhà tài trợ song phương lớn nhất thế giới và nguyện giữ vài trò dẫn đầu trong hỗ trợ phát triển các quốc gia tiểu vùng châu Phi cận Sahara”66 như một cách tuyên bố rằng, Nhật Bản không ngừng hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ mà Liên Hợp quốc đề ra về vấn đề châu Phi. Còn xét theo cách tiếp cận liên quan đến động cơ, mục tiêu và cơ chế hoạt động của các nguồn viện trợ chính thức này, Hook và Zhang, hai tác giả bài nghiên cứu
“Chính sách viện trợ của Nhật Bản kể từ Chiến tranh lạnh: lý thuyết và thực tiễn” đã nhận định: công dụng của viện trợ giống như một phương tiện đối với sự phát
64 Kweku Ampiah (2013), Japanese business look s to Africa, East Asia Forum,
65 Tukumbi Lumumba Kasongo (2011), sđd, pp.192-193.
66 Motoki Ta kahashi (1996), The Quest for Effectiveness: A Changing Southern Africa and Japanese Economic Cooperation, Tokyo: International Development Center of Japan, p.5
triển của nền kinh tế Nhật Bản”67. Sự tồn tại và thiết lập mới các mối quan hệ thương mại với các nước nhận viện trợ đóng một vai trò quan trọng trong chính sách viện trợ của Nhật đến châu Phi. Và những lợi ích quốc gia Nhật đạt được từ viện trợ cũng phần nào chịu tác động từ sự thịnh vượng quốc tế, cụ thể ở đây là thông qua việc giảm nghèo và phát triển kinh tế ở các nước châu Phi.
Những năm đầu của thập niên 2010, Nhật Bản nỗ lực gia tăng các hoạt động kinh tế thương mại vừa góp phần vào sự phát triển chung của lục địa châu Phi, vừa giúp Nhật củng cố vai trò quốc tế của chính quốc gia mình thông qua việc tăng cường các khoản đầu tư, viện trợ kinh tế. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, nhiều nước châu Phi sẽ khó thoát khỏi sự phụ thuộc vào viện trợ khi cơ hội thương mại dành cho họ còn hạn chế. Mặc dù Nhật Bản đã nghiêm túc trong việc thúc đẩy “Hỗ trợ thương mại” đối với châu Phi, vấn đề chất lượng hàng hóa xuất khẩu của nhiều quốc gia châu Phi vẫn đang là mối băn khoăn cho các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản để có thể mở cửa với các nhà xuất khẩu đến từ lục địa đen. Trước vấn đề khó khăn này, một sáng kiến được chính phủ Nhật Bản đưa ra nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư c ủa Nhật Bản ở châu Phi là thành lập Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản và Quỹ đầu tư châu Phi (tháng 4/2009), tăng cường những kho ản đầu tư trực tiếp đến lục địa châu Phi. Bên cạnh đó, TICAD giữ vai trò quan trọng xuyên suốt trong tất cả các ho ạt động kinh tế, thương mại và hỗ trợ phát triển của Nhật giành cho châu Phi. Trong vòng 5 năm triển khai TICAD IV, Nhật Bản đã đầu tư trực tiếp vào châu Phi trung bình 4,2 tỷ USD mỗi năm, vượt quá cam kết của Nhật tăng gấp đôi thành 3,4 tỷ USD vào năm 2012 như TICAD IV đã nêu68.
Có được vị trí quan trọng và tầm ảnh hưởng của một nhà viện trợ lớn đối với cộng đồng châu Phi tạo ra những cơ hội thúc đẩy quan hệ kinh tế Nhật và châu Phi phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
67 Steven W. Hook and Guang Zhang (1998), Japan’s Aid Policy since the Cold War: Rhetoric and Reality, 38 (11), p. 1052.
68 TICAD 2010, TICAD IV Annual Progress Report – Digest Version, Ministry of Foreign Affairs of Japan, available: http://www.mofa.go.jp/region/africa/ticad/ticadfollow-up/annualreport2010digest.html