CHƯƠNG 3: QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI SAU CHIẾN TRANH LẠNH – MỐI QUAN HỆ TOÀN DIỆN
3.2. Quan hệ chính trị, ngoại giao – góp phần củng cố vị thế Nhật Bản ở Châu
Nếu như kinh tế - thương mại là nền tảng quan trọng trong quan hệ Nhật Bản – châu Phi khi góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của cả hai bên thì chính trị, ngoại giao lại là những quan hệ có phần thiên về lợi ích chiến lược của Nhật Bản.
Sở dĩ, quan hệ ngoại giao tạo ra môi trường thúc đẩy quan hệ kinh tế, ngoại giao có tốt đẹp thì kinh tế - thương mại mới càng khởi sắc và ngược lại, chính quan hệ kinh tế là bệ phóng quan trọng đối với mục tiêu chính trị của Nhật Bản ở thị trường châu Phi cũng như tiếng nói cộng đồng châu Phi trên trường quốc tế. Chắc chắn rằng, hoạt động đầu tư về kinh tế, viện trợ phát triển của Nhật Bản đến châu Phi sẽ tỷ lệ thuận với lợi ích mà Nhật có được ở châu lục này. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, việc châu Phi ngày càng trở thành chủ thể quan trọng của nền chính trị thế giới càng cho thấy, Nhật Bản trong mối quan hệ ngoại giao với lục địa châu Phi sẽ gia tăng tầm ảnh hưởng và tiếng nói trên chính trường quốc tế, góp phần giúp Nhật đạt được sức mạnh chính trị xứng tầm năng lực kinh tế Nhật đang nắm giữ.
Thời điểm trước và trong Chiến tranh lạnh, quan hệ ngoại giao Nhật Bản – châu Phi bị gián đoạn và chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nhưng từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, mối quan hệ này có nhiều thay đổi và phát triển liên tục hơn. Các cam kết chính trị của chính phủ Nhật Bản ở châu Phi dần phát triển theo chiều sâu lẫn chiều rộng, chẳng hạn, chính sách về Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đối với hoạt động gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo ở châu Phi.
Nhật lần đầu tiên gửi Lực lượng phòng vệ (SDF) của quốc gia mình tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Mozambique, năm 1993. Tiếp sau đó, năm 1994, SDF cũng được Nhật gửi đến các trại tị nạn ở Zaire nhằm mục đích cứu trợ nhân đạo đối với những người tị nạn Rwanda69. Điều này cho thấy Nhật Bản là một trong những quốc gia khá quan tâm đến việc củng cố hòa bình ở châu Phi và không ngừng đóng góp giúp các nước châu Phi thưc hiện mục tiêu hòa bình. Ngay từ khi OAU mới lập nên Cơ chế quản lý, ngăn ngừa và giải quyết xung
69 Makoto Sato (2005), Japanese Aid Diplomacy in Africa, The International Studies Association of Ritsumeikan University, Vol.4, pp. 76.
đột vào năm 1993, Nhật Bản thường xuyên có những sáng kiến hỗ trợ Quỹ Hòa bình OAU cả về công nghệ lẫn tài chính với hàng trăm nghìn USD mỗi năm. Củng cố hòa bình cho châu Phi cũng là một trong những nội dung và mục tiêu chính của TICAD mà Nhật hướng đến.
Với sáu kỳ TICAD đã diễn ra dưới sự tài trợ tổ chức của Nhật Bản, có thể coi TICAD là định hướng chính sách “không thể vòng tránh” (incontournable) và là công cụ quan trọng trong chính sách đối ngoại Nhật Bản về phía châu Phi. Đây được xem là sáng kiến chính trị có ý nghĩa rất lớn đối với Nhật Bản, châu Phi và mối quan hệ Nhật - Phi. Thông qua TICAD, Nhật Bản thực hiện vai trò của mình như một nhà lãnh đạo quốc tế ủng hộ các nhu cầu phát triển của châu Phi về ổn định chính trị, gìn giữ hòa bình và công tác quản trị. Có thể nói, TICAD là một trong những cam kết chính trị lớn nhất của Nhật Bản để khởi tạo sự phát triển lục địa châu Phi. Cũng từ TICAD, nhiều sáng kiến khác được nảy sinh làm thắt chặt hơn mối quan hệ chính trị ngoại giao Nhật – Phi đồng thời củng cố thêm vai trò quan trọng của Nhật ở lục địa đen, trong đó có thể kể đến sáng kiến về hợp tác Nam – Nam.
