Quan hệ Nhật Bản – châu Phi diễn ra trong bối cảnh nhiều cường quốc khác đang gia tăng quan hệ với châu Phi

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 110 - 116)

CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI

4.1. Đặc điểm quan hệ Nhật Bản – châu Phi sau Chiến tranh lạnh

4.1.3. Quan hệ Nhật Bản – châu Phi diễn ra trong bối cảnh nhiều cường quốc khác đang gia tăng quan hệ với châu Phi

Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là thời điểm đánh dấu sự thay đổi chóng mặt trong cục diện quan hệ quốc tế, thế giới đa cực cũng đồng nghĩa với việc các quốc

87 Hoàng Văn Việt (2009).

88 Hoàng Văn Việt (2009).

gia chạy đua về vị thế kinh tế, chính trị và tầm ảnh hưởng ra toàn cầu. Châu Phi trở thành điểm hội tụ của các cường quốc nhằm giải quyết những vấn đề châu lục này đang đối mặt đồng thời cũng là mối lo của cả thế giới như dịch bệnh, xung đột sắc tộc tôn giáo, khủng bố, ô nhiễm môi trường… Ngoài ra, những xu hướng chung c ủa toàn c ầu hóa, quốc tế hóa và những ràng buộc về lợi ích chiến lược đòi hỏi các quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế trên diện rộng. Nhất là trong bối cảnh thế giới khát năng lượng, châu Phi càng trở thành đối tác dành được mối quan tâm của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Trong khi Nhật Bản vốn được xem là đối tác ít có truyền thống trong quan hệ hợp tác với châu Phi, thời điểm Nhật xoay hướng tăng cường các mối quan hệ đến châu lục này gặp không ít trở ngại bởi vai trò và vị trí ngày một lớn dần của những siêu cường khác.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thái độ và hành động hợp tác giữa các quốc gia, châu lục trên thế giới với châu Phi đã và đang tạo ra một bức tranh sinh động mới, góp phần huy động tài chính quốc tế tăng tốc và tạo ra các chu kỳ bùng nổ mới của nền kinh tế thế giới. Các cường quốc trên thế giới đang hình thành các cam kết và chính sách chiến lược mới đối với châu Phi từ kinh tế, chính trị cho đến quân sự điển hình như Mỹ, EU, Trung Quốc và cường quốc mới nổi Ấn Độ.

Nếu như Mỹ trước đây chưa từng xem châu Phi là lục địa quan trọng trong chính sách ngo ại giao của mình như châu Á và châu Âu, nơi nắm giữ nhiều ý nghĩa sống còn đối với Mỹ thì sau Chiến tranh lạnh, Mỹ thực hiện điều chỉnh chính sách và chiến lược với châu Phi c ả về kinh tế lẫn chính trị. Lục địa châu Phi giữ vai trò quan trọng đối với Mỹ vì lý do an ninh và là một phần của cuộc chiến tranh chống khủng bố, cũng như tầm quan trọng của an ninh năng lượng. Mỹ tích cực tham gia giải quyết xung đột và duy trì an ninh ở châu Phi bằng cách viện trợ tài chính, kỹ thuật hậu cần và gửi quân đội tham gia trực tiếp và các cuộc tranh chấp xung đột.

Nhiều lực lượng gìn giữ hòa bình ở các vùng trên lãnh thổ châu Phi đều có sự đóng góp và bảo trợ của Mỹ như ở Siera Leone, Somali, Bờ Biển Ngà, Brundi, Ruanda, Sudan… Bên cạnh đó, Mỹ triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy tự do, dân chủ và nhân quyền – vấn đề đang trở nên cấp thiết ở châu Phi cuối thể kỷ XX đầu thế kỷ

XXI. Một trong những tổ chức ho ạt động có hiệu quả nhất đối với vấn đề dân chủ ở châu Phi đó là USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ). USAID đã hỗ trợ châu Phi các chương trình thực thi pháp luật, củng cố chính phủ, bầu cử… thu hút được sự tham gia của gần nửa số quốc gia châu Phi và một số tổ chức khu vực khác.

