Châu Phi – một châu lục tiềm năng đang tìm cơ hội phát triển

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

1.3. Châu Phi – một châu lục tiềm năng đang tìm cơ hội phát triển

Được biết đến với lịch sử cái nôi của loài người, châu Phi trải qua các nền văn minh lớn của nhân loại như văn minh Ai Cập, Ethiopia, Nubia, Đại Zimbabwe…Trong suốt hàng thế kỷ tồn tại và phát triển, châu Phi đối mặt với không ít thử thách c ả về khách quan lẫn chủ quan, từ điều kiện tự nhiên đến chế độ nô lệ, tôn giáo chủng tộc, và chiến tranh kéo dài triền miên. Ngày nay, c hâu P hi là quê hương của trên 50 quốc gia độc lập hầu hết đều đang trong giai đoạn phát triển.

Những quốc gia lục địa châu Phi đang nắm giữ những tiềm năng phát triển và dần có những chuyển biến tích cực thu hút mối quan tâm của toàn thế giới, đặc biệt là những cường quốc kinh tế.

Với diện tích 30.221.532 km² và tổng dân số 1.032.532.974 người33, châu Phi đứng thứ ba thế giới, sau châu Á và châu Mỹ xét trên cả hai tiêu chí này. Có thể nói, châu Phi là vùng đất của sự cằn cỗi, không nhận được nhiều ưu ái của tự nhiên.

Toàn bộ lục địa này là một khối cao nguyên khổng lồ, khí hậu nóng quanh năm cộng với lượng mưa ít và nguồn nước tương đối khan hiếm đã tạo ra trên châu l ục này những hoang mạc, sa mạc lớn, điển hình là hoang mạc Sahara. Điều kiện địa hình, khí hậu khắc nghiệt khiến đời sống người dân nhiều nước châu Phi gặp rất nhiều khó khăn, nơi đây vốn là châu lục có số lượng người nghèo khổ lớn nhất thế giới.

Ngoài những khắc nghiệt về khí hậu và tự nhiên, bù lại, châu Phi là lục địa giàu tài nguyên thiên nhiên với các loại khoáng sản, kim lo ại quý như vàng, kim cương, uranium… và các nguồn dầu mỏ, khí đốt. Hiện tại, châu Phi là khu vực có trữ lượng khai thác dầu lớn nhất thế giới, khoảng 10-12 triệu thùng/ngày và khí đốt là 250 tỷ m3/năm, tổng trữ lượng dầu thu hồi dự kiến khoảng 140 tỷ thùng và 550TCF khí (2014)34. Với sản lượng dầu khí chiếm 13% lượng dầu mỏ thế giới, có thể nói, dầu khí là nguồn thu chính c ủa các quốc gia châu Phi và cũng là tr ụ cột của

33 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A 2u_Phi

34 Hoàng Đức Long (2014), PVN tham dự hội nghị dầu khí châu Phi, http://pvc.vn/tinchitiet/tabid/93/id/2316/PVN-tham-du-Ho i-nghi-Dau-khi-chau-Ph i.asp x

nền kinh tế châu lục này khi thu hút hàng loạt cường quốc đầu tư như Mỹ, Brazin, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và nổi lên gần đây là Nhật Bản.

Giàu tài nguyên, giàu nhân công giá rẻ nhưng chậm phát triển, châu Phi phải phụ thuộc khoa học kỹ thuật của các nước phương Tây và nhiều nước phát triển khác như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nếu như châu Phi xuất khẩu mạnh về tài nguyên khoáng s ản, dầu khí thì lại phải nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, các sản phẩm điện tử và kỹ thuật. Đây là điểm mấu chốt trong quan hệ thương mại giữa các cường quốc trên thế giới và châu Phi trong thời gian qua.

