CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI
4.2. Quan hệ Nhật Bản - Châu Phi – cùng hướng tới tương lai
4.2.1. Thuận lợi và thách thức
Thuận lợi
Trong mối quan hệ quốc tế với châu Phi, Nhật Bản không có nhiều lợi thế hơn so với những đối tác truyền thống lớn như EU, Mỹ, Trung Quốc… nhưng trải qua gần 25 năm kể từ khi Nhật bắt đ ầu có sự trở lại mạnh mẽ tại châu lục này, có thể khẳng định, vai trò và vị thế của Nhật Bản ở châu Phi là không thể thay thế.
Thứ nhất, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, tất cả các quốc gia, châu lục đều tìm cách mở cửa và tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế. Nhật Bản – châu Phi là mối quan hệ không thể nằm ngoài quy luật tất yếu này mà nhờ đó có thêm động lực để phát triển toàn diện trong tương lai.
Thứ hai, chính nền tảng quan hệ tốt đẹp cả về kinh tế, chính trị, xã hội những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi mở ra một tương lai đầy triển vọng cho quan hệ chiến lược đường dài Nhật – Phi. Bên cạnh đó, trước xu hướng phát triển chung của nền kinh tế - chính trị thế giới, tính phụ thuộc giữa các quốc gia, châu lục sẽ ngày càng tăng. Quan hệ Nhật Bản – châu Phi với những nền tảng quan trọng đã có, cả hai sẽ tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình để tăng cường mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi vốn đã diễn ra tốt đẹp kể từ những năm đầu thập niên 1990.
Điểm thuận lợi thứ ba đối với mối quan hệ Nhật Bản – châu Phi đó là việc Nhật Bản trong vai trò của một cường quốc đi hỗ trợ và hợp tác phát triển với châu lục kém phát triển hơn mình. Khác với người anh em châu Á mang tên Trung Quốc, bản thân dù là cường quốc phát triển mạnh mẽ hiện nay nhưng vẫn phải phấn đ ấu thực hiện các MDGs. Trước khi hỗ trợ các quốc gia châu Phi, Trung Quốc cũng c ần tập trung nguồn lực cho sự phát triển đồng đều tại nội bộ quốc gia mình. Về điểm này, Nhật Bản được xem là quốc gia phát triển khá toàn diện, giàu về tài chính, mạnh về kinh tế, các vấn đề về đói nghèo, dịch bệnh… đều nằm trong tầm kiểm soát của đ ất nước mặt trời mọc. Nhật Bản sẽ không ngần ngại tăng cường các hoạt động hỗ trợ giúp châu Phi đạt được MDGs do Liên Hợp Quốc đề ra, đồng thời gia tăng hơn nữa các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội nhằm chung tay xây dựng một châu Phi phát triển. Đây cũng là đòn bẩy giúp Nhật có được tiếng nói và vị thế chính trị trên trường quốc tế.
Thứ tư, lợi thế so sánh c ủa mỗi bên là động lực thúc đ ẩy quan hệ hợp tác Nhật – Phi ngày một phát triển trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Như đã phân tích trong các phần trước, Nhật Bản là cường quốc lớn thứ 3 thế giới (tính ở thời điểm hiện tại) phát triển về kinh tế, giàu về tài chính, và mạnh về khoa học công nghệ, đây lại là những yếu điểm của hầu hết các quốc gia châu Phi. Trong khi đó, châu Phi, một châu lục giàu tài nguyên, khoáng s ản, và nguồn nhân công giá rẻ - những thứ vố n đang là nhu c ầu cấp thiết đối với nền kinh tế Nhật Bản. Việc xích lại gần nhau, tăng cường cùng nhau các ho ạt động hợp tác quốc tế là một tất yếu dễ hiểu
khi một bên cần vốn, c ần công nghệ và kinh nghiệm để phát triển, bên còn lại có nhu c ầu cao về tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiêu thụ cũng như nguồn nhân công. Cùng với nền tảng quan hệ hợp tác tốt đẹp đã có, lợi thế so sánh mối quan hệ Nhật - P hi hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai hướng đến những nhiệm vụ và mục tiêu quốc tế mới.
