Bố trí trạm thu phí

Một phần của tài liệu Báo cáo cuối kỳ Khảo sát chuẩn bị Dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận Việt Nam (Trang 39 - 44)

Trạm thu phí đường cao tốc Trung Lương (TL) – Mỹ Thuận (MT) như sau;

Bảng 6.80. Trạm thu phí đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận

STT Vị trí Số lượng trạm thu

phí

1 Nút giao Thân Cửu Nghĩa 2

2 Nút giao Cai Lậy 1

3 Nút giao Cái Bè 1

4 Nút giao An Thái Trung 2

5 Tuyến chính trên Mỹ Thuận 1 Nguồn: Nhóm khảo sát JICA

Số lượng làn thu phí được tính toán theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN5729: 1997). Số làn thu phí của đường cao tốc TL-MT này đã được tính toán theo tư vấn quốc tế Hàn Quốc và TEDI-South về TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG LÀN THU PHÍ TẠI TRẠM trong tháng 8 năm 2011.

Tuy nhiên, nhu cầu lưu lượng giao thông được dùng trong báo cáo này là lưu lượng tính toán mà TEDI-South điều tra trong năm 2008, và nhu cầu lưu lượng giao thông của Nhóm khảo sát JICA dùng có giá trị khác.

Hơn nữa, năm khai trương cũng được dự tính khác nhau. Báo cáo tính toán này đã đề cập rằng năm mở đường cao tốc TL-MT là năm 2016. Hiện nay, năm khai thác là năm 2017.

Vì vậy, số lượng các làn thu phí được xem xét dựa trên điều kiện hiện tại và thông tin của Nhóm khảo sát JICA như sau. Bên cạnh đó, điều kiện cơ bản của việc xem xét này được hiển thị dưới đây.

(1) Số làn thu phí tối thiểu 1) Tại đường chính

Trạm thu phí trên đường chính nên được thiết kế để mỗi hướng (vào / ra) có tối thiểu là ba (3) làn theo TCVN5729: 1997.

 Đường cao tốc chỉ dùng cho xe hơi. Trong trường hợp này, TCVN5729: 1997 đã quy định rằng mỗi hướng đòi hỏi tối thiểu là hai làn.

 Số làn tại trạm thu phí nên gấp 1,5 lần so số làn trên đường cao tốc.

2) Nút giao

Trạm thu phí trên nút giao nên có ít nhất hai (2) làn thu phí để xe lưu thông qua khi một trong các làn bị hư hỏng hoặc đang được bảo trì theo TCVN5729: 1997.

(2) Giao thông hàng ngày trung bình hàng năm (AADT)

Theo TCVN5729: 1997, số lượng cần thiết của làn được tính trong phạm vi mười năm tiếp theo. Vì vậy, số lượng phải đáp ứng các nhu cầu giao thông trong năm 2027 được coi như là giao thông hàng ngày trung bình hàng năm (AADT).

Theo Nhóm khảo sát JICA, nhu cầu giao thông năm 2020 và năm 2030 được tính toán cho AADT. Bằng cách sử dụng các ước tính này, nhu cầu giao thông vào năm 2027 sẽ được tính theo phương pháp nội suy. Những con số này được tính toán trên giả định rằng đường cao tốc này kéo dài đến Cần Thơ.

Bảng 6.81. AADT năm 2027 (xe/ngày) Năm Nút giao Thân

Cửu Nghĩa

Nút giao Cai Lậy

Nút giao Cái Bè

Nút giao An Thái Trung

Tuyến chính trên Mỹ Thuận

2020 25000 6300 1300 8300 15500

2027 34030 13300 5080 14880 26840

2030 37900 16300 6700 17700 31700

Lưu ý: Lưu lượng giao thông ở lối vào / lối ra của đường cao tốc (đoạn đường dốc nối) và dự báo cùng dựa trên một kịch bản như bảng 6.3.

Nguồn: Nhóm khảo sát JICA

Nút giao An Thái Trung sẽ được loại bỏ trong tương lai, vì một nút giao khác sẽ được xây dựng để kết nối với đường cao tốc mới gần nút giao An Thái Trung. Vào thời điểm nút giao này bị phá bỏ, đường cao tốc này vẫn chưa được mở rộng đến Cần Thơ. Do đó, AADT ước tính tại nút giao An Thái Trung được sửa đổi như sau;

Bảng 6.82. AADT của nút giao An Thái Trung (xe/ngày) Năm Nút giao An Thái Trung

2020 3310 2027 6527 2030 7991 Nguồn: Nhóm khảo sát JICA

(3) Khối lượng thiết kế theo giờ (DHV)

Nói chung, lưu lượng giao thông giờ cao nhất thứ 30 được coi là mức độ lưu lượng giao thông mục tiêu để tìm ra các số làn xe. Trong TCVN5729: 1997, Nk có ý nghĩa tương tự như DHV.

Nk được tính như sau;

Nk = K x Ntb nam

K: Lưu lượng giao thông theo giờ cao nhất thứ 30 trong năm, được thể hiện theo dạng tỷ lệ phần trăm của AADT

Ntb nam: AADT tính theo mỗi hướng

Giá trị của yếu tố K nên được áp dụng là 0.1. (K=0.1). Giá trị này đã được áp dụng trong báo cáo cũ *1.

(4) Lưu lượng theo giờ theo hướng thiết kế (DDHV)

Lưu lượng thiết kế theo giờ (DHV, Nk) được xác định để tính toán số lượng các làn xe cho mỗi hướng. Tuy nhiên, AADT ở trên là tổng lưu lượng giao thông bao gồm cả hai hướng. Vì vậy, DHV nên được tính toán lại phù hợp với các yếu tố phân phối theo hướng.

