Tổng quan về quan hệ Nhật Bản – châu P hi trước Chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

1.4. Tổng quan về quan hệ Nhật Bản – châu P hi trước Chiến tranh lạnh

Vào kho ảng giữa thế kỷ XVI, Nhật Bản đã bắt đ ầu có những liên hệ với các quốc gia châu Phi thông qua hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa. Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, những mối liên hệ đầu tiên giữa Nhật Bản và các quốc gia châu Phi chủ yếu là hoạt động truyền giáo và quan hệ giao thương như trao đổi hàng hóa, buôn bán nô lệ. Trải qua vài thập kỷ trước khi Nhật Bản và châu Phi tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, mối quan hệ này chỉ dừng lại ở mức độ bang giao và tìm kiếm thị phần của các nước đồng minh. Đặc biệt trong hai cuộc Thế chiến, quan hệ Nhật – Phi bị gián đoạn và kìm hãm về mọi mặt do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại cho đ ất nước Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia lục địa châu Phi. Một cách khái quát, quan hệ Nhật Bản – châu Phi trước Chiến tranh lạnh có thể tái hiện qua những giai đoạn sau:

Trước năm 1960 – giai đoạn sơ khai và nhiều gián đoạn của quan hệ Nhật – Phi Từ giữa thế kỷ XVI đến đ ầu thế kỷ XVII, những thuyền buôn nô lệ từ châu Phi đến Nhật Bản và ngược lại đã đánh dấu mối giao thương đầu tiên giữa hai chủ thể. Trong giai đoạn này, lợi ích kinh tế vẫn chưa được quan tâm nhiều bởi cả Nhật Bản và các quốc gia châu Phi đều chịu ảnh hưởng của phương Tây. Tuy nhiên, Nhật Bản tỏ ra nhạy bén hơn khi các vấn đề thế giới xoay quanh lục địa châu Phi giúp Nhật Bản đúc rút nhiều kinh nghiệm cũng như nhận thức về sức mạnh và sự ảnh hưởng.

Thông qua những nhà truyền giáo châu Âu, dưới thời Tokugawa, Nhật Bản ý thức được vai trò của tôn giáo hay một tư tưởng quốc gia chính thống chính là phương tiện giúp mở rộng phạm vi ảnh hưởng của quốc gia đó, như cách mà các cường quốc châu Âu áp dụng đối với người châu Phi. Nhận thức của Nhật Bản về châu Phi còn khá sơ khai và phần lớn bị chi phối bởi tư tưởng bành trướng phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.

Bước vào Đại thế chiến lần 1, hoạt động buôn bán diễn ra giữa Nhật Bản và các quốc gia châu Phi rõ nét hơn. Các mặt hàng dệt may, hàng thủ công của Nhật chiếm được ưu thế ở nhiều quốc gia châu Phi. Tuy nhiên, mối giao thương này bị gián đoạn sau khi Đại chiến thế giới lần 1 kết thúc và kéo dài đến hết Đại chiến thế giới lần 2 do những rào c ản từ các cường quốc phương Tây như Anh, Italia và rào cản từ chính các quốc gia châu Phi.

Nhìn chung, giai đoạn này là những bước manh nha của quan hệ ngoại giao Nhật Bản – châu Phi. Tuy còn khá nhỏ lẻ và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên ngoài nhưng nhận thức và sự tiếp cận của Nhật Bản đối với châu Phi tạo nên bước đệm cho quá trình triển khai và thúc đẩy quan hệ Nhật – Phi về sau.

Giai đoạn 1960 -1973 – quan hệ mang tính chất một chiều và ít triển vọng

Giai đoạn này đánh dấu sự nổi lên của Nhật Bản như một cường quốc kinh tế lớn dưới sự hậu thuẫn của Mỹ. Tài lực kinh tế trở thành công cụ giúp Nhật Bản thúc đẩy các chiến lược quốc gia và đặc biệt là chiến lược hợp tác quốc tế của quốc gia mình. Tuy vậy, hầu hết các quan hệ kinh tế và chính trị của Nhật thời kỳ này đều hướng vào châu Á – Thái Bình Dương và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), còn châu Phi trong tư duy người Nhật chỉ là sân sau của những trận chiến Âu – Mỹ.

