Đặc điểm nhận thức trong HĐ học tập của SV khối ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên thông qua dạy học chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 45)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN THÔNG QUA DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.3. Đặc điểm của sinh viên trường đại học khối ngành công nghiệp

1.3.1. Đặc điểm nhận thức trong HĐ học tập của SV khối ngành công nghiệp

Một trong những quá trình tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của SV khối ngành công nghiệp và nói lên đặc trưng mạnh mẽ về trí óc, tác phong công nghiệp và sự khéo léo trình độ chuyên chương trình kỹ thuật, có kiến thức về khoa học tự nhiên và nhận thức của ngành công nghiệp. Đặc điểm quá trình nhận thức ở SV khác với lứa tuổi HS và về sự phát triển, tính chọn lọc và tính độc lập sáng tạo, thái độ kiên trì, nhẫn nại, có tính kỷ luật cao, khéo léo, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học công nghệ.

Trong quá trình học tập của SV khối ngành công nghiệp việc tiếp thu nội dung học tập có sự chọn lọc rất cao. SV thường chỉ quan tâm đến những thông tin trong bài giảng, giáo trình, tạp chí khoa học kỹ thuật, … có liên quan đến ngành công nghiệp. Do đó, đòi hỏi GV phải quan tâm đến tính có ích của thông tin về phương pháp luận khoa học về khối ngành công nghiệp.

Một số nội dung về khối ngành công nghệ kỹ thuật buộc SV phải sử dụng trí nhớ về khoa học kỹ thuật mới hoàn thành được yêu cầu học tập. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập đòi hỏi SV phải tích lũy kinh nghiệm những tri thức, những

thông tin, những kỹ năng cần thiết qua đó hình thành kỹ năng, thái độ phù hợp với khối ngành công nghiệp.

Quá trình nhận thức là trạng thái chú ý của SV trong học tập, SV có sức tập trung chú ý cao độ, khối lượng chú ý lớn và thời gian lâu dài “Có thể nghe giảng thời gian liên tục từ 1-2 tiếng khi cần thiết”. (Nguyễn Thạc et al., 2009)

1.3.2. Đặc điểm về tình cảm của sinh viên khối ngành công nghiệp

Tuổi của SV là lứa tuổi đẹp nhất trong thời gian học tập tại nhà trường. Đây là thời kỳ biểu hiện sự trẻ trung, của cảm xúc, tình cảm như: tình yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc, yêu cuộc sống, yêu đời, yêu lao động, tình bạn, tình yêu đôi lứa.

SV rất yêu đời, tự tin và lạc quan, đặc biệt hơn là SV trong độ tuổi này có một phẩm chất rất quý: dám nghĩ dám làm, vươn tới tương lai, vượt qua những khó khăn thử thách, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ để đạt được mục đích đã đề ra. Do đặc điểm trên mà tình bạn ở SV có nhiều biểu hiện rất dễ nhận thấy như: trò chuyện, tâm sự, hoạt động các câu lạc bộ, hội SV, đoàn thành niên… Những hành vi đó chúng ta thấy khá nhiều ở giờ dạy trên lớp, giờ dạy ngoài thao trường và qua hoạt động ngoại khóa, dã ngoại ở ngoài nhà trường. Do vậy, GV cần phải giúp đỡ SV để họ xây dựng được tình bạn, mối quan hệ tốt đẹp giúp nhau học tập cùng tiến bộ. Khi nguyện vọng của SV phù hợp thì rõ ràng ý thức trách nhiệm trước yêu cầu của xã hội càng phát triển. Nhờ có GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN mà SV yên tâm học tập, lao động xây dựng tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, đây là yêu cầu quan trọng trong công tác GDTTDT cho SV thông qua chương trình học GDQP&AN.

1.3.3. Đặc điểm xã hội của sinh viên khối ngành công nghiệp

Phần lớn SV hiện nay có độ tuổi từ 18-24, là giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể lực sang trưởng thành về phương diện xã hội. Đây cũng là giai đoạn SV khối ngành công nghiệp đang chuẩn bị tích lũy những kiến thức, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay. Theo nghiên cứu của B.G.