Về kinh tế - chính trị, một thời gian dài tồn tại trong chế độ nô lệ của thực dân phương Tây với chủ nghĩa thực dân hà khắc, cho đến khi bước vào giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Đây quả thực vẫn đang là giai đoạn chuyển tiếp không ổ n định khiến châu Phi càng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn của chế độ chuyên quyền, tham nhũng, một trong những lý do của sự yếu kém, trì trệ về kinh tế. Thêm vào đó, những lý do về tuổi thọ và trình độ dân số cùng với đời sống tín ngưỡng tôn giáo lấn át đã kéo theo những hệ lụy về phân biệt đẳng cấp, bạo lực và nhiều tệ nạn khác. Tất cả những yếu tố này diễn ra đồng thời khiến xã hội châu P hi trở nên khó kiểm soát và mất ổn định, nghèo đói gia tăng, chí nh trị bất ổn, và nền kinh tế chậm phát triển.

Sẽ là mâu thuẫn khi thực tế nền kinh tế tỏ ra không mấy đồng nhất với những đánh giá về nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ mà châu Phi nắm giữ nhưng điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Có trong tay nguồn tài nguyên vô cùng phong phú cả về chủng loại lẫn sản lượng nhưng nền kinh tế châu Phi phụ thuộc khá nhiều vào ngành công nghiệp khai thác và xuất khẩu dầu khí cũng như các loại khoáng s ản khác. Trong khi đó, phần lớn ngành công nghiệp này thuộc sở hữu của nước ngoài thông qua những công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hay công ty liên doanh như ExxonMobil, BP, Shell, Total & Chevron.ENI...35. Đây là những ông chủ có vốn lưu động lên đến hàng trăm tỷ USD trên thị trường dầu mỏ châu Phi. Những năm gần

35 Nguyên Thành (2012), Triển vọng khai thác và xuất khẩu dầu mỏ của châu Phi, Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO Thành phố Hồ Chí Minh.

đây, nhiều công ty đến từ châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang dần có chỗ đứng và gia tăng năng suất của mình tại ngành khai thác dầu mỏ ở châu Phi. Ngoài số tiền thu về từ xuất khẩu dầu mỏ, khoáng sản được chuyển cho các ông chủ nước ngoài thì kho ản tiền đó còn được sử dụng để thanh toán nợ. Vô hình chung, ngành công nghiệp tưởng chừng như mang lại nguồn thu khổng lồ cho các quốc gia châu Phi l ại phần lớn chảy vố n một chiều mà không có tích trữ hay đ ầu tư lâu dài trong khu vực. Bên c ạnh đó, nạn tham nhũng trở thành căn bệnh trong chính quyền một số quốc gia châu Phi khiến cho nguồn thu từ dầu mỏ, khoáng sản không còn lại là bao và chỉ một phần dân số ít ỏi được hưởng quyền lợi từ số tiền đó. Điều này cũng góp phần gây ra tình trạng nghèo đói triền miên ở nhiều quốc gia lục địa châu Phi.

Tuy còn hạn chế trong việc tận dụng lợi thế so sánh để làm giàu cho châu l ục và bản thân nhiều quốc gia châu Phi chưa triệt để trong cải cách và cải tổ quốc gia mình nhưng không thể phủ nhận rằng châu Phi là một thị trường đ ầu tư đ ầy tiềm năng. Hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục đến khoa học kỹ thuật đều đang trong giai đoạn phát triển và thu hút đ ầu tư từ nước ngoài. Một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn l ục địa châu Phi trong quá trình làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Về tình hình chính trị - tôn giáo, châu Phi là một châu lục tồn tại rất nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, trong đó hai tôn giáo lớn nhất là Kitô giáo với kho ảng 40%, Hồi giáo kho ảng 40% và 20% còn lại của dân số theo các tôn giáo châu Phi bản địa khác. Chính những đ ặc trưng của từng tôn giáo khiến tư tưởng xã hội của người dân châu Phi đi theo những chiều hướng đối lập nhau, sự phân biệt giai tầng, đ ẳng cấp và phân biệt giới tính khá rõ nét ở khu vực này. Đây cũng là căn nguyên cho nạn bạo hành, áp bức, tảo hôn trong các gia đình châu Phi khi mà người phụ nữ không có tiếng nói, không có quyền lực và phải sống trong những khuôn khổ nhất định. Đặc biệt, sự sùng bái quá mức về tôn giáo khiến châu Phi cũng là nơi sản sinh ra những mầm móng khủng bố tương tự ở Trung Đông và nhiều hơn bất kỳ một châu lục nào khác. Phiến quân IS hiện nay là một ví dụ rõ ràng nhất cho nạn

