Trao đổi khoa học - kỹ thuật và giáo dục– đóng góp sự phát triển ở Châu Phi

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 91 - 105)

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ NHẬT BẢN – CHÂU PHI SAU CHIẾN TRANH LẠNH – MỐI QUAN HỆ TOÀN DIỆN

3.3. Trao đổi khoa học - kỹ thuật và giáo dục– đóng góp sự phát triển ở Châu Phi

Khoa học – kỹ thuật và giáo dục là những yếu tố đóng vai trò đòn bẩy đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Hơn bất kỳ ai, Nhật Bản hiểu được giá trị của các yếu tố này bởi chúng đã góp phần rất lớn trong sự thần kỳ Nhật Bản.

Ngược lại, châu Phi là khu vực chiếm tỷ lệ mù chữ cao nhất thế giới, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu so với mặt bằng chung toàn cầu. Những hợp tác về khoa học – kỹ thuật và giáo dục giữa Nhật Bản và châu Phi góp phần không nhỏ trong việc giúp châu Phi thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và bắt kịp xu thế phát triển của thế giới. Chúng tôi sẽ không bàn luận nhiều về hệ thống giáo dục Nhật Bản phát triển như thế nào, trình độ khoa học – kỹ thuật tiến bộ ra sao mà tập trung làm rõ vai trò của hợp tác, đầu tư về hai lĩnh vực này đối với cục diện phát triển của châu Phi.

3.3.1. Giáo dục

76 Đỗ Đức Định (2006), Tình hình chính trị - kinh tế cơ bản của châu Phi, Nxb Khoa học Xã hội, tr.36.

Có rất nhiều ý kiến tranh cãi về viện trợ giáo dục cho châu Phi rằng nó góp phần làm gia tăng tính phụ thuộc của các quốc gia châu lục này; hoặc ở một mức độ nào đó, viện trợ giáo dục còn quá nhỏ để có thể đáp ứng được nhu cầu của toàn châu lục và thậm chí sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng lực quản lý vốn đã yếu kém của châu Phi. Tuy nhiên, sẽ là không đúng khi đánh đồng mọi hoạt động và ý nghĩa của viện trợ giáo dục đến châu Phi đều không tốt. Thực tế, viện trợ giáo dục không cho kết quả rõ ràng như đối với thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa hay chuyển giao công nghệ, nó nên được nhìn nhận như một phần trong chính sách đối ngoại hay chính sách phát triển quốc gia. Và về mặt giá trị, hợp tác giáo dục được đặt trong lĩnh vực nhân văn, đạo đức, đôi khi có liên quan đến nhân quyền như trong Hội nghị giáo dục thế giới dành cho mọi đối tượng (The World Conference on Education for All) được tổ chức năm 1990 tại Thái Lan như một lần nữa khẳng định rằng giáo dục giống như một quyền cơ bản của con người 77.

Trước khi đi sâu vào hợp tác giáo dục giữa Nhật và châu Phi góp phần như thế nào vào sự phát triển của châu Phi, chúng tôi đề cập đến những khía cạnh giáo dục liên quan đến châu Phi mà Liên Hợp Quốc đề ra trong Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Diễn đàn Giáo dục thế giới. Trước hết, MDGs về giáo dục yêu cầu cần có sự mở rộng và cải thiện về nhận thức chăm sóc cũng như giáo dục trẻ em, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu học tập của thanh thiếu niên lẫn người trưởng thành. Các chính phủ đã ký kết để hướng tới mục tiêu cam kết cải thiện được 50%

tỷ lệ mù chữ vào năm 2015 và cải tiến chất lượng giáo dục cho tất c ả mọi đối tượng.