Ananhev, lứa tuổi SV là thời kì phát triển nhất, là giai đoạn ổn định tính cách, đặc biệt là họ đóng vai trò xã hội của người lớn (Nguyễn Thạc et al., 2009). Người SV khối ngành công nghiệp luôn có ý thức trong học tập nghề nghiệp rất cao, SV học

tập luôn xác định được mục tiêu, có kế hoạch cụ thể, xu hướng, ý thức là nghề nghiệp, khoa học kỹ thuật, chuyên chương trình SV khối ngành công nghiệp thường khéo léo, tỉ mỉ trong mọi công việc, rất mạnh mẽ trong động cơ học tập với ngành công nghiệp, hơn nữa là liên quan đến ngành nghề khối công nghiệp trong tương lai của mình.

1.3.4. Đặc điểm nghề nghiệp trong tương lai của SV khối ngành công nghiệp Phần lớn SV khối ngành công nghiệp của các trường học đều đáp ứng được nhu cầu của người học, sau khi ra trường sẽ tham gia lao động và nhu cầu việc làm, công tác tại các công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong hoạt động kết nối doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bằng kết quả thực tế: tỉ lệ SV tốt nghiệp có việc làm trong nhiều năm cao, số lượng doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm đến ngày một nhiều hơn. Từ những đặc điểm nghề nghiệp khối ngành công nghiệp đối với SV cũng như nhu cầu lao động của xã hội đối với SV ngày càng lớn, chúng ta nhận thấy rằng với đặc thù là SV khối ngành công nghiệp, các hoạt động học tập của họ đều hướng đến việc hoàn thiện kiến thức, nâng cao tay nghề, có kinh nghiệm và trải nghiệm để phù hợp chuyên ngành, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, cũng như nghề nghiệp khác trong toàn xã hội. Lao động trong tương lai mà SV khối ngành công nghiệp hướng đến có những đặc điểm như sau:

- Về mục đích của lao động khối ngành công nghiệp: mục đích lao động khối ngành công nghiệp đào tạo lao động phải toàn diện về kiến thức, tri thức, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên chương trình, kiến thức khoa học cơ bản kỹ thuật và kỹ thuật cơ sở vững chắc, trình độ, năng lực, tay nghề thành thạo để SV bước vào công việc đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và được xã hội chấp nhận.

- Về đối tượng lao động: đối tượng lao động trong tương lai của SV khối ngành công nghiệp. Đối tượng lao động này cũng phát triển theo quy luật của xã hội. Điều này đòi hỏi SV khối ngành công nghiệp phải nắm vững kiến thức, làm chủ công nghệ, các trang thiết bị máy móc, có kĩ năng nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật cao, có kỹ năng, kỹ xảo, có tính tổ chức, tính kỷ luật cao, thái độ làm việc nghiêm

túc phù hợp với xã hội, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Về công cụ lao động: để tác động đến đối tượng lao động, các kĩ sư cần sử dụng phương tiện kĩ thuật, công cụ đặc biệt như trình độ, kinh nghiệm nắm bắt, tiếp cận nhanh và làm chủ về khoa học, công nghệ kỹ thuật, thiết bị máy móc tiên tiến và hiện đại.

- Về sản phẩm lao động: đối tượng lao động khối ngành công nghiệp là con người, cùng với máy móc, trang thiết bị, khoa học kỹ thuật công nghệ và sản phẩm lao động tạo ra cũng lại là con người, khoa học kỹ thuật công nghệ, thiết bị máy móc tạo ra. Song trong quá trình đào tạo nghề nghề nghiệp đều do giáo viên tổ chức và điều khiển những con người đó đã có được trình độ chuyên chương trình, kỹ năng nghề nghiệp, trang bị toàn diện kiến thức để họ có kiến thức và tay nghề đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

- Về thời gian và không gian: thời gian lao động khối ngành công nghiệp được phân chia theo thời gian phù hợp với tính chất công việc: theo quy chế chung trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính, đây là thời gian GV phải chuẩn bị tốt kế hoạch, nội dung, kiến thức để tiến hành giáo dục và đào tạo. Những nội dung trên có tác động qua lại với nhau. Thời gian lao động của khối ngành công nghệ là ở các doanh nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp…

Với những đặc điểm nghề nghiệp trong tương lai như vậy, SV khối ngành công nghiệp cần phải nỗ lực hết sức mình trong học tập và rèn luyện, mới đáp ứng được yêu cầu của toàn xã hội.

