CHƯƠNG 2: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ NHẬT BẢN –
2.2. Tìm kiếm vai trò toàn c ầu của Nhật Bản ở châu Phi
“Vai trò toàn cầu” của Nhật Bản ở đây được hiểu là vai trò lớn hơn của Nhật Bản trong an ninh, chính trị, và vị thế kinh tế toàn cầu, với tầm ảnh hưởng rộng khắp đến các quốc gia, khu vực ngoài châu Á. Bởi lẽ, Chiến tranh lạnh kết thúc đồng nghĩa với sự lên ngôi của những cạnh tranh về kinh tế, Nhật Bản là nước chiếm được lợi thế trong xu thế khách quan này khi mà trước đó, trong lúc các quốc gia còn đang tập trung với những đối đầu và chạy đua về quân sự thì Nhật đã dốc toàn lực vào việc phát triển kinh tế. Do đó, khi thế giới hình thành cục diện đa c ực mới, vai trò và vị trí của Nhật Bản ngày càng được tăng cường trên trường quốc tế, nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Phi.
Ảnh hưởng của sức mạnh kinh tế cộng với những xoay chuyển của môi trường quốc tế thúc đẩy Nhật dần chuyển sang tìm kiếm ảnh hưởng chính trị, hay
nói đúng hơn là tìm kiếm quyền lực chính trị tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình. Những dè dặt trong quan hệ quốc tế của Nhật Bản, đặc biệt là đối với khu vực châu Phi cũng được quan tâm xúc tiến hơn kể từ sau khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đầu thập niên 1990 của thế kỷ XX, bởi không chỉ riêng Nhật Bản mà hầu hết các cường quốc đều nhận thấy những tiềm lực cũng như cơ hội trỗi dậy của châu Phi trước mắt và trong tương lai. Do đó, việc Nhật mở rộng quan hệ đến lục địa này có thể giải thích bởi những luận điểm sau:
2.2.1. Tìm kiếm ảnh hưởng chính trị
Muốn c ủng cố và tăng cường vị trí siêu cường của mình trên toàn thế giới, Nhật không thể bỏ qua khu vực địa chiến lược châu Phi. Có được tiếng nói và chỗ đứng ở châu lục này sẽ giúp Nhật đạt được mục tiêu tìm kiếm quyền lực chính trị ngang tầm với vị thế kinh tế của mình.
Châu Phi là châu lục lớn thứ hai thế giới về dân số và diện tích với số lượng quốc gia nhiều nhất trong tất cả các châu lục. Các quốc gia châu Phi trải qua ách nô lệ của chế độ thực dân hàng trăm năm và dường như đứng bên lề nền chính trị thế giới khoảng thời gian khá dài. Cũng t ừ sau Chiến tranh Lạnh, những năm 1990, nhiều quốc gia châu Phi giành được độc lập và bắt đ ầu theo đuổi chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia mình. Châu Phi trở thành động cơ tăng trưởng toàn c ầu và là một khu vực giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong hoạch định chính sách ngo ại giao của những nước lớn. Với những nỗ lực đóng góp cho cộng đồng các quốc gia c hâu Phi sẽ tạo ra cho Nhật bước đệm trong việc tìm kiếm cơ hội ở chiếc ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Những lá phiếu từ cộng đồng châu P hi vốn là những lá phiếu hợp lệ quan trọng và điều đó cũng đồng nghĩa với việc Nhật có thể đưa ra những sáng kiến ngoại giao hay thể hiện được mức độ độc lập nhất định của mình với Mỹ, vị thế chính trị của Nhật được tăng cường đáng kể.
Xét về chính trị nội bộ, châu Phi được biết đến là khu vực của những bất ổn và thể chế chính trị yếu kém, chiến tranh, xung đột xảy ra thường xuyên làm cho tình hình chính trị xã hội càng thêm phức tạp và khó kiểm soát. Trong tất cả mọi nỗ
lực của mình, các quốc gia châu Phi luôn c ần đến sự giúp sức từ bên ngoài mới đủ khả năng ổn định nền chính trị khu vực. Mong muốn của cộng đồng châu Phi là xây dựng và xác định một châu Phi mang mang bản sắc chính trị độc lập với mục tiêu hòa bình, ổn định ở cấp độ từng quốc gia cũng như cả khu vực45. Do đó, những cố gắng của Nhật thông qua các hoạt động ngoại giao kinh tế, thương mại, cứu trợ… sẽ trở thành đòn bẩy giúp Nhật khẳng định vai trò của mình ở châu lục đông quốc gia nhất thế giới. Sự ủng hộ của các quốc gia châu Phi là một trong những mảnh ghép quan trọng mở ra những cơ hội mới trên chính trường quốc tế mà Nhật Bản đã, đang và sẽ không ngưng nghỉ đi tìm, nhất là khi vị trí siêu cường thứ hai thế giới bị Trung Quốc vượt mặt chiếm giữ trong những năm gần đây.