Lưu lượng thiết kế theo giờ theo hướng (DDHV) được tính từ DHV với các yếu tố phân phối hướng. DDHV được tính như sau;

DDHV = D x DHV D: tỷ lệ giao thông giờ cao điểm theo hướng

Giá trị của yếu tố D nên được áp dụng là 0,51. (D = 0.51). Giá trị này đã được áp dụng trong báo cáo cũ *1.

*1: “DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG CAO TỐC TRUNG LƯƠNG – MỸ THUẬN, TÍNH TOÁN SỐ LÀN TRẠM THU PHÍ”

Bảng 6.83. DDHV năm 2027 (xe/giờ) Năm Nút giao Thân

Cửu Nghĩa Nút giao Cai

Lậy Nút giao Cái Bè

Nút giao An Thái Trung

Tuyến chính trên Mỹ Thuận

2027 1736 679 260 333 1369

Nguồn: Nhóm khảo sát JICA (5) Năng lực của làn thu phí

Trong trường hợp hệ thống khép kín được điều khiển không tự động, công suất xử lý của làn thu phí được xác định theo TCVN5729: 1997.

Bảng 6.84. Công suất tối đa của làn thu phí (xe/giờ)

Đối với hệ thống thu phí khép kín Công suất tối đa của làn thu phí

Làn thu phí – Lối vào 650

Làn thu phí – Lối ra 350

Nguồn: TCVN5729:1997

(6) Làn thu phí cho ETC

Khối lượng xe được trang bị OBU có sử dụng ETC là cần thiết để ước tính số lượng cần thiết của làn ETC. Hiện nay, không có kế hoạch phân phối thiết bị ETC. Mỗi hướng nên có tối thiểu một làn ETC độc quyền. Vì vậy, để đáp ứng giao thông tăng trong tương lai, và để giảm chi phí xây dựng, làn đường ETC theo một hướng tại mỗi trạm thu phí sẽ chỉ là một (1) làn đường.

(7) Làn thu phí cho trọng lượng động (WIM)

Nhìn chung, xe quá khổ trên đường cao tốc gây ra hư hỏng đường và tai nạn giao thông.

Những chiếc xe quá khổ không nên vượt qua đường cao tốc. Vì vậy, lên kế hoạch quan sát xe quá khổ tại cửa vào trạm thu phí theo trọng lượng động (WIM). Làn WIM sẽ được quy hoạch là một làn độc quyền (1).

Theo TCVN5729: 1997, làn đường ngoài cùng bên phải ở lối vào trạm thu phí được xác định để quan sát xe quá khổ.

(8) Tính toán số lượng làn thu phí

Số làn thu phí yêu cầu được tính bằng các phân chia lưu lượng giao thông cho các làn thu phí mà không cần suy nghĩ đến ETC. Trên bảng trên, năng lực làn thu phí tại lối vào là 650 xe / giờ và tại lối ra là 350 xe / giờ.

Ngoài ra, số làn thu phí được hiển thị như bảng sau đây được tính theo tiêu chuẩn trạm thu phí TCVN5729: 1997.

Bảng 6.85. Số làn thu phí tại lối vào

Phương pháp thu phí Điều khiển ETC WIM Tổng Nút giao Thân Cửu

Nghĩa 3 1 1 5

Nút giao Cai Lậy 2 1 1 4

Nút giao Cái Bè 1 1 1 3

Nút giao An Thái

Trung 1 1 1 3

Tuyến chính trên Mỹ

Thuận 3 1 1 5

Nguồn: Nhóm khảo sát JICA

Bảng 6.86. Số làn thu phí tại lối ra

Phương pháp thu phí Điều khiển ETC Tổng

Nút giao Thân Cửu

Nghĩa 5 1 - 6

Nút giao Cai Lậy 2 1 - 3

Nút giao Cái Bè 1 1 - 2

Nút giao An Thái

Trung 1 1 - 2

Tuyến chính trên Mỹ

Thuận 4 1 - 5

Nguồn: Nhóm khảo sát JICA

(9) Xem xét lại các tính toán trước đây về số lượng các làn thu phí

Các tính toán trước đây về số làn thu phí của TEDI-South và tư vấn KOREA được hiển thị trong bảng dưới đây.

Bảng 6.87. Số làn thu phí tại lối vào (tính toán trước đây) Phương pháp thu phí Điều khiển ETC WIM Tổng

Nút giao Cai Lậy 1 1 1 3

Nút giao Cái Bè 1 1 1 3

Nút giao An Thái

Trung (phía Bắc) 1 1 1 3

Nút giao An Thái

Trung (phía Nam) 1 1 1 3

Tuyến chính trên Mỹ

Thuận 2 1 1 4

Nguồn: TÍNH TOÁN SỐ LÀN THU PHÍ

Bảng 6.88. Số làn thu phí tại lối ra (tính toán trước đây)

Phương pháp thu phí Điều khiển ETC Tổng

Nút giao Cai Lậy 2 1 - 3

Nút giao Cái Bè 1 1 - 2

Nút giao An Thái

Trung (phía Bắc) 2 1 - 3

Nút giao An Thái

Trung (phía Nam) 1 1 - 2

Tuyến chính trên Mỹ

Thuận 4 1 - 5

Nguồn: TÍNH TOÁN SỐ LÀN THU PHÍ

Một phần của tài liệu Báo cáo cuối kỳ Khảo sát chuẩn bị Dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận Việt Nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)