Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
2.4. Đánh giá chung và nguyên nhân thực trạng GDTTDT cho SV
CBQL, GV và SV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc GDTTDT trong dạy học chương trình GDQP&AN. Đã xác định được mục tiêu, nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học về tinh thần dân tộc qua chương trình GDQP&AN.
Đồng thời xác định được các phương pháp đánh giá kết quả giáo dục về tinh thần dân tộc qua chương trình GDQP&AN.
CBQL, GV và SV đã đưa ra điều kiện tổ chức GDTTDT, những thuận lợi, khó khăn và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức giáo dục tinh thần dân tộc qua chương trình GDQP&AN.
CBQL, GV và chương trình GDQP&AN đã xác định các mức độ thực hiện, mức độ hiệu quả và mức độ hiện trạng của các yếu tố liên quan đến GDTTDT cho SV.
Nội dung bài giảng chương trình GDQP&AN có rất nhiều nội dung vào GDTTDT cho SV. Bằng những ví dụ thực tế, sinh động góp phần vào việc khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tinh thần cách mạng cho SV.
Ban Giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện cho bộ chương trình để tích hợp GDTTDT thường xuyên qua hoạt động giảng dạy trên lớp và ngoại khóa. Đội ngũ cán bộ, GV dạy chương trình GDQP&AN của nhà trường có trình độ chuyên chương trình nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm trong Quân đội, tâm huyết với nghề.
SV có ý thức học tập tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập chương trình GDQP&AN.
2.4.2. Hạn chế
Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của việc xác định mục tiêu, nội dung;
sử dụng hình thức tổ chức, phương pháp, phương pháp đánh giá đều ở mức bình thường, điểm trung bình chung nằm trong khoảng 2,8 đến 3.1.
Đội ngũ GV chưa thực sự đồng đều, giảng viên đã qua Quân đội còn thiếu, GV học Văn bằng 2 GDQP&AN còn ít kinh nghiệm dẫn tới trong giảng dạy còn một số nội dung chưa hiệu quả.
Điều kiện tổ chức GDTTDT của nhà trường mới đáp ứng ở mức bình thường, một số cơ sở vật chất còn hạn chế như: Thao trường, bãi tập, mô hình học cụ huấn luyện của chương trình GDQP&AN cho SV còn chưa đồng bộ; Tài liệu tham khảo cho SV còn hạn chế; Lớp học biên chế có buổi học quân số còn đông; Trang thiết bị dạy học còn hạn chế, mô hình học cụ trong giảng dạy thực hành còn chưa đa dạng,
có nội dung còn thiếu; Sự quan tâm của các cơ quan và đơn vị, trong xã hội chưa thật sự đúng mức; Hoạt động thực tiễn, trải nghiệm, tham quan đối với SV chưa nhiều; …
Từ những thuận lợi và hạn chế trên, chúng ta cần đưa ra các biện pháp tác động hợp lí nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực, khắc phục khó khăn để nâng cao hiệu quả giáo dục TTDT qua dạy học chương trình GDQP&AN.
2.4.3. Những nguyên nhân hạn chế GDTTDT thông qua dạy học chương trình GDQP&AN
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc GDTTDT qua dạy học chương trình GDQP&AN chưa hiệu quả. Trong đó, có cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Có thể khái quát một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Vấn đề GDTTDT chỉ là nội dung tích hợp, lồng ghép được khai thác qua việc dạy học chương trình GDQP&AN. Do đó, nhiều GV chưa chủ động đề xuất mục tiêu, nội dung cũng như thực hiện nó trong suốt quá trình giảng dạy. Do đó, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng cần GDTTDT cho SV trong giai đoạn hiện nay.
Thời lượng chương trình học có hạn, trong khi đó nội dung thì khá nhiều nên việc sắp xếp, bố trí thêm các hoạt động GDTTDT là khá khó khăn, đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa, tham quan, du khảo về nguồn,… Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đầy đủ, phòng học, khuôn viên chật hẹp, ít cây xanh ở sân bãi,… đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập chương trình GDQP&AN nói chúng và GDTTDT nói riêng.
