Đảm bảo tính vừa sức và khả thi

Một phần của tài liệu Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên thông qua dạy học chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 182)

Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.3. Đảm bảo tính vừa sức và khả thi

Biện pháp GDTTDT cho SV phải đáp ứng yêu cầu vừa sức đối với SV, nghĩa là SV có khả năng thực hiện được nhiệm vụ hay giải pháp với sự nỗ lực cao mới thực hiện được.

Ngoài ra, các biện pháp đó phải thực hiện tốt mục tiêu, có khả năng thực hiện được trong bối cảnh tổ chức dạy học chương trình GDQP&AN cho SV tại Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh.

3.2. Các biện pháp giáo GDTTD cho SV qua chương trình GDQP&AN tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Biện pháp 1: GDTTDT cho SV thông qua đổi mới các hình thức, phương pháp dạy học trên lớp

a. Mục tiêu biện pháp: Đổi mới các hình thức, phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm giáo dục cho SV các giá trị về TTDT qua việc tổ chức dạy học chương trình GDQP&AN ở trên lớp, qua đó góp phần giáo dục các phẩm chất đạo đức, nhân cách cho SV trong tình hình hiện nay.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

Để thực hiện nội dung này, trước hết GV phải xác định nội dung nào có thế mạnh trong việc hình thành TTDT cho SV từ chương trình dạy học chương trình học. Sau khi xác định những nội dung theo yêu cầu trên, GV lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học theo hướng tích cực để nâng cao hiệu quả GDTTDT cho SV.

Đặc biệt, những nội dung được lựa chọn cần gắn liền với thực tiễn của các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của quân dân ta, các chiến công cũng như các bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của quân, dân ta. Qua nghiên cứu chương trình dạy học chương trình GDQP&AN, nghiên cứu về hình thức, phương pháp dạy học tích cực và thực tiễn, điều kiện nhà trường, chúng tôi đề xuất bảng phân tích khung định hướng để thực hiện giảng dạy chương trình học này nhằm giáo dục TTDT như sau:

Bảng 3.1. Hệ thống các nội dung GDTTDT qua hoạt động dạy học trên lớp của chương trình GDQP&AN

Nội dung bài học Nội dung giáo dục TTDT

Hình thức / Phương pháp

Ghi chú Bài. Chiến tranh nhân dân bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa I. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc 1. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

2. Tính chất, đặc điểm chiến tranh nhân dân Việt Nam

II. Quan điểm của Đảng ta trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

- Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân làm nòng cốt, kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực

- Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh

- Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực đủ sức đánh được lâu dài; ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian chiến tranh, giành thắng lợi càng sớm càng tốt

- Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu vừa sản xuất, thực hiện tiết kiệm, giữ gìn và bồi dưỡng lực

- Yêu nước - Tinh thần đoàn kết

- Anh dũng, gan dạ

- Đánh giặc cứu nước.

- Giỏi chịu đựng và vượt gian khổ.

- Sáng tạo và linh hoạt.

Đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa tư tưởng

Công tác chuẩn bị cho chiến tranh

Bồi dưỡng kiến thức của một số cuộc chiến

- Thuyết trình - Kể chuyện - Nêu gương - Trò chơi

Kể chuyện, nhân chứng lịch sử

Nêu gương

Kể chuyện Minh chứng lịch sử

Kể chuyện

Nội dung bài học Nội dung giáo dục TTDT

Hình thức / Phương pháp

Ghi chú lượng, càng đánh càng mạnh

- Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trấn áp kip thời mọi âm mưu và hành động phá hoại, gây bạo loạn