Các hoạt động hỗ trợ phát triển được TICAD chú trọng như một mảng chính liên quan đến nghĩa vụ lẫn quyền lợi mà Nhật hướng đến. Thông qua TICAD III, Nhật Bản hỗ trợ 760 triệu USD cho các hoạt động gìn giữ hòa bình và góp phần thúc đẩy quá trình tái hòa nhập cộng đồng cho các cựu chiến binh70. Những nhiệm vụ này được Nhật thực hiện thường xuyên, liên tục trong các TICAD sau, đặc biệt hoạt động đào tạo nhân viên gìn giữ hòa bình, nhân viên an ninh cho các nước châu Phi được Nhật chú trọng và không ngừng gia tăng về số lượng hằng năm. Vai trò và ảnh hưởng của Nhật Bản đối với việc đảm bảo an ninh, hòa bình ở châu Phi ngày càng được khẳng định bởi tính thực tế, chiến lược lâu dài và hiệu quả mà các hoạt động mang lại.
Mối quan hệ chính trị ngoại giao Nhật Bản – châu Phi được trợ lực rất nhiều thông qua viện trợ, đây cũng là mục tiêu cuối cùng mà các hoạt động viện trợ hay hỗ trợ phát triển từ phía Nhật hướng đến trên con đường tìm kiếm vị thế chính trị
70 Nguyễn Thanh Hiền (2011), sđd, tr.308.
thế giới. Khởi đầu các chính sách viện trợ của Nhật đến châu Phi được đánh dấu bằng TICAD I năm 1993 với những mục tiêu có thể tóm lược trong ba ý: 1) nhu cầu nhân đạo của châu Phi; 2) khát khao quyền lực chính trị quốc tế của Nhật; 3) và nền tảng để có thể tạo ra một mô hình phát triển châu Á mang tên Nhật Bản. Các hội nghị TICAD về sau đều mang những tôn chỉ hành động tương tự duy chỉ khác về biểu hiện thông qua những hoạt động mà mỗi TICAD triển khai. Các mô hình của viện trợ phát triển mà chính phủ Nhật Bản tìm cách thúc đẩy thông qua TICAD đều được triển khai trên các khía cạnh khác nhau của kinh tế thương mại nhưng hướng đến những lợi ích chính trị cao hơn.
Tuy châu Phi không phải là khu vực nhận được nguồn viện trợ phát triển lớn nhất từ Nhật Bản so với đối tác truyền thống của Nhật là châu Á nhưng Nhật luôn nằm trong danh sách những nhà tài trợ hàng đầu ở lục địa châu Phi cùng với Mỹ, Pháp và Đức. ODA và các nguồn viện trợ là một sách lược chính trị quan trọng của Nhật Bản khi yếu tố tiên quyết đối với nước tiếp nhận là hạn chế tối đa việc sử dụng ODA vào mục đích quân sự. Mục đích sâu xa của viện trợ là tiếng nói của Nhật ở các quốc gia, khu vực tiếp nhận châu Phi.