Thứ năm, sự ủng hộ của cộng đồng thế giới đ ặc biệt là người dân Nhật Bản và các nước châu Phi trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa hai bên phát triển. Bước sang thế kỷ XXI, thế giới hướng đến hòa bình và thịnh vượng chung, tuy nhiên, thực tế cho thấy tồn tại rất nhiều vấn đề cần sự chung tay giải quyết của toàn nhân loại như ô nhiễm môi trường, nạn khủng bố, tệ nạn xã hội, dịch bệnh… Tuy những vấn đề này tồn tại phổ biến ở những nước nghèo, lạc hậu và chậm phát triển nhưng sức ảnh hưởng và hậu quả của nó không ngoại trừ một quốc gia nào. Sự chung tay giúp đỡ lẫn nhau giữa những nước phát triển và các quốc gia, châu lục đang phát triển như trường hợp Nhật Bản – châu Phi để góp phần giảm thiểu những vấn đề trên luôn dành được sự quan tâm, đồng tình của cộng đồng quốc tế bao gồm cả người dân Nhật Bản và các nước châu Phi. Nhất là khi ấn tượng về một Nhật Bản trên đ ất châu Phi chiếm được cảm tình của những đất nước sở tại, khác với cách mà các nước lớn khác như Mỹ, Trung Quốc, EU đang áp dụng ở châu lục này. Vì vậy, môi trường quốc tế, sự đồng tình ủng hộ của người dân Nhật Bản lẫn châu Phi sẽ là điều kiện thuận lợi để mối quan hệ này phát triển xa hơn.
Trước những thuận lợi và định hướng chiến lược của cả Nhật Bản lẫn châu Phi trong những năm qua đã đi đến thành quả nhất định. Trong hai ngày 27 và 28 tháng 8 năm 2016, lần thứ 6 Hội nghị TICAD diễn ra và là lần đầu tiên diễn ra ở một quốc gia châu Phi, tại thủ đô Nairobi c ủa Kenya. Lần đầu tiên diễn ra tại một quốc gia châu Phi, với khẩu hiệu “Nhật Bản thay đổi và châu Phi cũng thay đổi”, Hội nghị TICAD-6 đã đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ Nhật Bản - châu Phi. Việc lần đ ầu tiên TICAD được tổ chức tại một quốc gia châu Phi sau hơn 20 năm cơ chế này đi vào hoạt động cho thấy Nhật Bản coi trọng đối tác châu Phi, xem
“lục địa đen” là một trong những ưu tiên về địa chiến lược. Phát biểu tại Hội nghị,
Thủ tướng Shinzo Abe với tư cách là đồng chủ tịch hội nghị nói rằng chính phủ và khu vực tư nhân Nhật Bản sẽ đầu tư kho ảng 3 nghìn tỉ yên, tương đương khoảng 30 tỉ USD, vào lục địa này trong 3 năm. Số tiền này bao gồm khoảng 10 tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, trong đó có hệ thống điện và hệ thống giao thông đô thị91. Đây là một trong những thuận lợi và là dấu hiệu quan trọng ghi nhận sự tăng cường mạnh mẽ mối quan hệ Nhật – Phi trên cả hai lĩnh vực công và tư nhân.
Những năm tiếp theo hứa hẹn sẽ là một giai đo ạn phát triển toàn diện của mối quan hệ Nhật – Phi. Trước những ưu thế đ ặc trưng như vậy, quan hệ Nhật Bản – châu Phi có đủ cơ sở, động lực và tiềm năng để tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác phát triển đôi bên cùng có lợi, hướng đến môi trường hợp tác song phương với từng quốc gia riêng rẽ và một sự thịnh vượng chung cho cả hai phía Nhật Bản lẫn châu Phi.