1.4. Hoạt động GDTTDT cho sinh viên Trường Đại học thông qua dạy học chương trình GDQP&AN

1.4.1. Các giá trị TTDT cần giáo dục cho sinh viên Trường Đại học

Các giá trị TTDT là một trong những bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc trong lịch sử, được các thế hệ nối tiếp kế thừa và phát triển trở thành nền tảng, giá trị cốt lõi của xã hội. Nói đến giá trị của TTDT là nói đến đặc thù của nền văn hóa Việt Nam với bản sắc đậm đà của dân tộc, được hình thành từ thế hệ trước đến thế hệ sau.

Qua nghiên cứu các giá trị truyền thống con người và dân tộc Việt Nam của các tác giả khác nhau, chúng tôi xác định các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam của tác giả Thái Duy Tuyên bao gồm: (Thái Duy Tuyên, 2005)

Truyền thống yêu nước: Trên thế giới, có lẽ không có dân tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược hay đấu tranh để giành lại độc lập dựng nước và giữ nước như dân tộc Việt Nam. Đó là nét đặc trưng nổi bật nhất của lịch sử dân tộc. Đồng thời, chính vì sự sống còn của dân tộc, của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết lại, nhất trí đồng lòng, vượt qua mọi hi sinh, gian khổ, phát huy mọi tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng. Và cũng có thể nói rằng, chỉ trong kháng chiến bảo vệ đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc, ý thức, tình cảm và tâm hồn của những người Việt Nam yêu nước mới trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.

Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam. Giữa những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Tinh thần đoàn kết dân tộc: Đoàn kết là một truyền thống nổi bật của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Đúc kết từ truyền thống lịch sử đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu vai trò đặc biệt quan trọng của đại đoàn kết dân tộc và Người rút ra một nguyên lý chỉ có đoàn kết dân tộc mới giúp dân tộc Việt Nam có được sức mạnh chiến thắng kẻ thù.

Đánh giặc, giữ nước: Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam có những lúc thăng, trầm nhưng phần lớn là thăng và chưa chịu khuất phục bất cứ kẻ thù nào dù đó là giặc ngoại xâm hay thiên nhiên nghiệt ngã… đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam mới chỉ làm rõ những vấn đề cơ bản trong truyền thống đánh giặc giữ nước. Đồng thời phải thấm nhuần những truyền thống vẻ vang đã được trang bị,

chúng ta không ngừng học tập, tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng: Dân tộc Việt Nam từ khi lập quốc đã mở rộng cửa đón nhận ảnh hưởng của các nền văn hóa trong khu vực, con người Việt Nam đạt tới sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, cá nhân với cộng đồng, gia đình với Tổ quốc, đạo với đời... Đó cũng là cơ sở để hình thành nên tinh thần khoan dung Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái” và chính Người là tiêu biểu, là tinh hoa của tinh thần khoan dung, nhân ái đó. Khoan dung Hồ Chí Minh biểu hiện ở lòng yêu thương sâu sắc đối với con người, ở cái nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác biệt, ở sự tôn trọng niềm tin của người khác, đề cao dân chủ, nhân quyền, không áp đặt ý kiến của mình lên người khác, rất xa lạ với mọi thái độ kỳ thị, cuồng tín, giáo điều. Khoan dung Hồ Chí Minh biểu hiện ở niềm tin của Người vào phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi con người, dù nhất thời họ có lầm lạc, nhỏ nhen, thấp kém...