2.2.2. Tranh thủ nguồn lực phát triển kinh tế
Thời kỳ sau Chiến tranh lạnh đánh dấu những khủng ho ảng và tụt dốc trong nền kinh tế Nhật Bản. Sự cần thiết ổn định thị trường trong nước đồng thời tìm kiếm giải pháp từ bên ngoài trở nên vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển của Nhật. Trước những khó khăn trong nội bộ quốc gia, Nhật buộc phải cắt giảm nguồn viện trợ đầu tư đối với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, mặc dù vậy, lục địa châu Phi vẫn được Nhật dành sự quan tâm đặc biệt. Một trong những lý do Nhật ưu ái quan tâm đến châu Phi đó là nguồn lực kinh tế vốn đang là thế mạnh của châu lục này. Chính những thế mạnh từ phía châu Phi sẽ giúp Nhật cân bằng lại những thiếu hụt của quốc gia mình và thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế.
Châu Phi tuy là châu lục chậm phát triển nhất trên thế giới nhưng có một tiềm lực vô cùng mạnh về tài nguyên, khoáng sản và dầu khí. Theo thống kê, châu Phi sở hữu khoảng 50% trữ lượng kim cương, 25% trữ lượng vàng và 8% dự trữ dầu mỏ toàn c ầu46. Báo cáo c ủa Cơ quan năng lượng quốc tế cũng cho thấy, so với mức tiêu thụ chỉ kho ảng 3,7%, châu Phi l ại có thị phần sản xuất năng lượng chiếm
45 Tukumbi Lumumba – Kasongo (2010), Japan – Africa Relations, Palgrave Macmillan, New York, pp.164.
46 Đỗ Đức Định, Giang Thiệu Thanh (2010), Cẩ m nang các nước châu Phi, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr 14.
đến 13% năng lượng toàn cầu. Hiện tại, Châu Phi là khu vực có trữ lượng khai thác dầu lớn nhất thế giới, khoảng 10-12 triệu thùng/ngày và khí đốt là 250 tỷ m3/năm, tổng trữ lượng dầu thu hồi dự kiến khoảng 140 tỷ thùng và 550TCF khí (2014)47. Với sản lượng dầu khí chiếm 13% lượng dầu mỏ thế giới, có thể nói, dầu khí là nguồn thu chính của các quốc gia châu Phi và cũng là trụ cột của nền kinh tế châu lục này. Do vậy, châu Phi sẽ mở rộng quan hệ hợp tác ra bên ngoài để thu hút đ ầu tư vào ngành công nghiệp quan trọng này, cạnh tranh với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, Nhật vốn là đ ảo quốc khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, và so với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế này thì bài toán về nguyên nhiên liệu phục vụ các ngành công nghiệp luôn làm đau đ ầu những nhà cầm quyền. Hơn ai hết, Nhật hiểu đ ất nước mình phù hợp với châu Phi như thế nào, trong mối quan hệ tốt đẹp với lục địa đen sẽ giúp Nhật củng cố sức mạnh rất nhiều về mặt kinh tế.
Đặc biệt, sau thảm họa hạt nhân Fukushima (3/2011) đã khiến Nhật đóng cửa gần như hết các lò phản ứng hạt nhân trong nước48, những khủng hoảng về năng lượng càng khiến những nhà cầm quyền Nhật phải đề cao và xúc tiến hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia châu Phi – Trung Đông.
Bên cạnh đó, Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ thiếu nguồn nhân lực trầm trọng do tỉ lệ sinh thấp, cơ cấu dân số đang ngày một già hóa. Việc tìm kiếm nguồn lao động nước ngoài để bổ sung cho các ngành công nghiệp, dịch vụ được chính phủ Nhật đặc biệt quan tâm. Ngoài điểm đến là những nước đang phát triển ở châu Á thì các quốc gia châu Phi cũng là lựa chọn sinh lợi nhuận mà Nhật hướng tới.