Tuy châu Phi chưa phải là khu vực địa chiến lược hàng đầu của Mỹ nhưng sẽ không dễ dàng Mỹ để các cường quốc khác vượt qua trong các vấn đề liên quan đến châu lục này. Hơn nữa, tăng cường quan tâm đến châu Phi cũng góp phần giúp Mỹ giữ thế toàn diện và tầm ảnh hưởng chính trị to lớn của mình trên khắp thế giới, đồng thời thu về những lợi ích chiến lược khổng lồ từ kinh tế và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những năm đ ầu thế kỷ XXI, Mỹ dành sự quan tâm nhiều hơn trong thương mại với châu Phi, thúc đẩy phát triển thương mại hai chiều tăng trưởng khá đều đặn, chỉ tính từ năm 2001 đến 2008 thương mại Mỹ - châu Phi đã tăng gấp 3,7 lần. Nguồn FDI của Mỹ vào châu Phi cũng gia tăng đáng kể, 52% chỉ trong vò ng 7 năm (2001-2007). “Đạo luật Cơ hội và tăng trưởng dành cho châu Phi” (The African Growth and Opportunity Act – AGOA) và “Chương tình hợp tác đối phó với các thách thức thiên niên kỷ” (The Millennium Challenge Corporation – MCC) được Mỹ đưa ra hồi tháng 5/2000 đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Mỹ - châu Phi.

Để có chỗ đứng và tiếng nói ở châu Phi thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, Nhật Bản còn phải cân nhắc đến nhân tố EU với nhiều quốc gia phát triển đang gia tăng mạnh mẽ quan hệ hợp tác với châu Phi trên mọi lĩnh vực. Hơn một thập kỷ trở lại đây, cả EU và châu Phi đều xác định những mối quan tâm hợp tác chung của hai bên là về dân chủ, đ ảm bảo tự do, công bằng, pháp lý, chú trọng phát triển kinh tế và nguồn nhân lực. Dư âm c ủa thời kỳ thuộc địa trước đó nên EU vẫn có tầm ảnh hưởng nhất định đến châu Phi và cũng để tái định nghĩa lại quan hệ mới giữa hai bên trong vai trò tương đối bình đẳng, các nước EU không ngần ngại xúc tiến các hoạt động thương mại, viện trợ tài chính … giúp châu Phi bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Sau những động thái tích cực từ các nhà lãnh đ ạo của hai phía kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, Hội nghị thượng đỉnh cấp cao giữa hai bên tại Cairo

năm 2000 mang ý nghĩa lịch sử trọng đại cho những bước phát triển mới và thắt chặt hơn nữa quan hệ EU – châu Phi. EU cũng đã công bố chiến lược châu Phi c ủa mình vào tháng 12/2005 với tên gọi “EU và châu Phi: Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược” (The EU and Africa: Towards a Strategic Partnership), và sau đó là

“Chiến lược liên kết châu Phi – EU” (The Africa – EU Strategic Partnership: A Joint Africa-EU Strategy) năm 2007.

Ngoài ra, các cường quốc trong khối EU cũng tích cực thúc đẩy quan hệ ngo ại giao riêng với châu Phi và các nước châu Phi nhất định. Chẳng hạn, Pháp, kể từ những năm 1990 đã duy trì s ự đồng thuận chính trị rộng rãi trong các vấn đề mang tính chất toàn cầu xuất phát từ châu Phi. Từ tháng 5/1997, nhìn chung, hợp tác của Pháp với châu Phi được đặc trung bởi tính nhất quán, tương đồng và liên tục, dựa trên nền tảng truyền thống để xây dựng tình hữu nghị lâu dài. Hay việc Anh tăng cường hơn nữa vai trò của Khối thịnh vượng chung của các quốc gia nói tiếng Anh nhằm củng cố mối quan hệ văn hóa và lịch sử của Anh với châu Phi.

Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ Anh khá quan tâm đến vấn đề viện trợ cho châu Phi, trong các chương trình nghị sự quốc tế của mình, Anh luôn đặt sự chú ý đầu tiên đến châu Phi và không ngừng gia tăng các khoản viện trợ cho châu lục này.

Ở thời điểm năm 1997, viện trợ ra nước ngoài của Anh là 3371 tỷ USD và hơn một nửa con số này được dành cho các quốc gia châu Phi. Anh cũng ra mắt Ủy ban châu Phi năm 2004 tạo nền tảng cho các chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh G8 chủ yếu dành riêng cho châu Phi. Có thể nói, trong chính sách đối ngoại của Anh với châu Phi, viện trợ đóng vai trò như một cánh tay đắc lực, việc huy động tài chính để hỗ trợ các nền kinh tế châu Phi được Anh định hướng trong vai trò người phát ngôn viên cuẩ diễn đàn Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) của Liên Hợp Quốc.

Thực tế cho thấy rằng, Nhật Bản trong những nỗ lực bước đầu quay trở lại châu Phi đã gặp không ít trở ngại từ những đối tác lớn mà châu Phi vốn có quan hệ lâu dài trước đó. Hơn thế, tầm nhìn về châu Phi trong tương lai cùng những lợi ích thu được từ châu Phi khiến các cường quốc muốn thắt chặt quan hệ đối tác chiến

lược lâu dài. Để cạnh tranh được với các quốc gia này trên “mặt trận” châu Phi, Nhật Bản phải nỗ lực và có chiến lược riêng bù đắp được những lỗ hỏng trong quan hệ châu Phi với các cường quốc, liên minh khác.

Hai đối thủ của Nhật ở châu Á trong nỗ lực bước chân vào lục địa châu Phi là Trung Quốc và Ấn Độ. Về phía Trung Quốc, bắt đầu từ những năm 1990, Trung Quốc tăng cường thiết lập quan hệ toàn diện với châu Phi, mối quan hệ này đ ặc trưng chủ yếu bởi nhu cầu về các nguồn năng lượng, khoáng chất, dầu khí và thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc thực hiện nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư mạnh hơn vào các dự án thăm dò dầu ở châu Phi. Sự mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác c ủa Trung Quốc với châu Phi được xem là có mối liên hệ trực tiếp với nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, kèm theo đó là tham vọng về một vị thế quốc tế mà Trung Quốc hướng đến trong thế kỷ XXI89.

Sự tăng cường quan hệ hợp tác với châu Phi được đánh dấu bằng hàng loạt chuyến thăm lẫn nhau giữa lãnh đ ạo các cấp Trung Quốc và châu Phi trong thập niên 1990, ước tính “khoảng 130 cuộc viếng thăm của lãnh đạo Trung Quốc đến 40 quốc gia châu Phi, châu Phi cũng có khoảng 43 tổng thống, 14 thủ tướng và các nhà lãnh đạo khác sang thăm Trung Quốc”90. Có lẽ, Trung Quốc là quốc gia khẩn trương và ồ ạt nhất trong mối quan hệ với châu Phi khi thường xuyên tổ chức những cuộc viếng thăm, hội đàm từ hai phía nhiều như vậy. Và cũng tương tự Mỹ hay EU, Trung Quốc khẳng định mối quan tâm của mình trong ngo ại giao châu Phi kể từ khi bước vào thế kỷ XXI với sự hình thành của “Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi” (Forum on China – Africa Cooperation – FOCAC) hồi tháng 11/2000, và ban hành văn kiện “Chính sách ngoại giao châu Phi của Trung Quốc” (China’s African Policy) năm 2006. Các diễn đàn và văn kiện này đưa ra những cam kết như Trung Quốc sẽ hỗ trợ châu Phi trong phát triển nông nghiệp, xây dựng bệnh viện, cấp

89 Mohammed Badrul Ala m and A mit Ku mar Gupta (2011), Destination Africa : China, India and Japan, Indian Foreign Affairs Journal, Vol. 6, No. 2, April–June 2011, pp.188.

