Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
3.2. Các biện pháp giáo GDTTD cho SV qua chương trình học GDQP&AN tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2. Biện pháp 2: GDTTDT cho SV thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa chương trình GDQP&AN
a. Mục đích của biện pháp: Thông qua quá trình đổi mới hoạt động dạy học bằng tổ chức các hình thức dạy học ngoại khóa chương trình GDQP&AN nhằm GD cho SV các giá trị TTDT.
b. Nội dung và cách thức thực hiện:
Giảng viên căn cứ vào nội dung dạy học chương trình GDQP&AN và thực tiễn của nhà trường để lựa chọn các nội dung của chương trình GDQP&AN phù hợp với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tham quan, tọa đàm, giao lưu hội cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử….Trước hết, GV xác định khung chương trình tổ chức dạy học của chương trình học có thể thực hiện hoạt động dạy học qua hình thức ngoại khóa. Sau mỗi buổi tham gia hoạt động ngoại khóa, GV yêu cầu SV phải thực hiện các nội dung viết thu hoạch, chấm điểm và tính điểm vào thang điểm đánh giá chương trình GDQP&AN. Đặc biệt, GV cần căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi xác định khung tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học chương trình GDQP&AN như sau:
Bảng 3.2. Hệ thống các nội dung GDTTDT qua hoạt động tham quan, ngoại khóa của chương trình GDQP&AN
Nội dung bài học Nội dung giáo dục TTDT
Hình thức / Phương pháp
Ghi chú Bài. Nghệ thuật quân sự Việt Nam
I. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.
1. Những yếu tố tác động đến hình thành nghệ thuật đánh giặc.
- Về địa lí.
- Về kinh tế.
- Khéo léo, tài tình, nhiều mưu kế trong việc tổ chức
- Đàm thoại - Trò chơi - Thuyết trình - Tổ chức trong lớp học, tham quan trải nghiệm.
Nội dung bài học Nội dung giáo dục TTDT
Hình thức / Phương pháp
Ghi chú - Về chính trị.-VH XH
2. Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.
- Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
- Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc lập từ thế kỉ 2 trước công nguyên đến thế kỉ 10.
- Các cuộc kháng chiến chống xâm lược từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 18.
3. Nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta.
- Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến.
- Về mưu kế đánh giặc.
- Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.
- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
- Kết hợp đấu tranh giữa các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận.
- Nghệ thuật tổ chức thực hành các trận đánh lớn.
II. Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.
1. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Truyền thống đáng giặc của tổ tiên.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh, quân đội, bảo vệ Tổ quốc.
- Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
2. Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng.
đánh giặc - Yêu nước - Tinh thần đoàn kết dân tộc
- Đánh giặc sáng tạo và linh hoạt - Dũng cảm, bất khuất, gan dạ
- Cần cù, chịu khó trong đánh giặc
Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
Quan điểm của
CN Mác-
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo Vệ Tổ quốc
- Tổ chức với hình thức thi viết tìm hiểu về nội dung chủ đề giáo dục truyền thống dân tộc qua bài học nghệ thuật quân sự qua chương trình GDQP&AN
Thi tìm hiểu về Nghệ thuật quân sự Việt Nam
Thuyết trình Đàm thoại Thuyết trình
Nội dung bài học Nội dung giáo dục TTDT
Hình thức / Phương pháp
Ghi chú - Chiến lược quân sự.
- Nghệ thuật chiến dịch.
- Chiến thuật.
III. Một số bài học kinh nghiệm về NTQS, trách nhiệm của sinh viên.
- Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công.
- Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc.
- Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng mưu kế, thế, thời, lực.
- Quán triệt tư tưởng lấy ít địch nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng cần thiết để thắng địch.
- Kết hợp tiêu hao tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu.
- Trách nhiệm của sinh viên.
Giới thiệu một số trận chiến đấu tiêu biểu của dân tộc Việt Nam Giới thiệu một số bài học truyền thống đánh giặc của dân tộc Việt Nam qua một số thời kỳ
Thuyết trình Đàm thoại, trao đổi, trò chuyện
- Tổ chức trong lớp học, tham quan trải nghiệm.
Căn cứ vào các nội dung được xác định ở Bảng 3.2, GV lựa chọn nội dung để thiết kế chủ đề GDTTDT qua tham quan. Các địa điểm có thể tham quan trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như: Dinh Độc lập, Bảng tàng chứng tích chiến tranh, Bến cảng nhà rồng, Địa đạo Củ Chi, … Hoạt động tham quan được thiết kế theo hình thức trải nghiệm, SV được tìm tòi, khám phá qua các hoạt động cụ thể, như: nghe thuyết minh về lịch sử chiến tranh, quan sát, mô tả, vẽ, vệ sinh môi trường, làm đẹp cảnh quan, … Ngoài ra, SV còn được tham gia các trò chơi quân sự, các cuộc thi, tại địa điểm trải ngiệm thực tế. Chúng tôi minh họa kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa này tại Phụ lục 5.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để tổ chức có hiệu quả các buổi tham quan ngoại khóa GDTTDT qua chương trình GDQP&AN, cần đảm bảo các điều kiện sau:
Lãnh đạo nhà trường đồng ý về chủ trương học tập chương trình GDQP&AN thông qua tham quan, ngoại khóa và phê duyệt kế hoạch tham quan, ngoại khóa;
GV giảng dạy cần lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng với các hoạt động giáo dục tích cực, sôi nổi, hấp dẫn,…GV cùng SV tổ chức đi tiền trạm, xin phép các địa điểm tham quan; Lãnh đạo các địa điểm tham quan cho phép SV được khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu, … TTDT của quân, dân ta.
Sinh viên đồng thuận với chủ trương của nhà trường, sẵn sàng đóng góp kinh phí tổ chức tham quan. SV phải tuân thủ các quy định nơi tham quan, phải có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát triển các giá trị vật chất và tinh thần ở địa điểm tham quan.