Giàu tài nguyên, giàu nhân công giá rẻ nhưng chậm phát triển, châu Phi phải phụ thuộc khoa học kỹ thuật của các nước phương Tây và nhiều nước công nghệ phát triển khác trong đó có Nhật Bản. Với nhu cầu nhập khẩu cao các lo ại máy móc,
47 Hoàng Đức Long (2014), PVN tham dự hội nghị dầu khí châu Phi, http://pvc.vn/tinchitiet/tabid/93/id/2316/PVN-tham-du-Ho i-nghi-Dau-khi-chau-Ph i.asp x
48 Kaori Kaneko, Linda Sieg and Aaron She ldric k, Japan pledges $32 billion aid for Africa to boost investment, Reuters, 31 May 2013, http://www.reuters.com .
sản phẩm điện tử, các mặt hàng công nghệ và hàng tiêu dùng…, châu Phi sẽ trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế Nhật Bản49.
Với những yếu tố này, Nhật Bản sẽ không ngần ngại thúc đ ẩy quan hệ hữu nghị, cùng có lợi với các quốc gia châu Phi, ngoài mục đích chính trị thì kinh tế cũng là điểm mấu chốt trong định hướng cũng như chính sách ngoại châu Phi của Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh.
2.2.3. Cạnh tranh với các cường quốc trên thế giới
Cuộc chạy đua vị thế và tầm ảnh hưởng giữa những cường quốc diễn ra ngày càng gay gắt, dù là đối tác ít có truyền thống ở châu Phi so với các siêu cường Mỹ, Trung Quốc và EU nhưng trong cục diện thế giới mới, Nhật sẽ không yên vị
“nhường” chỗ đứng của mình ở lục địa đen cho các cường quốc kể trên.
Châu Phi trong lịch sử phát triển lâu dài của mình đã có mối quan hệ gắn bó với châu Âu trên nhiều mặt như văn hóa, địa lý, lịch sử và những tương đồng khác.
Mối quan hệ giữa hai c hâu lục này mà cụ thể là giữa Liên minh châu Âu (EU) và châu Phi càng được củng cố, thắt chặt và tăng cường trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Cùng với EU, Mỹ và Trung Quốc sớm nhận ra tầm quan trọng của châu Phi cả về kinh tế lẫn chính trị để nhanh chóng đưa ra những chiến lược và chính sách ngoại giao với châu lục này, trở thành những đối tác chính trong quan hệ quốc tế của châu Phi từ trước và trong Chiến tranh lạnh. Thời kỳ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới hình thành cục diện đa cực mới, các mối quan hệ được thúc đẩy mạnh mẽ với những chính sách nhằm hỗ trợ tối đa giúp châu Phi bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới, trong đó chú trọng vào kinh tế và những vấn đề bất ổn chính trị.
Như đã trình bày trong chương một, Mỹ, EU và Trung Quốc là ba trong số những đối tác đang ngày một tăng cường quan hệ toàn diện với các quốc gia lục địa châu Phi, đặt Nhật Bản vào thế cạnh tranh khốc liệt khi hướng đến thị trường này.
49 Financial Times (2014), China and Japan scramble for Africa, 19 January 2014, http://www.ft.com.
Về phía Mỹ, ho ạt động xuất – nhập khẩu với châu Phi có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây khi bản thân Mỹ đã là nhà nhập khẩu hàng đầu các loại hàng hóa c ủa châu Phi. Năm 2008, Mỹ nhập khẩu từ châu Phi tương đương kho ảng 86,1 tỷ USD tăng 27,8% so với năm 200750, chủ yếu là mặt hàng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên. Để hỗ trợ tăng cường các hoạt động hợp tác với châu P hi, những năm đầu của thế kỷ XXI, chính phủ Mỹ đã ba hành “Luật hỗ trợ phát triển châu Phi (AGOA)” nhằm cung cấp các ưu đãi thiết thực cho các nước châu Phi như một nỗ lực để Mỹ xây dựng và mở rộng hơn nữa thị trường tự do ở châu lục này. Không những tăng cường quan hệ kinh tế thương mại, Mỹ cũng đ ầu tư khá nhiều vào các hoạt động chính trị, quân sự ở châu Phi hòng gia tăng và thể hiện vai trò thủ lĩnh thế giới của Mỹ tại châu lục này.