Nhiều ý kiến cho rằng, mối quan hệ Nhật Bản – châu Phi giai đoạn 1960 – 1973 không tuân theo nguyên t ắc nào một cách rõ ràng, thay vào đó, nó được đ ặc

trưng bởi tính thực dụng, phi ý thức hệ và không hứa hẹn36. Đây có thể là kết quả của sự phụ thuộc Mỹ nhằm vực dậy nền kinh tế mà Nhật theo đuổi dẫn đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách và chiến lược chung của Mỹ. Nhật sử dụng sức mạnh kinh tế làm công cụ thương lượng quốc tế với các quốc gia châu Phi và cũng vì mục tiêu phát triển của nền kinh tế mà mở rộng quan hệ đến lục địa này.

Chủ nghĩa thực dụng thể hiện ở chỗ, chính sách đối ngo ại của Nhật Bản đối với châu P hi thiếu đi sự rõ ràng về lợi ích chính trị của các quốc gia châu Phi. Thêm vào đó, việc Nhật Bản bắt tay giao thương với Nam Phi và các quốc gia khác đều vì lý do, những quốc gia này giàu có tài nguyên thiên nhiên, một trong những nhân tố hết sức cần thiết đối với nền kinh tế Nhật Bản. Và mặc dù giai đoạn 1960-1973, thương mại của Nhật Bản với châu Phi có xu hướng tăng lên cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu, cụ thể: xuất khẩu của Nhật sang châu Phi gần như gấp bốn lần, từ 603 triệu USD (1965) lên đến 2,3 tỷ USD (1973), nhập khẩu cũng tăng từ 192 triệu USD (1965) thành 1 tỷ USD (1973)37 thì đặc trưng của các hoạt động này cũng chỉ nhằm phục vụ lợi ích kinh tế Nhật Bản một cách tức thời, trước mắt, chứ chưa hình thành chiến lược lâu dài từ cả hai phía.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 được xem là bước ngoặt trong chính sách đối ngoại giữa Nhật Bản và châu Phi. Khi cuộc khủng hoảng này xảy ra, Nhật Bản là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và buộc phải rõ ràng hơn trong chiến lược tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế của mình. Nhật xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt hơn với châu Phi để đảm bảo nguồn cung ổn định hơn của đa dạng các loại tài nguyên thiên nhiên. Mặc dù Nhật Bản đã có những thay đổi về chiến lược hợp tác với các quốc gia châu Phi, đây không phải là ý thức hệ mà là một dạng của chủ nghĩa thực dụng. Thái độ và hành động của Nhật Bản tại thời điểm xảy ra cuộc

36 Tuku mbi Lu mu mba-Kasongo (2006), Japan’s economic and political relations with Africa since the 1970’s and their implications for popular demands for democracy in Africa: a preliminary reflection, Report in The 20th International Political Science Association World Congress, Fukuoka, Japan, p.174.

37 Takehiko Och iai (1995), Japan’s Relations with Sub-Saharan Africa: 1960–93, Journal of Behavioral and Social Sciences, No. 1, p.127–155.

khủng ho ảng chỉ là tìm kiếm giải pháp thay thế để đảm bảo nhu c ầu và lợi ích c ủa quốc gia này. Ngoài ra, lợi ích của các quốc gia châu Phi vẫn chưa được coi trọng.

Như vậy, giai đoạn 1960 – 1973 đã từng bước định hình quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và các quốc gia châu Phi, điển hình là Nam Phi. Hoạt động thương mại được thúc đẩy cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu, những ràng buộc từ cả hai phía rõ nét hơn tuy nhiên quan hệ Nhật – Phi giai đoạn này còn mang tính một chiều nghiêng về phía Nhật Bản. Sự tăng cường các mối quan hệ cũng không mấy hứa hẹn về một giai đoạn mới sáng sủa hơn, bình đẳng hơn cho quan hệ Nhật Bản – châu Phi.

Giai đoạn 1973 – 1990 – dè dặt trong thiết lập và thúc đẩy quan hệ ngoại giao Đây là giai đoạn đánh dấu những bất ổn của xã hội châu Phi khi nhiều quốc gia rơi vào sự thất bại cả về kinh tế lẫn chính trị. Sự xuất hiện của chế độ độc tài, các cuộc chiến tranh triền miên, chế độ chính trị yếu kém, bất ổn chính trị xã hội và các kho ản nợ nước ngoài khổng lồ càng khiến cho các quốc gia châu Phi phụ thuộc vào thực dân thống trị. Do đó, giai đoạn này Nhật Bản tỏ ra dè dặt trong việc mở rộng quan hệ ngoại giao ở châu Phi.

