Sự cân bằng quyền lực trong thế giới đơn cực và phản ứng của quốc gia

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ NHẬT BẢN –

2.1. Bối cảnh quốc tế

2.1.1. Sự cân bằng quyền lực trong thế giới đơn cực và phản ứng của quốc gia

Nhưng trong một cục diện chung, những cường quốc đang lên sẽ không bằng lòng để Mỹ che bóng quá lâu, thay vào đó là tham vọng trở thành những cực mới, tồn tại độc lập và cạnh tranh với Mỹ.

“Thật ra, quyền lực sẽ cân bằng quyền lực”38, cách nhận định của Michael Mastanduno được xem là đúng với mọi thời đại. Sẽ là bất thường nếu như một quốc gia chọn hướng đi không trở thành siêu cường khi bản thân đã và đang trên đà phát triển. Việc có thêm siêu cường lại khiến quyền lực cạnh tranh quyền lực, trong thế cân bằng lẫn nhau. Các nhà c ầm quyền Mỹ ăn mừng thắng lợi trong cuộc đối đ ầu Đông – Tây có thể nói là tốn công, hao sức nhất của họ sau khi Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, Mỹ chắc chắn không ngủ vùi trong chiến thắng quá lâu trước tốc độ và tiềm năng của những ứng cử viên siêu cường rải khắp Âu – Á – Phi. Hơn ai hết, Mỹ không muốn lại lao vào cuộc đối đầu tương tự như hai cực Xô - Mỹ trước đó, khi mà thế giới mới được coi là thế giới của hạt nhân.

Ngay từ những năm đ ầu thập niên 1990, những cường quốc hứa hẹn biến tình trạng “một siêu cường, nhiều cường quốc” của thế giới trở nên lỗi thời và hướng đến thiết lập cân bằng quyền lực trong nền chính trị quốc tế bao gồm các quốc gia EU, Trung Quốc, Nhật Bản, và dài hạn hơn như Ấn Độ, Hàn Quốc. Nga cũng được dự báo là có tương lai không thua kém gì những cường quốc kể trên.

Không có một ranh giới nào rõ ràng trong hệ thống đang nổi lên này bởi các quốc gia luôn có mối quan hệ với nhau trên nhiều phương diện.

38 Michael Mastanduno (1997), Preseving the Unipola r Mo ment: Realist therories and U.S. Grand Strategy after the ColdWar, International Security, volume 21, part 4, p.88.

EU mặc dù đạt được những thành tích vốn chưa có tiền lệ trước đó về mặt kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trên diện rộng nhưng mọi hoạt động liên quan đến chính trị hay quân sự, EU phụ thuộc vào quyết định của số đông các quốc gia thành viên, và hàng loạt những vấn đề xung quanh khác. Hơn nữa, vai trò của Mỹ ở châu Âu lại khá lớn khiến cho vị trí của châu Âu trên chính trường quốc tế tỏ ra mờ nhạt. Các nước châu Âu sẽ không an phận núp sau bóng Mỹ, thay vào đó những nỗ lực của các quốc gia châu Âu thể hiện mong muốn “tự làm chủ mình”. Bài toán cho châu Âu là sự thống nhất về đối ngoại và quân sự, và bằng cách nào đó để có thể phát triển nó như họ đã làm được với lĩnh vực kinh tế. Sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua Nga trong cuộc cạnh tranh quyền lực tương lai. Có thể sau Chiến tranh lạnh, sự sụp đổ của Liên Xô cũ ảnh hưởng đến thực lực cũng như sức ảnh hưởng của quốc gia này nhưng nước Nga sau đó là một cuộc cải tổ, phục hưng không mệt mỏi. Chắc chắn rằng, thất bại trước Mỹ khiến Nga không khỏi “thù địch” và tham vọng phục thù, cộng với những tiềm lực về quốc phòng, khoa học kỹ thuật và năng lượng hạt nhân, Nga sẽ sớm trở lại đấu trường quốc tế.