90 Nguyễn Thanh Hiền (chủ biên) (2011), Châu Phi: Một số vấn đề kinh tế và chính trị nổi bật từ sau chiến tranh lạnh và triển vọng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 231.

thuốc phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm, xây dựng trường học, đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn giúp châu Phi, cử những chuyên gia kinh tế và tình nguyện viên đến hỗ trợ trực tiếp các quốc gia châu Phi…Trung Quốc cũng đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-châu Phi mỗi ba năm kể từ năm 2000, cam kết những mục tiêu, thành tích rõ ràng và cụ thể đối với viện trợ cho châu Phi.

Trong số các cường quốc châu Á có mặt ở thị trường châu Phi sau Chiến tranh lạnh mà Nhật Bản phải đối mặt, ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng là quốc gia có giao thương với châu Phi trong nhiều thế kỷ, giai đoạn nửa sau thế kỷ XX đánh dấu sự đồng điệu tiếng nói của Ấn Độ dành cho châu lục trong vấn đề chống chủ nghĩa thực dân cũng như thống nhất lập trường từ phong trào Không liên kết. Bẵng đi một thời gian, sau Chiến tranh lạnh, tuy muộn màng hơn các siêu cường trên thế giới, Ấn Độ cũng nhận thức được vai trò c ủa châu Phi và khả năng của mình đối với việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác.

Khác với Trung Quốc khi chọn phương pháp ngoại giao đô la, Ấn Độ chọn cách xây dựng năng lực thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng để trở lại châu Phi một cách ấn tượng. Hàng loạt sáng kiến của Ấn Độ đến châu Phi có ý nghĩa rất lớn cả về đời sống vật chất và tinh thần được cộng đồng châu Phi và c ả thể giới ghi nhận như:

Chương trình Tâm điểm châu Phi (Focus Africa Programme) năm 2002; Phong trào Kinh tế - Kỹ thuật về hợp tác giữa 9 nước châu Phi và Ấn Độ (Techno-Economic Approach for Africa and India Movement) khởi xướng vào năm 2003; Dự án mạng điện tử liên Phi (the Pan- Africa e-Network Project) bắt đầu từ năm 2004; Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Ấn Độ - châu Phi (India Africa Forum Summit) và các năm 2008 và 2011. Ngoài ra còn nhiều chương trình và kế hoạch hợp tác trên lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, viện trợ dành cho châu Phi được Ấn Độ cực kỳ quan tâm trong những năm đ ầu thế kỷ XXI, thương mại song phương Ấn Độ - châu Phi vì thế cũng tăng trưởng nhanh chóng.

Trước những nấc thang mới của quan hệ Ấn – Phi, Nhật Bản không thể không cân nhắc kỹ mọi động thái cũng như kế hoạch của mình bởi lợi thế so sánh

của Nhật trên đất châu Phi là khoa học kỹ thuật, trong khi Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia có trình độ công nghệ thông tin phát triển tầm thế giới. Và hơn nữa, không chỉ riêng Ấn Độ chủ động tăng cường mối quan hệ hợp tác với châu Phi mà các nước châu Phi cũng bày tỏ sự ấn tượng với “mô hình quản lý cải cách kinh tế từng bước” và mong muốn cùng thi đua với mô hình này trong thế hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Rõ ràng, Nhật Bản bước đ ầu xúc tiến quan hệ với châu Phi khi các cường quốc trên thế giới đã có một truyền thống hợp tác với châu lục này và đang tăng cường mạnh mẽ mọi hoạt động nhằm khẳng định vị thế của họ ở châu Phi cũng như gia tăng các lợi ích chiến lược quan trọng khác. Tuy nhiên, sẽ không hề hấn gì cho mối quan hệ tạm gọi là mới giữa Nhật Bản và châu Phi khi c ả hai tìm được những đồng điệu về mục đích hợp tác và sự tin tưởng lẫn nhau. Thêm vào đó, những tác động của xu hướng chung toàn cầu và nhu cầu thiết yếu của mỗi bên cũng là động lực để quan hệ Nhật – Phi bước lên một tầm cao mới, hứa hẹn là đầy triển vọng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)