Diễn đàn Giáo dục Thế giới tổ chức tại Dakar vào tháng 4 năm 2000 cũng đưa ra tuyên bố rằng, sự chênh lệch giới tính trong trường học sẽ được loại bỏ ở bậc tiểu học và trung học vào năm 2005; đến khoảng năm 2015, tất cả trẻ em trong độ tuổ i tiểu học sẽ được đi học và thậm chí là bắt buộc đi học; chương trình giáo dục tiểu học được tổ chức miễn phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt. Rõ ràng, nhu cầu cấp bách đối với nền giáo dục châu Phi không gì khác ngoài việc xóa mù chữ và cải tiến

77 World Conference on Education for All (1990), Meeting Basic Learning Needs: A vision for the 1990s, Background document, the Inter-Agency Commission for the World Conference on Education for All.

chất lượng giáo dục cho các bậc học. Nền tảng giúp châu Phi tự đứng vững mà không cần đến quá nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài chỉ có thể nằm ở giáo dục.

Theo số liệu trong báo cáo MDGs năm 2008 của Liên Hợp Quốc, trong tổng số 72 triệu trẻ em trên toàn thế giới không có cơ hội đến trường có đến 35 triệu trẻ em thuộc về các quốc gia châu Phi cận Sahara78. Chính vì trình độ dân trí thấp dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh như bất bình đẳng giới, tệ nạn xã hội, HIV-AIDS, và làm trì trệ nền kinh tế của châu Phi trong nhiều thế kỷ qua. Nhật Bản, trong những nỗ lực hỗ trợ thực hiện MDGs và tăng cường quan hệ hợp tác với châu Phi, rất tích cực ủng hộ và tài trợ nhằm góp phần thúc đẩy nền giáo dục châu Phi phát triển hơn. Tuy vậy, viện trợ giáo dục của Nhật Bản đến châu Phi được xây dựng chậm hơn so với các khoản viện trợ về kinh tế và các lĩnh vực khác.

Thời kỳ sau Chiến tranh lạnh đánh dấu những tiến triển trong quan hệ giáo dục của Nhật Bản và châu Phi, hay nói đúng hơn là những hỗ trợ về giáo dục của Nhật Bản dành cho châu Phi, với hàng loạt sáng kiến và hành động. Điển hình như tháng 12/1994 JICA đã lập nên một Ủy ban chuyên trách về mở rộng hỗ trợ giáo dục ở châu Phi, khởi đầu bằng nghiên cứu về viện trợ giáo dục cơ bản, một trong những vấn đề cấp bách đối với nền giáo dục châu Phi. Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển lần thứ 9 được tổ chức ở Nam Phi năm 1996, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Yukihiko Ikeda đã đưa ra sáng kiến hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đối với châu Phi có ý nghĩa kéo dài đến hiện tại. Theo đó, Nhật hỗ trợ các chiến dịch nhằm đảm bảo chương trình học tiểu học cho tất cả trẻ em châu Phi như: định kỳ ba năm hỗ trợ 100 triệu USD, đồng thời nhận đào tạo kỹ thuật cho khoảng 3000 người châu Phi, hỗ trợ giáo dục cơ bản đối với khu vực châu Phi cận Saharan.

Chính phủ Nhật Bản cũng là một trong số ít quốc gia nhiệt tình đóng góp vào Quỹ Phát triển nguồn nhân lực của UNDP nhằm thúc đẩy hợp tác Nam – Nam, bao gồm cả hợp tác Á – Phi.

Những năm đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản là nhà cung cấp ODA lớn thứ hai thế giới trong số các nước DAC và một phần lớn trong tổng ODA của Nhật được dành