khủng bố không chỉ đe dọa các nước châu Phi – Trung Đông mà đe dọa người dân toàn cầu. Nỗ lực của mình châu Phi hay khu vực Trung Đông là không đ ủ để ngăn chặn những nguy cơ về một xã hội trì trệ, về các lực lượng khủng bố đã và đang phát triển rất nhanh và mạnh như hiện nay. Sự giúp sức của những cường quốc có tên tuổi sẽ là sự cứu cánh cho xã hội châu Phi – Trung Đông, cho bản thân các cường quốc ấy và trên hết là hướng đến một thế giới hòa bình.

Một vấn đề khác cản trở không nhỏ đến sự phát triển của châu Phi đó là tình hình dịch bệnh luôn rình r ập, đe dọ a tính mạng con người. Bên cạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên khí hậu, sự nghèo đói, khan hiếm nguồn nước sạch thì ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng là nguyên nhân khiến vùng đất này thường xuyên xảy ra các dịch bệnh có sức hủy diệt cao. Mới đây nhất, đầu năm 2014, dịch Ebola bùng phát trên nhiều quốc gia châu Phi và lây lan sang các quốc gia khu vực khác. Đại dịch đã làm chết hơn 11.000 người và hàng ngàn người khác nhiễm bệnh. Việc đối phó với các nguy cơ dịch bệnh luôn là mối lo ngại của các nhà chức trách cũng như người dân châu lục này khi mà điều kiện sống quá khó khăn, các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe chưa đảm bảo, những thách thức khác về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước luôn diễn ra theo chiều hướng tăng.

Một cách tổng quát, châu Phi là lục địa tương đối rộng lớn cả về diện tích lẫn dân số, có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và đa d ạng chủng loại hơn bất kì châu lục nào trên trái đất. Trải qua thời gian dài chấn hưng lục địa, châu Phi đang dần thể hiện những tiềm năng trên con đường phát triển cả về kinh tế, chính trị lẫn khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, sự khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu đặt ra cho châu Phi những vấn đề phức tạp như hạn hán, thiếu nước sinh hoạt, nông nghiệp bị kìm hãm phát triển, kéo theo đó là c ác vấn đề về dịch bệnh quy mô lớn, ô nhiễm môi trường… Bên cạnh đó, châu Phi vố n là vùng đ ất của đa dạng tôn giáo tín ngưỡng, các quốc gia châu lục này lại trải qua thời kỳ thuộc địa dưới sự thống trị của những nước khác nhau. Chính sự ảnh hưởng của thể chế chính trị, văn hóa và các loại hình tôn giáo khác nhau này làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong xã hội và gây nên các vấn đề bất cập như xung đột sắc tộc tôn giáo, khủng bố, chiến tranh...

Nhiệm vụ đặt ra cho các nước châu Phi là tìm cách khơi dậy các tiềm năng sẵn có của châu lục mình, tận dụng sự hỗ trợ, đầu tư từ nước ngoài và tăng cường thiết lập quan hệ quốc tế trên diện rộng để phát triển một cách độc lập và tự chủ. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế, châu Phi cũng c ần tranh thủ sự giúp sức của cộng đồng quốc tế từ nguồn vốn cho vay đến các dịch vụ cộng đồng nhằm chú trọng giải quyết tất cả những vấn đề chung của châu lục hướng đến xây dựng một lục địa châu Phi phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)