Một số GV chưa qua môi trường Quân đội sẽ khó thuyết phục SV, giảng dạy khó sát thực tiễn, khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh còn hạn chế. SV trong thời đại hòa bình nên ít quan tâm đến chủ quyền quốc gia, không cảnh giác với các lực lượng thù địch, ít được chứng kiến, trải nghiệm các truyền thống của người Việt Nam. Mặt khác, trong xã hội có nhiều mối quan tâm (các trào lưu của giới trẻ, sự cuốn hút của phương tiện hiện đại, như điện thoại, laptop, internet,…). Điều đó, dẫn đến tinh thần học tập giảm sút, ít tích cực, chủ động trong các hoạt động GDTTDT qua chương trình GDQP&AN.
Tiểu kết chương 2
Qua đánh giá kết quả khảo sát CBQL, GV và SV của Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh về thực trạng nhận thức, việc xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, phương pháp đánh giá GDTTDT cho SV và những nhuận lợi, khó khăn trong hoạt động GDTTDT cho SV, chúng tôi nhận thấy:
Phần lớn CBQL, GV và SV đều nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc GDTTDT trong dạy học chương trình GDQP&AN. Tuy nhiên, một bộ phận CBQL, GV lại cho rằng hoạt động GDTTDT cho SV qua dạy học chương trình GDQP&AN là ít quan trọng.
Thực trạng về việc xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo GDTTDT cho SV phần lớn được đánh giá ở mức độ bình thường. Như vậy, về cơ bản GV đã xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và xác định được các phương pháp đánh giá kết quả GDTTDT qua dạy học chương trình GDQP&AN. Tuy nhiên, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của việc xác định mục tiêu, nội dung; sử dụng hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá là chưa cao.
Thực trạng về kết quả GDTTDT cho SV Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh thông qua dạy học chương trình GDQP&AN, CBQL, GV và SV đánh giá ở mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả là bình thường.
Qua tìm hiểu và khảo sát thực trạng về những nhuận lợi, khó khăn trong hoạt động GDTTDT cho SV, chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau:
Thuận lợi: Nội dung bài giảng của chương trình GDQP&AN có rất nhiều nội dung vào GDTTDT cho SV.Lãnh đạo nhà trường tạo mọi điều kiện cho chương trình học tích hợp GDTTDT thường xuyên qua hoạt động giảng dạy trên lớp và ngoại khóa. Đội ngũ cán bộ, GV dạy chương trình GDQP&AN của nhà trường có trình độ chuyên chương trình nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm trong Quân đội, tâm huyết với nghề. SV có ý thức học tập tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập chương trình GDQP&AN.
Khó khăn: Đội ngũ GV chưa thực sự đồng đều, GV đã qua Quân đội còn thiếu, một số GV học văn bằng 2 GDQP&AN nên còn ít kinh nghiệm dẫn tới trong giảng dạy còn một số nội dung chưa hiệu quả. Điều kiện hoạt động GDTTDT của nhà trường mới đáp ứng ở mức bình thường, một số cơ sở vật chất còn hạn chế, như: Thao trường, bãi tập, học vụ huấn luyện của chương trình GDQP&AN cho SV còn chưa đồng bộ; Tài liệu tham khảo cho sinh viên còn hạn chế; Lớp học biên chế có buổi học quân số còn đông; Trang thiết bị dạy học còn ít, mô hình học cụ huấn luyện trong thực hành còn chưa đa dạng, có nội dung còn thiếu,…
Thông qua quá trình nghiên cứu thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng việc GDTTDT trong dạy học chương trình GDQP&AN cho SV Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh chưa thường xuyên và hiệu quả, kết quả đạt được ở mức độ trung bình.
Bên cạnh những thuận lợi thì quá trình GDTTDT của nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức cần khắc phục và điều chỉnh. Thực trạng này là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp GDTTDT cho SV trong bối cảnh hiện nay.