Hiếu học và tôn sư trọng đạo: Hiếu học, tôn sư trọng đạo là một truyền thống, là sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam, sự hiếu học ấy đã sản sinh ra nhiều bậc hiền tài, cho dù xuất thân trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là hiếu học “truyền thống tôn sư trọng đạo” trở thành nét văn hóa tiêu biểu của người Việt xưa và nay. Vậy hiếu học trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Hiếu thảo: Trong những giá trị của đạo lý gia đình Việt Nam, lòng hiếu thảo luôn luôn được đề cao. Những người con chí hiếu bao giờ cũng có được những phẩm chất tốt đẹp trong ứng xử với mọi thành viên trong gia đình. Ðặc biệt, việc chăm sóc bố mẹ, ông bà với tất cả sự yêu thương kính trọng được coi là tình cảm thiêng liêng, là trách nhiệm và bổn phận của con cháu thể hiện sự báo đáp công lao của ông bà, cha mẹ.

Cần cù, chịu khó, yêu lao động, giỏi chịu đựng và vượt gian khổ: Cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, phẩm chất đáng quý của người Đông Á, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, cần cù, siêng

năng, sáng tạo trong lao động là điều phải làm vì có như vậy mới có của cải vật chất. Phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của người Việt Nam luôn gắn với sự dành dụm, tiết kiệm và trở thành đức tính cần có như một lẽ tự nhiên. Như vậy, đầu tiên, đức tính cần cù, sáng tạo và tiết kiệm trong lao động chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân.

Sáng tạo và linh hoạt: Người Việt Nam có lẽ là dân tộc linh hoạt hơn so với nhiều quốc gia hiện nay, tính linh hoạt của dân tộc thường mang bản chất sáng tạo.

Tự lập, tự cường: Với ý chí sắt đá bảo vệ độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của kẻ thù, góp phần quan trọng vào công cuộc giữ vững chính quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc. Trong cuộc đấu tranh với quân thù, chỉ bằng súng kíp, gậy tầm vông, quân và dân ta vẫn giương cao ngọn cờ tiến công dù địch mạnh, ta yếu. Quân và dân ta chủ động đánh địch bằng mọi cách thức, như quân sự, chính trị, binh vận, vừa tác chiến, vừa phá hoại kinh tế địch, áp dụng rộng khắp cách đánh du kích, tập kích, kết hợp lực lượng, thiết lập thế trận và tranh thủ thời cơ để làm tiêu hao sinh lực địch, từng bước thay đổi so sánh về tương quan lực lượng trên chiến trường.

Dũng cảm, bất khuất: Nhưng cái giá trị lớn nhất của người Việt Nam là cái ý chí tự cường bất khuất của họ. Suốt trong quá trình lịch sử chưa có một dân tộc nào chiến đấu gian nan, bền bỉ dẻo dai như dân tộc Việt Nam.

Cởi mở, lạc quan, yêu đời: Bản chất con người Việt Nam rất lạc quan, chúng ta thường được đánh giá trẻ hơn so với tuổi và được yêu mến vì luôn có nụ cười, vui cũng cười, được khen hay bị chê cũng cười. Nụ cười làm cho con người trở nên cởi mở, bao dung, lạc quan yêu đời và suy nghĩ tích cực về tương lai.

Các giá trị GDTTDT cho sinh viên thông qua chương trình GDQP&AN đó là:

Tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần cách mạng, truyền thống yêu nước, lịch sử văn hóa Việt Nam, sức mạnh của con người, dân tộc Việt nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.4.2. Khái quát về chương trình GDQP&AN cho sinh viên các Trường Đại học

Thông tư số: 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 về ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

- Mục tiêu: Mục tiêu chương trình GDQP&AN cho SV các trường đại học là chương trình học chính khóa, bắt buộc, sinh viên phải có các kiến thức cơ bản như sau :

+ Sinh viên có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

+ Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.

+ Bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Yêu cầu chung: SV sau khi học xong chương trình GDQP&AN có hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội. Nắm được kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Thực hiện được kỹ năng cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật quân sự, biết sử dụng một số loại vũ khí bộ binh thường dùng.

- Thời lượng chương trình: 165 tiết; Nội dung gồm 4 học phần, được phân phối như sau:

Học phần 1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu chương trình học; Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt

Một phần của tài liệu Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên thông qua dạy học chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)