Thách thức
Quan hệ Nhật Bản – châu Phi đã bước sang một trang mới với nhiều thay đổi quan trọng theo chiều hướng tích cực kể từ sau Chiến tranh lạnh nhưng con đường phía trước vẫn tồn tại những thách thức và hạn chế đòi hỏi cả hai phải có chiến lược hợp lý hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Trong bối cảnh chung của quan hệ quốc tế, tình hình thế giới luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng có thể làm xoay chuyển cục diện của nhiều mối quan hệ ngo ại giao. Hiện nay, thế giới tồn tại nhiều vấn đề như chiến tranh, khủng bố, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, khủng ho ảng kinh tế - tài chính… đặt ra không ít hệ quả lên tính chất và mục đích của các mối quan hệ ngoại giao bao gồm cả mối quan hệ Nhật – Phi. Sự phức tạp trong chiến lược ngoại giao của mỗi quốc gia, đ ặc biệt là các nước lớn về phía châu Phi luôn là một thách thức lớn đối với Nhật Bản khi cạnh tranh. Bên c ạnh đó để có thể khẳng định mối quan hệ chiến lược đường dài, một
91 安倍首相 アフリカへの3兆円規模の官民投資を表明,
http://www3.nhk.or.jp/news/html/ 20160827/ k10010656271000.ht ml?ut m_int=news -polit ics_contents_list- items_023
vấn đề lớn hơn đặt ra đối với quan hệ Nhật – Phi trước mắt và trong tương lai phải kể đến những tồn tại bên trong của mỗi chủ thể.
Trước hết, châu Phi được biết đến là châu lục còn hạn chế về năng lực quản lý. Đây cũng là lý do làm nảy sinh nợ xấu, nạn tham nhũng hoành hành không thể kiểm soát và hiệu quả sử dụng các nguồn viện trợ nước ngoài không cao. Mặc dù nhận được nguồn viện trợ nước ngoài r ất lớn nhưng châu Phi vẫn ở trong ngưỡng nghèo đói, chậm phát triển hơn các châu lục khác, bị phụ thuộc vào nguồn vay nước ngoài. Những nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế của châu Phi trong tương lai và tác động không tốt đến tâm lý c ủa các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Nhật Bản. Tuy đã sớm nhận biết được hạn chế này và đưa ra chính sách “t ự giúp mình” đối với các nước châu Phi, hòng phát huy khả năng quản lý c ủa châu Phi trong t ất cả các lĩnh vực nhưng dường như đây là một hạn chế khó khắc phục.
Hiện nay, châu Phi là châu lục tồn tại nhiều vấn đề nhất trên toàn thế giới.
Trong vai trò của một đối tác chiến lược, Nhật Bản không khỏi ái ngại về tình hình chính trị bất ổn của châu Phi khi mâu thuẫn sắc tộc, bạo lực, xung đột vũ trang vẫn đang là căn bệnh trầm kha nơi đây. Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, bức tranh tự do hóa chính trị ở châu Phi tương đối sáng màu nhưng song hành với nó là những mảng tối của xung đột và bạo lực. Chỉ trong vòng 9 năm kể từ đầu thế kỷ XXI, người ta đã thống kê có đến 14 quốc gia châu Phi trải qua xung đột trên lãnh thổ quốc gia mình92. Tình hình chính trị bất ổn của châu Phi sẽ còn kéo dài cho đến khi châu lục này phát huy được năng lực quản lý, kiểm soát và điều phối các lĩnh vực trong từng quốc gia, nhất là về lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng cũng như lợi ích kinh tế. Cho đến khi đó, mối quan hệ Nhật – Phi còn phải đối mặt với những khó khăn do hiệu quả đầu tư bị hạn chế, hoạt động thương mại bị cản trở ở những khu vực xảy ra xung đột…
92 Nguyễn Thanh Hiền (2009), Nhận diện một số đặc điể m chính trị cơ bản của châu P hi h iện nay, Tạp chí nghiên cứu châu Phi & Trung Đông, số 10, tr.11.