78 United Nation (2008), The Millennium Development Goals Report, New York, pp.13

cho lĩnh vực giáo dục, với 9,8%. Trong một xu hướng mới, Nhật tăng dần nguồn ODA cho các nước châu Phi, chú trọng vào giáo dục, trong đó, tỷ lệ phân bổ cho các mảng giáo dục ở châu Phi thể hiện được thiện ý của Nhật Bản trong nỗ lực xóa mù chữ cho các quốc gia chậm phát triển. JICA đã phân bổ nguồn viện trợ dành cho giáo dục ở châu Phi năm 2004 với 27% được hạch toán vào mảng đào tạo nghề và kỹ thuật công nghiệp, giáo dục tiểu học và trung học ở mức 22%, và khoảng 18%

dành cho giáo dục đại học, phần còn lại phân bổ cho các mảng liên quan khác79. Đối với lục địa châu Phi, yếu tố con người đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nỗ lực phát triển, đầu tư vào con người là tạo ra một nền tảng lâu dài, bền vững để châu Phi có đủ khả năng tự chủ trong tương lai.

Việc phân bổ nguồn hỗ trợ giáo dục dành cho châu Phi theo cách Nhật Bản là hoàn toàn phù hợp với những lý do chủ quan xuất phát từ nội tại châu Phi. Thứ nhất, đời sống người dân nhiều nước châu Phi khá nghèo, tỷ lệ trẻ em mù chữ cao, ít có khả năng để học lên các bậc giáo dục chuyên nghiệp. Ở những vùng này, đầu tư cho giáo dục tiểu học là cần thiết hơn cả, nhằm mục đích xóa mù chữ và nâng cao nhận thức của người dân. Thứ hai, nền kinh tế của phần lớn các nước châu Phi khá trì trệ, mục tiêu công nghiệp hóa sau Chiến tranh lạnh là điều khó thực hiện. Đầu tư giáo dục tay nghề, các ngành công nghiệp, kỹ thuật vừa là cách để người dân tự cải thiện đời sống vừa là cách để bổ sung nguồn nhân lực lâu dài cho các ngành công nghiệp. Thứ ba, giáo dục đại học mặc dù không cấp bách đối với trường hợp châu Phi nhưng lại là nhân tố góp phần quyết định đến sự thành công của châu Phi trong nỗ lực xây dựng nền kinh tế xã hội đường dài. Có thể nói, sự hỗ trợ giáo dục từ phía Nhật Bản là một lợi thế rất lớn cho các quốc gia châu Phi bởi Nhật Bản vốn là một trong số ít những quốc gia trên thế giới thành công rực rỡ với việc sử dụng giáo dục như một nền tảng xây dựng và phát triển quốc gia.

Đối với Sáng kiến FTI - Sáng kiến nắm bắt nhanh do Ngân hàng Thế giới đề ra vào tháng 4/2002, nhằm cung cấp và hỗ trợ cho các nước đang phát triển một chiến lược xóa đói giảm nghèo và các kế hoạch giáo dục nếu chưa thể hoàn thành

79 Tukumbi Lumumba-Kasongo (2010), sđd, p.225.

mục tiêu “Giáo dục tiểu học toàn cầu đến năm 2015” của Liên Hợp Quốc. Nhật Bản đã và đang có những nỗ lực đóng góp thông qua khoản viện trợ lớn trị giá 255,47 triệu Yên80 dành cho Sáng kiến này. Nhật nhấn mạnh rằng “Giáo dục cho mọi người” (Educational for All – EFA) giữ vai trò quan trọng đối với châu Phi trong nỗ lực đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Cùng với những lý do nội tại của lục địa châu Phi, Nhật Bản thực hiện phân bổ nguồn viện trợ cho FTI trong cả ba lĩnh vực giáo dục cơ bản, đào tạo nghề, và giáo dục trung học. Mục tiêu vừa để tạo dựng nền tảng căn bản cho các nước châu Phi, vừa củng cố nguồn lực đường dài cho quá trình phát triển trong tương lai.

Song song với gói hỗ trợ này, Nhật giúp các nước châu Phi xây dựng 1.000 trường học, đào tạo 100.000 giáo viên Toán và Khoa học cho 10 nước châu Phi theo dự án “Củng cố Toán và Khoa học trong hệ thống giáo dục” (SMASE)81.