Trong quan hệ hợp tác với châu Phi, Nhật Bản tuy trong vai một siêu cường nhưng luôn tôn trọng bản sắc văn hóa chính trị riêng của châu Phi. Mục tiêu của Nhật Bản là tìm kiếm một đối tác chiến lược đường dài trọng mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… nhưng không áp đặt tư tưởng nước lớn để quy phục. Chính vì vậy, khái niệm “hòa bình kiểu Nhật” (Pax Nipponica) và “hòa bình kiểu châu Phi”
(Pax Africana)71 được các nhà nghiên cứu đưa ra khi nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Nhật Bản – châu Phi thời kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh. “Hòa bình kiểu Nhật” đề cập đến Hiến pháp Nhật Bản như một kiểu thể chế ô n hòa, các mối quan hệ quốc tế của Nhật lấy tính hợp tác làm căn bản, và an ninh Nhật Bản là an ninh tập thể. Qua đó, Nhật đóng vai trò như một nhân vật trung tâm, mọi quan hệ tương tác của Nhật với các quốc gia và khu vực khác đều diễn ra mà không sử dụng đến quân đội hay bạo lực. Điều này cũng mang một ý nghĩa tương tự như trong quan hệ
71 Tukumbi Lumumba-Kasongo (2011), sđd, p.163.
với châu Phi, “hòa bình kiểu Nhật” bao hàm những nỗ lực để đạt được hòa bình mà không có sự tham gia của quân đội, và những nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trở thành cơ sở để nâng cao giá trị của an ninh tập thể mà Hiến pháp Nhật định ra.
Điều này phù hợp với mục tiêu của châu Phi trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
“Hòa bình kiểu châu Phi”(Pax Africana) được nhắc đến như một cách bao hàm về những nỗ lực của cộng đồng c hâu Phi nói chung và mỗi quốc gia châu Phi nói riêng trong việc thiết lập một thể chế an ninh tập thể đa chiều nhưng thống nhất.
Triển khai hợp tác mạnh mẽ, theo đuổi bản sắc văn hóa riêng và tôn trọng sự đa dạng, tự quyết, cũng như chủ nghĩa dân tộc. “Hòa bình kiểu châu Phi” cũng bao hàm những nỗ lực có ý thức của các lực lượng chính trị, các nhà lãnh đạo, và cộng đồng xã hội châu Phi để tái định nghĩa rằng, châu Phi với các mục tiêu hướng đến hòa bình và ổn định ở cấp quốc gia cũng như trên nền tảng tập t hể vẫn luôn mang một bản sắc chính trị độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ đối tượng nào. Trong quan hệ với Nhật Bản, bản thân sự tự vận động của cộng đồng châu Phi giúp họ không làm mất bản sắc riêng của mình mà hướng đến mục tiêu xây dựng châu lục toàn diện bên cạnh những hỗ trợ và tác động qua lại từ phía Nhật. Khái niệm “hòa bình” cho thấy sự tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong quan hệ Nhật – Phi, cũng là phương diện để Nhật Bản trở nên khác biệt với các cường quốc khác khi cùng tăng cường mối quan hệ với châu Phi.
Chính sách ngoại giao châu Phi của Nhật Bản cũng liên quan đến sự chuyển động của nền kinh tế - chính trị nước này và những nỗ lực của nó trong việc đóng góp xây dựng cộng đồng quốc tế thời đại toàn cầu hóa. Do đó, Nhật Bản tích cực ủng hộ châu Phi trên các diễn đàn quốc tế. Từ TICAD I, vai trò của Nhật đã không thể thay thế khi là người tiên phong góp phần thức tỉnh thế giới trước những vấn đề của châu Phi, TICAD trở thành sợi dây kết nối và củng cố mối quan tâm của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là của Nhật Bản trong quá trình xây dựng và phát triển một châu Phi xứng tầm. Nhật cũng dành nhiều quan tâm cho châu Phi trong Hội nghị thượng đỉnh G8 được tổ chức tại Okinawa năm 2000. Lần đầu tiên Nhật Bản mở rộng lời mời đến lãnh đạo các nước Nam Phi, Al geria, Nigeria tham dự đối thoại
tiếp cận với các nước khối G8, đặt tiền đề cho những lần tham dự về sau của các nhà lãnh đạo châu Phi. Thông qua việc đối thoại với G8, châu Phi tìm kiếm được cơ hội hợp tác và học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các nước công nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng và toàn châu lục nói chung tiến triển theo chiều hướng tích cực. Cũng từ đây, những nhà lãnh đạo G8 bắt đầu dành mối quan tâm đến châu Phi và cho ra đời Chương trình hành động châu Phi năm 2002 , Quỹ phát triển châu Phi, và tích cực ủng hộ Cơ chế giám sát đồng đẳng châu Phi năm 2007. Châu Phi và các vấn đề liên quan đến châu Phi dần trở thành một trong những nội dung chính trong các cuộc hội đàm của G8. Có thể thấy rằng, Nhật Bản là quốc gia có công rất lớn trong việc đưa tiếng nói của cộng đồng châu Phi đến Hội nghị thượng đỉnh G8, góp phần vào quá trình phát triển của châu Phi đồng thời làm mạnh hơn vai trò quốc tế của Nhật.