Ngoài ra, mỗi quốc gia châu Phi tăng trưởng và phát triển ở một trình độ khác nhau, tốc độ khác nhau và gặp phải những khó khăn khác nhau nên xu hướng tiếp cận từng quốc gia của Nhật đòi hỏi phải đ ầu tư kỹ lưỡng. Chẳng hạn, những nước giàu tài nguyên ở châu Phi mong muốn cải cách nền kinh tế để xứng tầm với tiềm lực của quốc gia mình, mang lại nhiều lợi ích kinh tế phục vụ cộng đồng. Song chính những quốc gia giàu tài nguyên này lại tiềm ẩn nguy cơ phân hóa giàu nghèo, kéo theo hàng loạt các phúc lợi và vấn đề xã hội khác. Trong khi đó, những quốc gia đang và chậm phát triển hơn do rơi vào vòng xoáy của chiến tranh, khủng hoảng…lại có nguyện vọng về một nền hòa bình dân chủ, củng cố an ninh thông qua việc xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên sâu và có năng lực quản trị tốt để giúp đất nước vượt qua khỏi ngưỡng trì trệ93. Như vậy, trong tiến trình mở rộng quan hệ với các quốc gia châu Phi, đòi hỏi Nhật Bản cần có những chiến lược riêng đối với từng đối tượng quốc gia vừa để đảm bảo lợi ích đôi bên vừa không ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của châu Phi và cộng đồng quốc tế.
Một thách thức không nhỏ về vấn đề chính trị đối với quan hệ Nhật Bản – châu Phi trong những năm tiếp theo là nạn khủng bố, xung đột sắc tộc tôn giáo đang ngày càng trở nên phức tạp ở châu Phi và Trung Đông. Những mối đe dọ a tiềm tàng từ các tổ chức khủng bố biến châu Phi thành môi trường thương mại rủi ro cao.
Nhất là khi ho ạt động của các tổ chức khủng bố này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân Nhật Bản như hồi đầu năm 2015. Vụ bắt cóc và đe dọa sát hại hai con tin người Nhật Bản là Haruna Yukawa và Kenji Goto của tổ chức IS đã làm dậy sóng trong nội bộ đất nước mặt trời mọc và nhân dân thế giới. Sau sự việc tồi tệ này, lẽ dĩ nhiên Nhật Bản sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn những hoạt động, những mối quan hệ và lợi ích c ủa quốc gia mình ở khu vực châu Phi – Trung Đông trong những năm tiếp theo.
Cùng với bất ổn chính trị và những yếu kém về khả năng tự chủ của nhiều quốc gia châu Phi, Nhật Bản trong mối quan hệ với châu Phi dù tiến triển tốt đẹp
93 Akih iko Tana ka (2012), Drivers of Japan’s Development Engagement with Africa, Royal Institute of International Affairs, Chatham House, London, pp.5
cũng không thể bỏ qua yếu tố phương Tây và các nước phát triển khác như Trung Quốc, Ấn Độ. Như đã nói ở trên, châu Phi có mối quan hệ truyền thống, ràng buộc với phương Tây, Trung Quốc và gần đây là Ấn Độ, đồng thời lại phụ thuộc khá nhiều vào viện trợ quốc tế từ những quốc gia này. Trong khi đó, các khoản viện trợ từ phương Tây đến châu Phi thực sự không hề nhỏ. Bước vào bối cảnh thế giới mới, quan hệ một chiều trong chính trị quốc tế trở nên không còn chỗ đứng, thay vào đó là quan hệ tương tác đa chiều, đôi bên cùng có lợi. Viện trợ nước ngoài đến châu Phi cũng vậy, luôn đi kèm với những điều kiện chính trị, kinh tế và đặc biệt là tài nguyên – một trong những điểm mấu chốt quan trọng ở lục địa châu Phi. Hay nói cách khác, nhân tố nước ngoài luôn hiện diện trong mọi lĩnh vực và hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… của châu Phi. Đây quả là thách thức không nhỏ đối với Nhật Bản để có thể gia tăng ảnh hưởng của mình, vượt qua bóng c ả của những đối tác truyền thống khác ở đây.
