Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN THÔNG QUA DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.3. Đặc điểm của sinh viên trường đại học khối ngành công nghiệp
1.4.3. Hoạt động GDTTDT cho SV thông qua dạy học chương trình GDQP&AN
1.4.3. Hoạt động GDTTDT cho SV thông qua dạy học chương trình GDQP&AN
Mục tiêu GDTTDT thông qua dạy học chương trình GDQP&AN:
Căn cứ vào Thông tư số: 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 về ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học trong cả nước. (Đào Duy Hiệp, Nguyễn Mạnh Hưởng, et al., 2013), xét trên khía cạnh GDTTDT, sau khi học xong chương trình GDQP&AN, SV có khả năng đạt được các mục tiêu sau:
Về kiến thức: Giới thiệu cho SV nắm được nội dung về truyền thống yêu nước của dân tộc; Tinh thần đoàn kết dân tộc; phát triển nhận thức, ý thức về tinh thần truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam; Nhận thức quan điểm của Đảng trong nhiệm vụ xây dựng, xây dựng đoàn kết dân tộc; có kiến thức cơ bản về nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; Truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nghệ thuật quân sự, nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc; Nhận thức về truyền thống yêu lao động, cần cù, chịu khó, chịu đựng, vượt gian khổ, tiết kiệm, thấu hiểu giá trị kết hợp sức lao động, SV có hiểu biết về hiếu học và tôn sư trọng đạo, nét đẹp của dân tộc Việt Nam, đề cao vai trò của giáo dục đối với việc xây dựng bảo vệ đất nước,…
Về kỹ năng: Sinh viên trình bày được nội dung tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam; Có bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng, có ý thức trong tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc; Phát triển kỹ năng thu thập dữ liệu lịch sử, phân tích, giải thích, chứng minh, kĩ năng làm việc, thảo luận…
Về thái độ: Chứng minh được niềm tự hào về TTDT, chủ động chuẩn bị, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi tình huống; SV nâng cao nhận thức, ý thức về
tinh thần truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam; Giáo dục phẩm chất chính trị, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập chương trình học; Giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc sống; Giáo dục niềm tự hào truyền thống giữ nước của của dân tộc Việt Nam, phân tích, xử lý dữ liệu lịch sử, phát huy được tinh thần thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; Có lòng nhân ái, khoan dung độ lượng, tinh thần đoàn kết dân tộc; Rèn luyện về đức tình cần cù, yêu lao động giỏi chịu đựng và vượt gian khổ của dân tộc Việt Nam…
Nội dung GDTTDT thông qua dạy học chương trình GDQP&AN
Dựa vào chương trình GDQP&AN tại thông tư Thông tư số 05/2020/TT- BGDĐT ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2020 các nội dung giáo dục TTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN như sau: Quan điểm cơ bản của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng chủ quyền biên giới quốc gia; Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Quan điểm: “Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội làm nòng cốt”; Nội dung, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Xây dựng Dân quân tự vệ theo hướng “vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính”; Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới; Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN; Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội; Nội dung kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường củng cố QP-AN và đối ngoại, một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển KT-XH gắn với tăng cường củng cố QP-AN ở Việt Nam hiện nay; Giáo dục tuyên truyền về lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử vẻ vang trong xây dựng và chiến đấu trưởng thành của Quân đội nhân dân anh hùng, phối hợp với các đơn vị, nhà trường tổ chức chương trình tuyên
truyền về lịch sử truyền thống quân đội, những tấm gương anh hùng quân đội; Nghệ thuật giáo dục quân sự ta luôn nhấn mạnh tư tưởng tích cực, chủ động tiến công địch. Ngày nay với sức mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng cần nắm được chỗ yếu của địch để kiên quyết không ngừng tạo thế tiến công địch đúng thời cơ; Quân binh chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, một quân đội kiểu mới, quân đội của nhân dân do Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện, trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Quân đội mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, có mục tiêu chiến đấu, vì CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân; Giáo dục truyền thống đánh giặc của ông cha ta sáng tạo trong nghệ thuật phòng ngự “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” nhưng biết tập trung ưu thế lực lượng trong thời điểm quan trọng để đánh thắng địch; Trong chiến tranh Việt Nam vũ khí bộ binh góp phần quan trọng trong giáo dục nghệ thuật quân sự của dân tộc ta lên một tầm cao mới trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; Giáo dục cách đánh truyền thống tiêu diệt địch của dân tộc Việt Nam khi sử dụng một số loại vũ khí thường dùng trong chiến tranh.
Chương trình GDQP&AN giáo dục TTDT cho sinh viên là: Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; Nghệ thuật quân sự Việt Nam; Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo….
Hình thức GDTTDT thông qua dạy học chương trình GDQP&AN
Xây dựng tập thể sư phạm có kiến thức, kỹ năng về GDTTDT, có trách nhiệm với việc GDTTDT, liên kết, phối hợp với cơ quan chuyên môn, các tổ chức, cá nhân, để phối hợp tổ chức các hoạt động GDTTDT cho SV. Thực hiện tốt việc huy động sự tham gia của cộng đồng, xã hội với việc GDTTDT thông qua việc mời các nhân chứng lịch sử, người có uy tín trong xã hội tham gia hoạt động GDTTDT.