Nếu như ở châu Á, nguồn ODA của Nhật chú trọng hỗ trợ vào cơ sở hạ tầng thì tại châu Phi, Nhật xem viện trợ giáo dục là một phần mềm trong quan hệ hợp tác. Cách tiếp cận viện trợ giáo dục của Nhật Bản đến châu Phi được ảnh hưởng hay thậm chí là xác định bởi một mô hình phát triển kinh tế mang tên Nhật Bản, vị thế của Nhật trong nền kinh tế chính trị quốc tế và cả những nền tảng văn hóa chính trị, giáo dục của đất nước mặt trời mọc. Những kinh nghiệm của Nhật Bản có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi xây dựng nền tảng căn bản cho quốc gia, châu lục mình. Như cách MOFA của Nhật khẳng định, Nhật Bản là một quốc gia có lịch sử đầu tư vào giáo dục như một nền tảng xây dựng đất nước. Nhật sẽ tăng cường mọi hoạt động hỗ trợ của mình giúp các quốc gia đang và chậm phát triển ở châu Phi đạt được mục tiêu Chương trình Hành động tại Dakar hay các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về lĩnh vực giáo dục do Liên Hợp Quốc đề ra. Những năm đầu thế kỷ XXI, trong tổng nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào châu Phi, có đến 98,4% nằm dưới hình thức tài trợ, chủ yếu tập trung cho giáo dục và y tế82.

80 UNESCO, http://www.unesco.org/new/en/education/themes/leading -the-international-agenda/education- for-all/funding/fast-track-initiative/

81 Nguyễn Thanh Hiền (2011), sđd, tr.306.

82 Ministry of Foreign Affairs of Japan (MOFA) (2002), ODA White Paper.

Bên cạnh những hỗ trợ tập trung vào giáo dục cơ bản, chính phủ Nhật Bản thực hiện các chương trình trao đổi, chuyển giao công nghệ với các viện, trường đại học của các nước châu Phi bằng cách cử chuyên gia, nghiên cứu viên, các giáo sư đầu ngành về khoa học và công nghệ… sang làm việc tại nhiều quốc gia châu Phi.

Cung cấp học bổng cho sinh viên các nước châu Phi theo học chương trình sau đại học tại Nhật, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và y học. Để mở rộng phạm vi hỗ trợ giáo dục cho châu Phi, Chính phủ Nhật liên kết cùng Ai Cập thành lập trường Đại học Khoa học và Công nghệ Nhật Bản – Ai Cập (E-JSTU) năm 2010 như một bước tiến trong quan hệ hai nước, đồng thời nhận được sự đồng tình của cộng đồng châu Phi. Trường đại học này có ý nghĩa rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghệ cho Ai Cập nói riêng và nhiều quốc gia đang phát triển châu Phi nói chung có thể bắt kịp trình độ khoa học kỹ thuật của thế giới, xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho châu lục.

Khác với tính chất phụ thuộc hoàn toàn mà các nước lớn thường áp đặt lên quốc gia và khu vực đang phát triển trong quan hệ quốc tế, Nhật hợp tác giáo dục với châu Phi trên tiêu chí “giúp châu Phi tự giúp mình”. Bên cạnh những hỗ trợ từ phía Nhật Bản, các quốc gia châu Phi nắm đầy đủ quyền tự chủ và tự quyết, dựa trên thực tại và nhu cầu của châu lục mình để thiết lập các ưu tiên phát triển trong lĩnh vực giáo dục. "Khái niệm hợp tác của Nhật Bản được đặc trưng bởi việc chia sẻ kiến thức để tạo ra kiến thức địa phương"83 và tiêu chí “tự giúp mình” trong hợp tác giáo dục cho thấy Nhật Bản tôn trọng những nỗ lực phát triển của đối tượng tiếp nhận châu Phi, tránh được tình trạng châu Phi rơi vào lệ thuộc hay nói đúng ra là giúp châu Phi tránh khỏi một dạng thuộc địa kiểu mới trong tương lai.