Trong khi đó, tại châu Á, Nhật Bản và Trung Quốc tương đối thành công với lý tưởng trở thành các siêu cường cạnh tranh với Mỹ. Nhiều học giả đã từng phát biểu, sự vận động để chuyển từ thế giới đơn cực sang đa cực diễn ra không ở châu Âu mà ở châu Á39, đây quả là nhận định không thể đúng hơn ở thê kỷ XXI. Bản thân Nhật Bản từng rơi vào tình cảnh kiệt quệ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai nhưng đã vươn lên mạnh mẽ trở thành cường quốc thứ hai thế giới, và gần đây sau khi bị Trung Quốc vượt qua, Nhật tạm giữ vị trí thứ ba. Phải thừa nhận, sự tăng trưởng quyền lực của Nhật khá thận trọng, bắt đầu từ sức mạnh kinh tế. Vị thế siêu cường kinh tế giúp Nhật trở nên quan trọng đối với khu vực và thế giới, ngày càng tiến sâu hơn vào hệ thống chính trị toàn c ầu. Trong một phạm vi xa hơn, khi sự bao bọc của Mỹ không còn đủ tin cậy, hay đúng ra là Mỹ phải tự chăm lo cho chính mình trước những bước tiến dài của các ứng cử viên siêu cường, thì chính phủ Nhật

39 Kenneth N.Walt z (2000), Structural Realism after the Cold War, International Security, Vo l.25, No.1, p.29.

Bản sẽ phải có những dự tính cho riêng mình về tiềm lực quân sự và vũ khí hạt nhân, cho dù Nhật có thể sẽ không nói nhiều về điều đó. Như phát biểu hiếm hoi của Thủ tướng Tsutumu Hata vào tháng 6/1994 đơn thuần bày tỏ: Nhật có đủ khả năng để chế tạo vũ khí hạt nhân40. Ngay khi nền kinh tế đứng vững trong tốp đầu, Nhật tiến dần đến chính sách tồn tại độc lập với Mỹ, cạnh tranh nhau như hai siêu cường thực thụ.

Khác với Nhật, Trung Quốc hướng đến một siêu cường toàn diện cả về quân sự, kinh tế lẫn chính trị và không từ mọi biện pháp có thể giúp nó đ ạt được cái vỏ siêu cường này. Hơn bất kỳ quốc gia nào, Trung Quốc luôn đầy tham vọng trở thành một cực đối kháng c ủa Mỹ nếu không muốn nói là vượt mặt Mỹ. Để hiện thực hóa lý tưởng này, Trung Quốc không ngần ngại tăng cường khả năng hạt nhân và các ho ạt động quân sự khác. Bên c ạnh đó, mức tăng trưởng kinh tế lại đồng đều trong từng thập niên, ngay cả thời điểm vừa kết thúc Chiến tranh lạnh, châu Á đứng trên bờ vực mất cân bằng nền kinh tế lẫn chính trị thì kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng đạt mức xấp xỉ 7 đến 9%.

Ngoài Nhật Bản và Trung Quốc, châu Á còn hứa hẹn sự nổi lên mạnh mẽ của Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore trước hết là về kinh tế. Một cách tổng quan, châu Á đang dần chiếm thế chủ động và có tiếng nói trên trường quốc tế. Cán cân quyền lực sẽ trở nên vô cùng phức tạp trong thế giới đơn cực tạm thời và trong những xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa của những thế kỷ tiếp theo. Điều này tác động không nhỏ đến chiến lược và chính sách của Nhật Bản nhằm hướng đến mục tiêu phát triển hơn nữa nền kinh tế và đi tìm một vị thế chính trị tương xứng, cách giúp Nhật gia tăng quyền lực quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được như vậy, việc thúc đ ẩy quan hệ với lục địa châu Phi là một lựa chọn tất yếu mà các nhà cầm quyền Nhật Bản khôn khéo nắm bắt. Ngược lại, châu Phi trong bối cảnh thế giới mới có thêm cho mình nhiều lựa chọ n để thiết lập quan hệ đường dài khi các cường quốc đang nhìn nhận vị trí và vai trò của lục địa này ngày một quan trọng. Xúc tiến quan hệ

40 David E. Sanger (1994), In Face-Saving Reverse, Japan Disavows Any Nuclear-Arms Expertise, New York Times, 22/6/1994, p.10.

hợp tác với đ ất nước mặt trời mọc cũng là cách giúp châu Phi tranh thủ được những thế mạnh của quốc gia này về tài chính, kinh tế, khoa học kỹ thuật… bù đắp thiếu hụt bên trong châu lục mình.

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)