Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDTTDT cho SV Trường Đại học thông qua dạy học chương trình GDQP&AN

Một phần của tài liệu Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên thông qua dạy học chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN THÔNG QUA DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDTTDT cho SV Trường Đại học thông qua dạy học chương trình GDQP&AN

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Sự quan tâm chỉ đạo các cấp trong tổ chức, thực hiện GDTTDT thông qua dạy học chương trình GDQP&AN

Không có sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo các cấp thì GDTTDT cho SV không thể đạt được hiệu quả. Sự quan tâm động viên kịp thời là động lực để tổ chức GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN theo kế hoạch.

Năng lực tổ chức GDTTDT cho SV qua dạy học chương trình GDQP&AN

Vai trò là người GDTTDT cho SV qua chương trình GDQP&AN, các nhà giáo dục phải có trình độ, năng lực, chuyên chương trình, có phẩm chất đạo đức, có lý tưởng sống trong sáng và cao đẹp sẽ ảnh hưởng tích cực đến sinh viên, tạo động lực và niềm tin để sinh viên tiếp thu, lĩnh hội những tri thức một cách tích cực.

Người thầy phải là tấm gương sáng để cho các SV noi theo. Ngược lại đối với nhà giáo dục không đáp ứng được năng lực và chuyên chương trình, suy thoái về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống sẽ là một rào cản đến hiệu quả GDTTDT cho SV.

GV phải có năng lực dạy học và giáo dục, có năng lực tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của SV, có kỹ năng giao tiếp, có năng lực hoạt động xã hội…

Có kế hoạch tập huấn bồi dưỡng chuyên chương trình nghiệp vụ cho GV, cán bộ phụ trách GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN.

Nhận thức của CBQL và các lực lượng GDTTDT cho SV

Để làm giáo dục một cách đúng đắn trước hết phải có tư duy đúng đắn về

“cách làm” vì tư duy chỉ đạo hành động. Trong tình hình mới hiện nay, tư duy giáo dục phải thay đổi khác với trước đây, do vậy, trước hết và căn bản nhất để đổi mới giáo dục là đổi mới tư duy giáo dục. (Nguyễn Minh Đường, 2012).

Để GDTTDT cho SV đạt được hiệu quả, trước hết là CBQL nhà trường cần phải nhận thức đày đủ tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của GDTTDT cho SV từ đó có sự chỉ đạo, tổ chức, huy động tất cả các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực tham gia vào việc GDTTDT cho SV.

Trong quá trình GDTTDT cho SV thì có ba lực lượng giáo dục chủ yếu, ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đối với sinh viên đó là: Nhà trường – Gia đình – Xã hội, trong đó Nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc GDTTDT, đồng thời chủ động phối hợp với các nguồn lực, trong việc tổ chức GDTTDT cho SV một cách hợp lý và khoa học.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Sự phối hợp giữa các lực lượng GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN

Các lực lượng giáo dục trong nhà trường là những tấm gương sáng cho SV noi theo, vì vậy trong việc thực hiện GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN là một nội dung vô cùng quan trọng cho nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng để phát huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của tập thể.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho việc GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường gồm có hệ thống sân bãi, hội trường, phòng học lý thuyết, phòng học chuyên dùng, thao trường,… phục vụ cho tổ chức dạy học GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN.

Việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện khí tài nhằm phục vụ việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục. Nếu hạn chế và thiếu các điều kiện trên thì việc hoàn thành các mục tiêu trong GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN hiệu quả sẽ không cao, tính khả thi hạn chế.

Công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trong GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN

Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách công bằng, khách quan, công tâm, phản ánh đúng thực trạng trong GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN sẽ giúp điều chỉnh những hạn chế, sai sót, đồng thời kịp thời rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh, hoàn thiện các nội dung, kế hoạch, tổ chức GDTTDT cho SV ngày càng hiệu quả hơn.

Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định vị trí chức năng của chương trình học GDQP&AN.

Sự tích cực chủ động của SV trong GDTTDT qua chương trình học GDQP&AN

Giáo dục truyền thống dân tộc cho SV qua chương trình học GDQP&AN cũng có hai mặt, một mặt là sự tác động bên ngoài đến đối tượng giáo dục, thông qua tác động này mà SV hoàn thiện bản thân mình. Đây là quá trình giáo dục và tự GDTTDT qua chương trình học GDQP&AN, mà đích đến thành công của bất cứ

nhà giáo dục nào, chính là sự tự giáo dục của SV. Sinh viên với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, chịu sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội từ đó sẽ tiếp thu, lĩnh hội những nội dung GDTTDT, trở thành những nguyên tắc, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống chi phối đến nhận thức và hành vi của chính mình để hoàn thiện nhân cách của mình theo chuẩn mực xã hội. Trong giáo GDTTDT cho SV qua chương trình học GDQP&AN là sự tích cực và chủ động của SV, thể hiện ở SV tham gia hưởng ứng nhiệt tình, tự nguyện, tự giác trong GDTTDT qua chương trình học GDQP&AN do bộ chương trình, khoa, nhà trường tổ chức…Tự giáo dục đòi hỏi SV phải hoạt động độc lập trong nhìn nhận, đánh giá hành vi của mình với chuẩn mực xã hội để có sự điều chỉnh tích cực, tạo nỗ lực cho SV trong việc hoàn thiện nhân cách bản thân về GDTTDT qua chương trình học GDQP&AN.

Tiểu kết chương 1

GDTTDT cho SV là một trong những nội dung rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình giáo dục cho SV, là một trong những nội dung cơ bản nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức, lối sống văn minh, tác phong con người hiện đại, tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa, tinh thần cách mạng, phát huy sức mạnh dân tộc, cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu chuẩn mực xã hội, góp phần vào quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho sinh viên.

GDTTDT cho SV thông qua chương trình học GDQP&AN là việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình trong giáo dục đáp ứng được nhiệm vụ và theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tình hình hiện nay của đất nước đề ra. GDTTDT cho SV là phải tác động có mục đích, có kế hoạch của CB, GV chương trình học GDQP&AN và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm phát huy tất cả các nguồn lực tham gia vào quá trình GDTTDT cho SV đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường đề ra.

Việc giáo dục để phát triển toàn diện những phẩm chất nhân cách của SV trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc “dạy chữ” cần chú trọng “dạy làm người” vì vậy việc nâng cao chất lượng GDTTDT cho SV là vô cùng cần thiết.

Qua nghiên cứu về lịch sử nghiên cứu vấn đề, các khái niệm cơ bản, bản chất của GDTTDT cho SV qua dạy học chương trình GDQP&AN, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống cơ sở lí luận nền tảng quan trọng cho quá trình khảo sát thực trạng cũng như cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTTDT cho SV qua chương trình GDQP&AN này.

Một phần của tài liệu Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên thông qua dạy học chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)