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới

III. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

tranh

Sức mạnh của dân tộc trong việc đối ngoại

Nội dung chủ yếu trong chiến tranh nhân dân

Kể chuyện, dẫn chứng

Kể chuyện

- Thiết kế các giáo án (các chủ đề) để GDTTDT: Dựa vào khung tổ chức dạy học chương trình học nhằm GDTTDT cho SV ở trên, căn cứ vào chương trình GDQP&AN, thực tiễn dạy học của nhà trường cũng như đặc điểm của SV, GV tiến hành thiết kế kế hoạch GDTTDT cho SV qua dạy học chương trình GDQP&AN trên lớp bằng các hình thức và phương pháp dạy học tích cực. GV cần lưu ý phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, như trực quan, kể chuyện, dạy học bằng tình huống, nghiên cứu trường hợp,… Đồng thời, sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức nhằm tạo không khí vui vẻ, hấp dẫn SV tham gia hoạt động, nhất là tổ chức các hoạt động trải nghiệm, kết hợp giữa hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. Chúng tôi minh họa kế hoạch dạy học này qua Phụ lục 4

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để tổ chức có hiệu quả các bài học GDTTDT qua chương trình GDQP&AN, cần đảm bảo các điều kiện sau:

GV giảng dạy cần lựa chọn những nội dung GDTTDT thiết thực, gắn liền với thực tiễn, hấp dẫn người học; Nội dung GDTTDT được tích hợp đúng chỗ, không gượng ép và phải đảm bảo nội dung cơ bản của chương trình học; GV và SV ý thức được tầm quan trọng của việc GDTTDT qua chương trình GDQP&AN trong giai

đoạn hiện nay; GV có năng lực thiết kế và tổ chức hiệu quả các chủ đề tích hợp GDTTDT qua chương trình GDQP&AN; SV tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập trên lớp hiệu quả. Phòng dạy học lí thuyết, khu vực thực hành cần có đầy đủ điều kiện dạy học theo đặc trưng của chương trình GDQP&AN.

3.2.2. Biện pháp 2: GDTTDT cho SV thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa chương trình GDQP&AN

a. Mục đích của biện pháp: Thông qua quá trình đổi mới hoạt động dạy học bằng tổ chức các hình thức dạy học ngoại khóa chương trình GDQP&AN nhằm GD cho SV các giá trị TTDT.

b. Nội dung và cách thức thực hiện:

Giảng viên căn cứ vào nội dung dạy học chương trình GDQP&AN và thực tiễn của nhà trường để lựa chọn các nội dung của chương trình GDQP&AN phù hợp với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tham quan, tọa đàm, giao lưu hội cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử….Trước hết, GV xác định khung chương trình tổ chức dạy học của chương trình học có thể thực hiện hoạt động dạy học qua hình thức ngoại khóa. Sau mỗi buổi tham gia hoạt động ngoại khóa, GV yêu cầu SV phải thực hiện các nội dung viết thu hoạch, chấm điểm và tính điểm vào thang điểm đánh giá chương trình GDQP&AN. Đặc biệt, GV cần căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi xác định khung tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học chương trình GDQP&AN như sau:

Bảng 3.2. Hệ thống các nội dung GDTTDT qua hoạt động tham quan, ngoại khóa của chương trình GDQP&AN

Nội dung bài học Nội dung giáo dục TTDT

Hình thức / Phương pháp

Ghi chú Bài. Nghệ thuật quân sự Việt Nam

I. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.

1. Những yếu tố tác động đến hình thành nghệ thuật đánh giặc.

- Về địa lí.

- Về kinh tế.

- Khéo léo, tài tình, nhiều mưu kế trong việc tổ chức

- Đàm thoại - Trò chơi - Thuyết trình - Tổ chức trong lớp học, tham quan trải nghiệm.

Nội dung bài học Nội dung giáo dục TTDT

Hình thức / Phương pháp

Ghi chú - Về chính trị.-VH XH

2. Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.

- Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.

- Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc lập từ thế kỉ 2 trước công nguyên đến thế kỉ 10.

- Các cuộc kháng chiến chống xâm lược từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 18.

3. Nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta.

- Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến.

- Về mưu kế đánh giặc.

- Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.

- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

- Kết hợp đấu tranh giữa các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận.

- Nghệ thuật tổ chức thực hành các trận đánh lớn.

II. Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.

1. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam.

- Truyền thống đáng giặc của tổ tiên.

- Chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh, quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

- Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

2. Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng.