Về phía Nhật Bản, là một siêu cường kinh tế trên thế giới nhưng trong những năm gần đây, Nhật gặp phải nhiều khó khăn do già hóa dân số làm mất cân bằng cơ cấu xã hội, các cuộc khủng ho ảng kinh tế tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển chung khiến nền kinh tế Nhật Bản bị trì trệ đáng kể. Việc để Trung Quốc vượt qua chiếm giữ vị trí cường quốc thứ hai thế giới cùng với những cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc trong mối quan hệ với các quốc gia châu Phi đòi hỏi Nhật phải nỗ lực gấp nhiều lần. Song song với nhiệm vụ tái thiết nền kinh tế, đẩy lùi những thâm hụt, trì trệ đã diễn ra trong những năm đ ầu thế kỷ XXI Nhật Bản cần phải tăng cường quan hệ hợp tác với cộ ng đồng châu Phi nói chung và các quốc gia trong châu l ục nói riêng. Trong cuộc chạy đua vào châu Phi, Nhật Bản sẽ gặp không ít thách thức từ những đối tác lớn có nền tảng quan hệ ở châu lục này.
Bên c ạnh đó, Nhật cũng phải đ ảm bảo mối quan hệ tốt đẹp của mình ở châu Á – Thái Bình Dương bởi đây là khu vực địa chiến lược được Mỹ, Trung Quốc và nhiều cường quốc khác đặt mối quan tâm đặc biệt.
Trong quan hệ Nhật Bản - châu Phi, kinh tế - thương mại được xem là hòn đá tảng góp phần vào sự phát triển của cả hai bên. Tuy nhiên, xét cho cùng, quan hệ
kinh tế - thương mại này diễn ra chủ yếu thông qua các yếu tố tài nguyên, khoa học – kỹ thuật, và viện trợ. Châu Phi nhập khẩu từ Nhật những mặt hàng công nghệ, điện tử và hàng hóa tiêu dùng, đổi lại, Nhật tăng cường hoạt động nhập khẩu tài nguyên khoáng sản từ các nước ở châu Phi phục vụ nền kinh tế đất nước. Vấn đề đặt ra ở đây là tài nguyên thiên nhiên c ủa châu Phi không phải vô tận. Liệu mối quan hệ này có tiếp tục phát triển mạnh mẽ như nó đang diễn ra khi châu Phi c ạn tài nguyên và vẫn chưa thoát ra khỏi sự trì trệ của đói nghèo cùng các vấn đề nan giải khác. Ngoài ra, với trình độ khoa học công nghệ phát triển cao, chất lượng hàng hóa xuất khẩu từ Nhật luôn nằm trong danh sách đứng đầu thế giới, nhất là các sản phẩm về công nghệ, kỹ thuật. Giá c ả các mặt hàng c ủa Nhật vì thế cao hơn rất nhiều so với mức sống của người dân những nước đang phát triển ở châu Phi. Việc chọn châu Phi làm điểm đến đặt ra một bài toán phức tạp cho các nhà hoạch định chiến lược kinh tế Nhật Bản. Một khi lợi ích kinh tế của Nhật không được đảm bảo thì viện trợ cũng sẽ được cân nhắc theo, đòi hỏi hai bên phải tính đến những giải pháp đầu tư phát triển dài hạn thích hợp khác.
Nhìn chung, bối cảnh thế giới mới mở ra nhiều hơn những cơ hội cho cả Nhật Bản lẫn châu Phi trong quan hệ hợp tác nhưng đồng thời cũng đ ặt ra không ít khó khăn, trở ngại đến tiến trình thúc đẩy hợp tác của hai bên. Diễn biến phức tạp của nền chính trị thế giới đẩy mối quan hệ Nhật – Phi dao động theo những mức độ phù hợp với bối cảnh bên trong và bên ngoài của họ nhưng có thể nhận định rằng, mối quan hệ Nhật – Phi sẽ phát triển lên một tầm cao mới, trở thành những đối tác chiến lược đường dài đáng tin cậy của nhau.