Nỗ lực tìm kiếm vị thế chính trị của Nhật Bản thể hiện khá rõ trong những đóng góp và mối quan tâm của Nhật dành cho lục địa châu Phi khi là quốc gia luôn tiên phong, tích cực ủng hộ và vận động sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế giúp châu Phi giải quyết những tồn tại của mình, hòa nhập vào môi trường phát triển năng động của thế giới. Sự quan tâm này còn thể hiện thông qua những chuyến thăm hữu nghị lẫn nhau của lãnh đạo Nhật Bản và các nước châu Phi. Năm 2001, lần đầu tiên một Thủ tướng đương nhiệm của Nhật, ông Yoshiro Mori đến thăm châu Phi mang thông điệp xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa hai bên:
“Tôi thực sự muốn đứng tại châu Phi và trực tiếp bày tỏ đến người dân châu Phi lập trường kiên định của người Nhật, chúng tôi luôn mở rộng trái tim mình đối với châu Phi, cùng đổ mồ hôi và dốc toàn lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục những khó khăn trước mắt và xây dựng một tương lai tươi sáng”72.
Ngoài ra, sự hiện diện của nhiều quan chức cấp cao Nhật Bản trong các cuộc họp, các diễn đàn, hội nghị... liên quan đến châu Phi từ sau Chiến tranh lạnh góp
72Adem Se idufein (2001), Emerging Trends in Japan-African Relations: An African Perspective, African Studies Quarterly 5(2):4, (the online Journal for African Studies) http://web.africa.ufl.edu/asq/v5/5i2a4.htp
phần khẳng định sự quan tâm của Nhật Bản dành cho châu Phi ngày một lớn dần.
Điển hình trong năm 2009, Nhật Bản liên tiếp bổ nhiệm hai đại sứ Hideto Mitamura và Toshisugu Uesawa làm đại diện chính thức đầu tiên của Nhật tại COMESA và ECOWAS, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ ngoại giao Nhật – Phi và hứa hẹn những tiến triển về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác.
Quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và châu Phi được coi là hòa hảo nhất trong số các siêu cường có mặt tại châu lục này. Thiện ý hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển của người Nhật trong quan hệ Nhật – Phi thể hiện trong mọi chính sách, chiến lược và hành động của Nhật Bản. Việc nhận thức được tầm quan trọng của lục địa châu Phi đối với bối cảnh thế giới mới rằng “thế kỷ XXI, thế giới sẽ không ổn định và thịnh vượng nếu các vấn đề của châu Phi không được giái quyết”73 nên nỗ lực hỗ trợ cộng đồng châu Phi là một nhiệm vụ quốc tế tất yếu của những nước lớn, trong đó Nhật không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, mục tiêu và cách thức đóng góp của Nhật Bản luôn được cộng đồng châu Phi và quốc tế ghi nhận.