đánh giặc - Yêu nước - Tinh thần đoàn kết dân tộc

- Đánh giặc sáng tạo và linh hoạt - Dũng cảm, bất khuất, gan dạ

- Cần cù, chịu khó trong đánh giặc

Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Quan điểm của

CN Mác-

Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo Vệ Tổ quốc

- Tổ chức với hình thức thi viết tìm hiểu về nội dung chủ đề giáo dục truyền thống dân tộc qua bài học nghệ thuật quân sự qua chương trình GDQP&AN

Thi tìm hiểu về Nghệ thuật quân sự Việt Nam

Thuyết trình Đàm thoại Thuyết trình

Nội dung bài học Nội dung giáo dục TTDT

Hình thức / Phương pháp

Ghi chú - Chiến lược quân sự.

- Nghệ thuật chiến dịch.

- Chiến thuật.

III. Một số bài học kinh nghiệm về NTQS, trách nhiệm của sinh viên.

- Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công.

- Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc.

- Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng mưu kế, thế, thời, lực.

- Quán triệt tư tưởng lấy ít địch nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng cần thiết để thắng địch.

- Kết hợp tiêu hao tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu.

- Trách nhiệm của sinh viên.

Giới thiệu một số trận chiến đấu tiêu biểu của dân tộc Việt Nam Giới thiệu một số bài học truyền thống đánh giặc của dân tộc Việt Nam qua một số thời kỳ

Thuyết trình Đàm thoại, trao đổi, trò chuyện

- Tổ chức trong lớp học, tham quan trải nghiệm.

Căn cứ vào các nội dung được xác định ở Bảng 3.2, GV lựa chọn nội dung để thiết kế chủ đề GDTTDT qua tham quan. Các địa điểm có thể tham quan trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như: Dinh Độc lập, Bảng tàng chứng tích chiến tranh, Bến cảng nhà rồng, Địa đạo Củ Chi, … Hoạt động tham quan được thiết kế theo hình thức trải nghiệm, SV được tìm tòi, khám phá qua các hoạt động cụ thể, như: nghe thuyết minh về lịch sử chiến tranh, quan sát, mô tả, vẽ, vệ sinh môi trường, làm đẹp cảnh quan, … Ngoài ra, SV còn được tham gia các trò chơi quân sự, các cuộc thi, tại địa điểm trải ngiệm thực tế. Chúng tôi minh họa kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa này tại Phụ lục 5.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để tổ chức có hiệu quả các buổi tham quan ngoại khóa GDTTDT qua chương trình GDQP&AN, cần đảm bảo các điều kiện sau:

Lãnh đạo nhà trường đồng ý về chủ trương học tập chương trình GDQP&AN thông qua tham quan, ngoại khóa và phê duyệt kế hoạch tham quan, ngoại khóa;

GV giảng dạy cần lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng với các hoạt động giáo dục tích cực, sôi nổi, hấp dẫn,…GV cùng SV tổ chức đi tiền trạm, xin phép các địa điểm tham quan; Lãnh đạo các địa điểm tham quan cho phép SV được khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu, … TTDT của quân, dân ta.

Sinh viên đồng thuận với chủ trương của nhà trường, sẵn sàng đóng góp kinh phí tổ chức tham quan. SV phải tuân thủ các quy định nơi tham quan, phải có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát triển các giá trị vật chất và tinh thần ở địa điểm tham quan.

3.2.3. Biện pháp 3: GDTTDT cho SV thông qua tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chủ đề TTDT trong dạy học chương trình GDQP&AN

a. Mục đích của biện pháp: Nhằm giáo dục cho SV các giá trị TTDT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, từ đó góp phần giáo dục các phẩm chất, nhân cách cho SV theo các nội dung GDTTDT nhất định.

b. Nội dung và cách thực hiện

GV căn cứ vào nội dung chương trình và thực tiễn của nhà trường để lựa chọn các nội dung của chương trình GDQP&AN phù hợp với việc tổ chức các cuộc thi.