Nhật Bản bắt đầu có ý tưởng thiết lập quan hệ với một số ít quốc gia châu Phi như Ghana, Zaire, Egypt, Tanzania thông qua chuyến thăm đ ầu tiên của lãnh đạo cấp cao Nhật Bản đến các quốc gia này. Động thái này góp phần tích cực đến mối quan hệ Nhật – Phi về sau nhưng đây không được xem là sự bứt phá trong chính sách đối ngoại Nhật Bản đối với châu Phi. Mối quan hệ Nhật – Phi giai đoạn này chỉ dừng lại ở sự tìm hiểu đối tác, vai trò tài trợ ODA của Nhật Bản cho một số quốc gia châu Phi trong các chiến lược ngoại giao, kinh tế và văn hóa. Rõ ràng là, quan hệ Nhật Bản – châu Phi những năm 1973-1990 chưa có gì khởi sắc và đáng chú ý. Sự dè dặt trong thiết lập quan hệ ngoại giao cũng hạn chế phần nào khả năng và cơ hội hợp tác giữa Nhật Bản với các quốc gia lục địa châu Phi.

Xét một cách khách quan, từ thế kỷ XVI đến những thập kỷ đ ầu của thế kỷ XX, quan hệ Nhật Bản – châu Phi chỉ dừng lại là mối quan hệ bang giao đơn thuần.

Từ giữa những năm 1960 đến 1990, quan hệ này phản ánh những động thái c ủa các cuộc tranh giành quyền lực quốc tế trong đó, quan hệ hợp tác diễn ra nhằm phục vụ lợi ích một chiều từ phía Nhật, còn đa phần những hỗ trợ về kinh tế thời gian này Nhật đều tập trung ở châu Á và châu Á - Thái Bình Dương. Đối với châu Phi, người Nhật khá chọn lọc trong những mối quan hệ, chủ yếu là đi theo khuôn mẫu của Mỹ và chịu ảnh hưởng của cường quốc này. Nói tóm lại, trước khi cuộc Chiến tranh lạnh nổ ra, quan hệ Nhật Bản – châu Phi suy cho cùng vẫn là một mảng tối màu và chưa được phát huy tối đa từ cả hai phía..

Tiểu kết chương 1

Thế giới hậu Chiến tranh lạnh mở ra một thời kỳ mới của hội nhập và tăng cường các hoạt động quan hệ quốc tế trên diện rộng. Trong đó, quan hệ quốc tế phần nào bị chi phối bởi yếu tố quyền lực và quyền lực chính trị, tạo nên tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và châu lục. Càng phát triển và muốn phát triển, nhu cầu xích lại gần nhau trong mối tương quan “cùng có lợi” giữa các cường quốc và quốc gia, khu vực đang phát triển càng trở nên cần thiết. Không nằm ngoài quy luật khách quan này của quan hệ quốc tế, quan hệ Nhật Bản – châu Phi cũng dựa trên tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa một cường quốc hàng đầu thế giới và một châu lục đang phát triển.

Lợi thế so sánh của cả hai về kinh tế, tài chính, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và các tiềm năng phát triển chính là mắt xích đưa Nhật Bản và châu Phi xích lại gần nhau bên c ạnh sự chi phối của xu thế và bối cảnh quốc tế. Trong khi Nhật Bản là một cường quốc Tư bản chủ nghĩa có những điều kiện về kinh tế tài chính, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, giáo dục và y tế, những lĩnh vực vốn đang là nhu cầu cần thiết ở lục địa châu Phi. Ngược lại, châu Phi là vùng đất tồn tại nhiều khó khăn và bất ổn nhưng chứa đựng những tiềm năng mà nhiều quốc gia khác phải mơ ước như nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú, các ngành kinh tế đang ở giai đoạn phát triển và đặc biệt, châu Phi là tâm điểm các vấn đề chính trị thế giới mới nảy sinh thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Chính tình hình

thực tiễn từ nội tại quốc gia và châu l ục đặt ra những nhu c ầu thiết yếu để Nhật Bản và châu Phi tăng cường mối quan hệ song phương đôi bên cùng có lợi.

Những lý luận nền tảng về quan hệ quốc tế và cơ sở thực tiễn từ mỗi bên Nhật Bản hay châu Phi đều chi phối đến nội dung của mối quan hệ này. Việc làm rõ những luận điểm trên tạo ra một bản lề để đi sâu nghiên c ứu từng lĩnh vực bên trong mối quan hệ Nhật – Phi, bao gồm cả những nhân tố chi phối đến mối quan hệ.

Thêm vào đó, tổng quan lịch sử quan hệ Nhật – Phi trước Chiến tranh lạnh góp phần khắc họa phần nền của bức tranh tổng thể. Những hạn chế của mối quan hệ trong giai đoạn này sẽ là tiền đề để luận văn tìm hiểu sâu sắc hơn những thay đổi của nó trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh.

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)