Tương tự như Mỹ, EU trong bối cảnh thế giới mới sau Chiến tranh Lạnh cũng tìm cách phát huy mối quan hệ truyền thống cả về kinh tế lẫn chính trị của mình với các quốc gia châu Phi. Thương mại được đẩy mạnh với nhiều mặt hàng nhập và xuất khẩu hơn trước. Tính riêng năm 2007, nhập khẩu của EU từ châu Phi đạt mức 80 tỷ USD51 và tăng dần những năm tiếp theo. Nguồn hàng nhập khẩu từ châu Phi chủ yếu là khoáng s ản thô, ngoài ra EU mở cửa hơn với nguồn sản phẩm nông nghiệp khi đưa ra nhiều mức hạn ngạch khác nhau, kích thích khả năng xuất khẩu của các nước lục địa châu Phi đến thị trường này.
Trung Quốc, một cường quốc từ châu Á luôn là đối thủ cạnh tranh lớn của Nhật trên nhiều phương diện không ngoại trừ các vấn đề châu Phi. Trước sự gia tăng mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia lục địa đen đòi hỏi Nhật có những chính sách và chiến lược hợp lý hơn trong quá trình tìm kiếm vị thế chính trị tại châu lục này. Kể từ sau khi để Trung Quốc vượt qua giành vị trí cường quốc thứ hai thế giới năm 2010, Nhật Bản càng chăm chút hơn đến các vấn đề châu Phi và xem đây là thị trường tiềm năng cho kinh tế lẫn chính trị.
50 USITC (2009), Trade Data Web, http://dataweb.usitc.gov/.
51 Ka zue De machi (2009), Japanese Foreign Assistance to Africa: Aid and Trade, Afrasian Centre for Peace and Development Studies, Afrasian Centre for Peace and Development Studies, p.8.
Đối với Nhật Bản, châu Phi có ý nghĩa rất lớn góp phần giúp Nhật hiện thực hóa việc thoát khỏi lệ thuộc vào Mỹ, trở thành những siêu cường độc lập, canh tranh công bằng với nhau. Và hơn nữa, để giữ vững cũng như tăng cường sức mạnh của mình trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa kể từ sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản không thể không tham gia vào các vấn đề châu Phi trong khi các cường quốc khác đang tìm mọi cách tăng cường quan hệ và ảnh hưởng đến châu lục này
2.2.4. Bảo vệ lợi ích quốc gia
Những vấn đề chung toàn cầu như nghèo đói, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, các vấn đề về tôn giáo tín ngưỡng, khủng bố… hầu như “có mặt” đ ầy đủ ở châu Phi. Dù ở phương diện nào, thế giới nói chung và những lợi ích liên quan c ủa Nhật nói riêng cũng bị ảnh hưởng. Bên c ạnh đó, việc hình thành và tham gia các tổ chức, liên kết quốc tế đồng nghĩa với những ràng buộc và nghĩa vụ quốc tế lớn hơn mà Nhật Bản không phải là trường hợp ngoại lệ. Thế nên, trong vai trò của một cường quốc, Nhật phải thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình đối với khu vực châu P hi, vừa là để giúp các quốc gia châu Phi bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, vừa tự giúp mình tránh khỏi những nguy cơ bị đe dọa lợi ích.
Một cách tổng quát, bối cảnh thế giới mới sẽ kéo các quốc gia, các châu l ục xích lại gần nhau trong quan hệ quốc tế song phương và đa phương nhưng sẽ không là ngẫu nhiên để một mối quan hệ được xem là toàn diện nhanh chóng được thúc đẩy giữa một bên là cường quốc đứng thứ ba thế giới và một bên là châu lục chậm phát triển nhất, Nhật Bản – châu Phi. Những gì Nhật tìm kiếm được ở lục địa xa xôi này cũng tương tự như chiếc cầu nối đưa sức mạnh của Nhật tiến xa hơn trong chính trường quốc tế và khẳng định vai trò nước lớn của mình ra phạm vi toàn cầu.
Tăng cường quan hệ tốt đẹp với châu Phi là cách người Nhật tự giúp mình hoàn thiện tiềm năng phát triển kinh tế, bù đ ắp khoản tài nguyên thiên nhiên vốn thiếu hụt trầm trọng của đất nước, và trên hết là tạo được sức ảnh hưởng đến cộng đồng các nước châu Phi, giúp tiếng nói của Nhật có sức nặng hơn trên trường quốc tế.
Không lý do gì để Nhật đứng ngoài mối quan hệ với châu Phi bên cạnh những lợi ích quốc gia mà Nhật có được từ lục địa này. Cùng với những nghĩa vụ quốc tế mà bản thân một cường quốc như Nhật phải đảm đương đã, đang và sẽ thúc đẩy Nhật tăng cường hơn nữa quan hệ với châu Phi nói chung cũng như từng quốc gia châu Phi riêng lẽ.