Đó là những nội dung có nhiều sự kiện lịch sử, các khái niệm, … mang tính chất nhớ, thuộc. SV có thể sử dụng để trả lời câu hỏi, thuật lại, hùng biện, viết bài luận,

… Từ đó, GV phải xác định nội dung GDTTDT và xác định, hình thức tổ chức, phương pháp DH để GDTTDT gắn liền với các chủ đề.

Qua nghiên cứu DH chương trình GDQP&AN và thực tiễn, điều kiện nhà trường, chúng tôi đề xuất bảng sau:

Bảng 3.3. Hệ thống các nội dung GDTTDT qua tổ chức cuộc thi của chương trình GDQP&AN

Nội dung bài học

Nội dung giáo dục

TTDT

Hình thức / Phương pháp

Ghi chú Bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển

đảo biên giới quốc gia

I. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền

quốc gia - Yêu nước.

Thuật lại, hùng biện, viết bài

Nội dung bài học

Nội dung giáo dục

TTDT

Hình thức / Phương pháp

Ghi chú 1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

2. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì?

Nội dung của xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

II. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia

1. Biên giới quốc gia.

Khái niệm biên giới quốc gia của nước CHXHCNVN.

Một số hiểu biết về biên giới quốc gia trên đất liền trên biển, trên không, trong lòng đất và khu vực biên giới.

2. Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.

Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là gì.

Nội dung xây dựng và bảo vệ.

III. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

1. Quan điểm.

Là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VNXHCN.

Chủ quyền, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.

Xây dựng biên giới hòa bình hạnh phúc, ổn định, giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền toàn

- Tự lực, tự cường.

- Tinh thần dân tộc.

- Đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam.

Giáo dục quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ biên giới quốc gia

luận

Câu trả lời trắc nghiệm

Kể chuyện, thông báo thời sự.

Thi chủ đề theo nhóm

Thi tìm hiểu về Luật Biên giới quốc gia. - Đánh giá qua trao đổi, trò chuyện.

Đánh giá qua trao đổi và trò chuyện.

Nội dung bài học

Nội dung giáo dục

TTDT

Hình thức / Phương pháp

Ghi chú vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của

nhau.

Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của nhà nước, LLVT là nòng cốt.

2. Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

Trách nhiệm công dân.

Trách nhiệm của sinh viên.

Tinh thần yêu nước.

Ý thức trách nhiệm bảo vệ và xây dựng chủ quyền biên giới quốc gia của công dân và sinh viên

Rung chuông vàng, diễn tiểu phẩm, hùng biện, viết bài tự luận, sưu tầm tranh ảnh, làm báo tường, …

Căn cứ vào nội dung ở bảng 3.3. GV thiết kế thành các kế hoạch tổ chức cuộc thi. Kế hoạch cần nêu rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm, chuẩn bị, cách tiến hành, thể lệ cuộc thi, giải thưởng. Hình thức tổ chức cuộc thi có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, như: câu trả lời trắc nghiệm (Rung chuông vàng), diễn tiểu phẩm, hùng biện, viết bài tự luận, sưu tầm tranh ảnh, làm báo tường. Chúng tôi minh họa kế hoạch dạy học GDTTDT cho SV được thể hiện qua Phụ lục 6.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để tổ chức có hiệu quả các cuộc thi về TTDT qua chương trình GDQP&AN, cần đảm bảo các điều kiện sau:

Nội dung cuộc thi phải phù hợp, gắn liền với TTDT và phù hợp với thực tiễn, bối cảnh của đất nước; GV bộ chương trình cần lập kế hoạch tổ chức cuộc thi cụ thể, rõ ràng với các hoạt động đa dạng, hấp dẫn,…SV tham gia tích cực các hoạt động trong cuộc thi, có ý thức hợp tác trong đội, nhóm để đạt kết quả thi tốt nhất.

Có kinh phí hoạt động từ nhà trường hoặc qua vận động tài trợ. Ban giám khảo cuộc thi cần đánh giá toàn diện, công bằng, khách quan. Ban tổ chức cần tổng kết, đánh giá cuộc thi và trao giải cho cá nhân, đội thi.

Một phần của tài liệu Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên thông qua dạy học chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh (Trang 95 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)