3.3.2. Khoa học – kỹ thuật

Như đã trình bày trong các phần trước, châu Phi trên một mặt bằng chung là châu lục đang phát triển tồn tại nhiều vấn đề bất cập của đói nghèo, bệnh tật và nhất là lạc hậu về khoa học công nghệ. Không những thiếu thốn các sáng kiến khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị hiện đại mà đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ

83 Nobuhide Sawa mura (2002), Local Spirit, Global Knowledge: A Japanese Approach to Knowledge Development in International Cooperation, Vol. 32, No. 3, pp.343.

thuật cũng rất hạn chế. Trong quan hệ với Nhật Bản, châu Phi có thể tận dụng tối đa lợi thế so sánh của đất nước này khi là một trong những nước đi đầu về công nghệ trên thế giới.

Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản dần tăng cường sự quan tâm đến hợp tác kỹ thuật với các nước châu Phi bởi đây là thế mạnh của Nhật và là nhu cầu cấp bách đối với châu Phi. Nếu như ở các TICAD I, II và III chủ yếu tập trung vào công tác xóa đói giảm nghèo, vấn đề dân chủ hòa bình và xây dựng các định hướng, mục tiêu phát triển nền kinh tế - xã hội cho châu Phi. Từ TICAD IV (2008), lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã trở nên rõ nét và mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng bên cạnh những hoạt động thường kỳ khác. Nguồn ODA hỗ trợ châu Phi những năm đầu thập niên 2010 tăng gấp đôi so với trung bình giai đoạn 2003-2007, trong đó phần lớn tập trung vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật (Hình 3.2).

Hình 3.2. Nhật Bản cam kết tăng cường nguồn ODA đến châu Phi

Nguồn: Japan’s Initiative on Infrastructure Development in Africa and TICAD Process, JICA

Nhật Bản hỗ trợ các quốc gia châu Phi đào tạo đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm, nhất là trong các lĩnh vực châu Phi còn thiếu như xây dựng đường sá, công trình công cộng, kỹ thuật hậu cần… Một trong số những đơn vị đảm nhận nhiệm vụ này là Trung tâm đào tạo kỹ thuật và tay nghề Senegal-Japan (CFPT), tính đến năm 2010 đã đào tạo gần 2,300 học viên thuộc các ngành kỹ thuật

cho châu Phi84. Ngoài ra, JICA cũng cộng tác với nhiều công ty lớn của mình có trụ sở đặt tại các quốc gia châu Phi nhằm thực hiện các khóa học về cách sử dụng và bảo trì máy móc công nghiệp, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đang được sử dụng tại các công ty này.

Cơ sở hạ tầng cũng là một trong những khía cạnh được Nhật đặt mối quan tâm khi phát triển quan hệ đầu tư tại châu Phi bởi phần lớn hệ thống cảng biển, đường sá, viễn thông… ở châu Phi đều khá lạc hậu so với nhu cầu và mục tiêu phát triển của châu lục trong thời đại mới. Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng là Nhật đã góp phần xây dựng nền tảng căn bản về phần cứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa ở châu Phi. Nhận thức được nhu cầu vừa cấp bách vừa mang tính chất bền vững, lâu dài đối với các quốc gia và khu vực đang phát triển như châu Phi, chính phủ Nhật Bản không ngần ngại chi hỗ trợ và trực tiếp triển khai những công trình kỹ thuật lớn trải rộng trên nhiều quốc gia lục địa châu Phi. Trong số đó có thể kể đến Mạng lưới giao thông do Nhật Bản hỗ trợ xây dựng và nâng cấp trên hầu khắp lãnh địa châu Phi (Hình 3.4).

84 The Fifth Tokyo International Conference on African Deve lopment(TICAD V), 2013, in Yo kohama , Japan

Một phần của tài liệu Quan hệ nhật bản châu phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 91 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)