GDTTDT cho SV là một nhiệm vụ đặc thù, quan trọng trong các trường học, muốn thực hiện có hiệu quả các hoạt động GDTTDT sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục SV phát triển toàn diện.
Hoạt động GDTTDT thông qua dạy học trên lớp, cũng như các chương trình học khác, hoạt động dạy học trên lớp (chính khóa) chương trình GDQP&AN luôn được xem là con đường cơ bản nhất, thuận lợi nhất và có hiệu quả nhất giúp cho SV chiếm lĩnh được nội dung học tập, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực theo yêu cầu chương trình học nói chung và nhằm GDTTDT nói riêng. Hình thức GDTTDT qua dạy học trên lớp được thực hiện thường xuyên và đảm bảo được yêu cầu, nhiệm vụ dạy học, chương trình học. Các hình thức GDTTDT cho SV qua chương trình GDQP&AN bao gồm: Tổ chức GDTTDT thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa dạy học chương trình GDQP&AN; Tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ chương trình kỷ niệm các ngày lễ lớn nhằm GDTTDT cho SV; Tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ chương trình, mời các anh hùng, chiến sĩ, các đồng chí lão thành cách mạng, cựu cán bộ Đoàn, các gia đình có công với cách mạng kể chuyện hoặc đối thoại với sinh viên; Hoạt động tuyên truyền cổ động giới thiệu lịch sử quân đội Việt Nam anh hùng; Tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ chương trình cho SV làm triển lãm giới thiệu TTDT; Tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ chương trình cho SV đi tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử và cách mạng, tổ chức "Du khảo về nguồn". Thăm nhà truyền thống địa phương; Tổ chức hoạt động ngoại khóa giao lưu, với các đơn vị lực lượng vũ trang; Tổ chức hoạt động ngoại khóa chương trình học với hình thức thi viết tìm hiểu về nội dụng chủ đề TTDT; Tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ chương trình làm băng rôn, áp phích tuyên tuyền cổ động nhằm GDTTDT; Tổ chức hoạt động ngoại khóa bộ chương trình cho sinh viên tham gia lễ viếng và đặt hoa tại nghĩa trang liệt sỹ; Thiết kế các hoạt động gameshow về chủ đề GDTTDT cho SV trong DH (Rung chuông vàng, Chiếc nón kì diệu, thi giải ô chữ,….); Tổ chức cho SV diễn kịch về chủ đề TTDT; Tổ chức cho SV tập làm hướng dẫn viên du lịch tại các khu di tích lịch sử….
Phương pháp GDTTDT thông qua dạy học chương trình GDQP&AN GDTTDT cho SV trong các trường học được thực hiện thông qua chương trình GDQP&AN và tích hợp trong các chương trình hoạt động GD ngoài giờ chính khóa. Các phương pháp được sử dụng phổ biến là: tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, thăm quan, khảo sát, tìm hiểu thực tế, truyền thống văn hóa, tổ chức các hoạt động kỹ năng sống cho SV.
Về thực chất các phương pháp GDTTDT thông qua dạy học chương trình GDQP&AN cũng phải là những phương pháp được sử dụng trong dạy học chương trình học này. Người GV dạy học chương trình GDQP&AN phải sự dụng đa dạng, linh hoạt và lồng ghép các phương pháp dạy học với nhau trong thực hiện nhiệm vụ GDTTDT. Dựa vào các phương phương pháp dạy học chương trình GDQP&AN cùng với yêu cầu GDTTDT, chúng tôi xác định các phương pháp GDTTDT qua chương trình GDQP&AN như sau:
- Giảng giải: “Giảng giải là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói để giải thích, chứng minh các chuẩn mực xã hội đã được quy định, nhằm giúp cho SV hiểu và nắm được ý nghĩa, nội dung, quy tắc của việc thực hiện của các chuẩn mực này.
Nhờ đó mà SV có cơ hội để lĩnh hội một cách tích cực những chuẩn mực xã hội, hình thành tình cảm, niềm tin để có thể tự giác thực hiện những chuẩn mực này với thái độ và động cơ đúng đắn” (Trần Thị Hương et al., 2014).
- Kể chuyện: Kể chuyện là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để kể lại, thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Qua nội dung câu chuyện và cách thức kể chuyện của nhà giáo dục, có thể hình thành và phát triển ở SV khả năng nhận thức thế giới xung quanh, tình cảm, xúc cảm tích cực và niềm tin đúng đắn.
- Nêu gương: Nêu gương là phương pháp dựa trên cơ sở tâm lí hay bắt chước của người được giáo dục, nhất là trẻ em, dùng những tấm gương sáng của cá nhân hay tập thể để kích thích người được giáo dục học tập và làm theo (Trần Thị Hương et al., 2017).