Nhật Bản trở thành quốc gia có tiếng nói đầy trọng lượng và sức ảnh hưởng khá lớn đến cộng đồng quốc tế trong quá trình hỗ trợ châu Phi đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và xây dựng châu lục này phát triển theo xu hướng chung của thế giới… Thêm vào đó, trong khi các siêu cường khác như Mỹ, Trung Quốc đã thiết lập khá rõ ràng những ràng buộc về thương mại và đầu tư với lục địa châu Phi thì mối quan hệ Nhật Bản và châu Phi thường được thực hiện có hệ thống, lưu tâm đến những yếu tố quốc tế khác. Chẳng hạn như, TICAD được tài trợ và tổ chức bởi chính phủ Nhật Bản nhưng có sự tham gia của rất nhiều đại diện từ các tổ chức quốc tế bao gồm Tổng thư ký của Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, các quốc gia châu Phi cũng như nhiều quốc gia và tổ chức phi lợi nhuận khác. Điều này cho thấy, khi vai trò của Nhật Bản với châu Phi ngày càng gia tăng cũng đồng nghĩa với tiếng nói của Nhật Bản trên chính trường quốc tế ngày càng có trọng lượng.
73 Nguyễn Thanh Hiền (2011), sđd, tr.293.
Ngoài việc tích cực ủng hộ châu Phi trên các diễn đàn quốc tế, “chính sách ngoại giao châu Phi” của Nhật còn thể hiện vai trò hỗ trợ các nước châu Phi đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỳ (MDGs). Và để xây dựng hình ảnh một Nhật Bản toàn diện trên đất châu Phi, chính trị ngoại giao là một đòn bẩy quan trọng. Do đó, qua mỗi TICAD, Nhật đều có những chính sách thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến các nước châu Phi và những vấn đề tồn tại ở đây. Lấy ví dụ trong TICAD II (1998), Chương trình Hành động Tokyo (TAA) được thông qua, đặt trọng tâm vào việc huy động nguồn lực, cải tiến trong phân phối thu nhập, tạo ra các cơ hội việc làm, tái thiết các cộng đồng nông thôn, cải thiện chi tiêu công, và việc mở rộng các dịch vụ xã hội74. TICAD III (2003), Nhật cam kết hỗ trợ châu Phi 5 tỷ USD nhằm vào ba mục tiêu: phát triển con người; xóa đói giảm nghèo thông qua việc phát triển kinh tế; và củng cố hòa bình, ổn định chính trị trên toàn châu Phi.
Năm 2007, MOFA đã điểm ra những ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản bao gồm:
1) Giải quyết các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu; 2) Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho các nước đang và chậm phát triển đồng thời thúc đẩy hơn nữa sự thịnh vượng kinh tế tại Nhật Bản; 3) Thiết lập dân chủ hóa và hỗ trợ cải cách kinh tế theo hướng thị trường; 4) Xây dựng hòa bình, chống khủng bố; và 5) Bảo đảm an ninh con người.75
Chính phủ Nhật Bản tôn chỉ lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế phải luôn song hành, những thành tựu Nhật Bản đạt được nên đi từ việc thực hiện nghĩa vụ đảm bảo sự thịnh vượng quốc tế, cụ thể là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các nước châu Phi. Đây cũng là mấu chốt để TICAD V (2013) lấy chủ đề “Tay trong tay cùng một châu Phi năng động hơn” làm mục tiêu hành động. Việc hỗ trợ châu Phi thoát khỏi vỏ bọc trì trệ và lạc hậu cũng đồng nghĩa với việc Nhật thực hiện tốt vai trò và nghĩa vụ quốc tế của mình hướng tới xây dựng nền dân chủ, tiến bộ toàn cầu. Bước vào thế kỷ XXI, Nhật Bản đã sớm được đánh giá là quốc gia có ảnh hưởng tích cực
74 Horiuchi Shinsuke (2005), TICAD after 10 Years: A Preliminary Assessment and Proposals for the Future, A Special Issue of Africa and the Japanese Experiences, African and Asian Studies, pp.472.
75 MOFA (2007), ODA hak usho 2007 (Japanese ODAWhite Paper 2007), http://www.mo fa.go.jp (accessed 20 August 2008).