- Đàm thoại: Đàm thoại là phương pháp trò chuyện, trao đổi giữa nhà GD và SV, hoặc giữa SV với nhau về các chủ đề GD (đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và lao động) có tác dụng hình thành, củng cố nhận thức, tình cảm và niềm tin cho sinh viên (Trần Thị Hương và Nguyễn Đức Danh, 2017).
- Giao việc: Giao việc là cách thức nhà giáo dục lôi cuốn học sinh vào các công việc cụ thể với những nghĩa vụ xã hội nhất định, qua đó SV có điều kiện để
thể hiện những kinh nghiệm ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng và hình thành các hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu của công việc được giao (Trần Thị Hương et al., 2014).
- Tập luyện: Đây là phương pháp tổ chức cho SV thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch các hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố các kĩ năng, kĩ xảo thực hiện hành vi và hình thành các phẩm chất nhân cách phù hợp.
- Rèn luyện: Đây là cách thức nhà giáo dục tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng theo những nội dung giáo dục nhất định nhằm tạo điều kiện, môi trường để SV tự thể nghiệm ý thức, tình cảm của mình về các chuẩn mực, hình thành, củng cố những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định.
- Làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo khác: Trong quá trình làm việc tự lực với sách giáo khoa và các tài liệu, sách báo khác, HS, SV không chỉ nắm vững, đào sâu và mở rộng tri thức mà còn hình thành kĩ năng, kĩ xảo đọc sách để học tập suốt đời - học qua sách. Làm việc với sách giáo khoa và tài liệu sách báo khác có thể diễn ra trên lớp và ngoài lớp. Mục đích cuối cùng của phương pháp dạy học này là phát triển kĩ năng tìm kiếm tài liệu, kĩ năng đọc hiểu, tóm tắt các tài liệu đã đọc và phát triển kĩ năng tự học, trau dồi “văn hóa đọc” cho người học. (Trần Thị Hương et al., 2014).
- Trò chơi: Theo tác giả Đặng Thành Hưng: Trò chơi giáo dục được đặc trưng bởi tác dụng cải thiện tri thức, kỹ năng, tình cảm, ý chí, kinh nghiệm cá nhân của người tham gia, và để thực hiện các nhiệm vụ, hành động, luật, quy tắc và yêu cầu của trò chơi thì người tham gia cần phải sử dụng tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, phải huy động tình cảm, ý chí của mình ở mức độ nhất định. (Đặng Thành Hưng, 2002). Từ những phân tích về trò chơi giáo dục, ông cho rằng: “Những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên người học tìm kiếm, lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ…, cải thiện và phát triển thể chất, tức là tổ
chức và hướng dẫn quá trình học tập của người học khi họ tham gia trò chơi, gọi là trò chơi dạy học” (Đặng Thành Hưng, 2002).
- Dự án: Dạy học theo dự án (DHDA) được hiểu như một phương pháp dạy học hướng học sinh đến việc tiếp thu tri thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống, được gọi là một dự án (project) mô phỏng môi trường học sinh đang sống và sinh hoạt (Trần Thị Hương., et al., 2017).
- Seminar: Seminar là phương pháp trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển của giảng viên, sinh viên làm việc trực tiếp với đối tượng học tập (vấn đề lí luận hoặc thực tiễn nào đó), chuẩn bị báo cáo, báo cáo và thảo luận những vấn đề đã nghiên cứu, qua đó giải quyết các nhiệm vụ dạy học (Phan Hồng Vinh, 2007).
- Tình huống: dạy học theo tình huống là phương pháp dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo những chủ đề phức hợp gần với các tình huống thật (hoặc mô phỏng lại tình huống thật) của cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình dạy học được tổ chức trong môi trường tạo điều kiện kiến tạo tri thức (Phan Hồng Vinh, 2007).
Đánh giá kết quả GDTTDT thông qua dạy học chương trình GDQP&AN Dựa trên qui định đánh giá hiện hành của chương trình học GDQP&AN và quy định đánh giá của các trường, chúng tôi xác định việc đánh giá kết quả GDTTDT cho SV qua chương trình học này được thực hiện qua các hình thức sau:
Viết bài thu hoạch cá nhân (sau tham quan, sau diễn đàn, sau tham dự hội thảo…);
Trắc nghiệm khách quan; Đánh giá qua vấn đáp, trao đổi, trò chuyện; Đánh giá qua bài thi tự luận; Đánh giá sản phẩm dự án về chủ đề TTDT; Đánh giá kết quả trình diễn, đóng kịch, thi thuyết trình, kể chuyện …về chủ đề TTDT); Đánh giá kết quả báo cáo nhóm; Đánh giá kĩ năng thực hành về quân sự, quốc phòng; Đánh giá quan sát; Đánh giá kết quả tham gia các gameshow về chủ đề TTDT; Đánh giá qua thi viết về chuyên đề GDTTDT.
Điều kiện GDTTDT thông qua dạy học chương trình GDQP&AN
Để thực hiện chương trình GDTTDT cho SV thông qua chương trình học GDQP&AN, bên cạnh những yếu tố về nguồn nhân lực và tài lực thì yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình dạy học