Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT KÉP

2.2. Thâm hụt Ngân sách Nhà nước

2.2.1. Ngân sách Nhà nước

Điều 1 Luật Ngân sách Nhà nước 2002 quy định:

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Luật Ngân sách Nhà nước 2015 đã thay đổi khái niệm về ngân sách nhà nước tại khoản 14 điều 4 như sau:

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Điều 55 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Các khoản thu, chi phải được dự toán và do luật định”. Như vậy, quy định tại Luật NSNN 2015 mô tả được đầy đủ nội hàm của ngân sách nhà nước hơn, không chỉ bao gồm việc thực hiện thu, chi mà còn có nhiệm vụ dự toán ngân sách, phù hợp với nguyên tắc quản lý NSNN và thông lệ quốc tế. Như vậy, NSNN phải đảm bảo bốn yếu tố:

Thứ nhất, NSNN là bản dự toán thu và chi tiền tệ của một quốc gia. Bản dự toán này sẽ do một cơ quan công quyền vừa có năng lực, vừa là cơ quan chuyên trách soạn thảo. Chính phủ sẽ đệ trình bản dự thảo lên Quốc hội để biểu quyết thông qua, phê chuẩn.

Thứ hai, thực hiện NSNN phải có sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi Quốc hội thông qua bản dự toán, Quốc hội sẽ giao lại cho Chính phủ tổ chức thi hành NSNN trong thực tế. Quốc hội giám sát Chính phủ trong quá trình thực thi và có quyền phê chuẩn bản quyết toán NSNN do Chính phủ đệ trình khi hoàn thành năm ngân sách.

Thứ ba, NSNN chỉ có giá trị thực hiện trong thời hạn niên độ ngân sách quy định. Hiện nay, đa số các quốc gia lựa chọn niên độ ngân sách là một năm, được gọi là năm tài khóa hay năm ngân sách, được tính từ ngày bản dự toán có hiệu lực đến khi nó kết thúc hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, tùy theo tập quán mà năm tài khóa có thể trùng hoặc không trùng với năm dương lịch.

Thứ tư, NSNN được dự toán và thực hiện theo mục tiêu đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN được giao cho Chính phủ thi hành nhưng lại đặt dưới sự giám sát của Quốc hội. Điều này thể hiện việc thiết lập và thực hiện NSNN cần có sự tham gia kiểm soát của toàn dân với mục đích nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn thể quốc gia, không phân biệt giai cấp, thành phần kinh tế, đẳng cấp xã hội của người thụ hưởng các lợi ích mà NSNN mang lại.

Hai nội dung quan trọng của NSNN là thu NSNN và chi NSNN. Cụ thể:

Thu NSNN Chi NSNN

a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

a) Chi đầu tư phát triển;

b) Chi dự trữ quốc gia;

c) Chi thường xuyên;

d) Chi trả nợ lãi;

e) Chi viện trợ;

f) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;

d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Nhìn vào các hạng mục thu, chi, có thể thấy thu và chi NSNN không có mối quan hệ đối ứng, tức là thu vì nguyên nhân gì thi chi cho mục đích đó. Thu và chi NSNN được thực hiện theo dự toán NSNN đã được Quốc hội thông qua. Chính phủ thu NSNN theo các hạng mục trong dự toán để tạo thành quỹ NSNN. Sau đó, Chính phủ lại sử dụng các nguồn lực trong quỹ NSNN để chi cho các mục tiêu cụ thể trong dự toán chi NSNN. Tức là, các khoản thu tạo thành một quỹ tập trung, sau đó quỹ được sử dụng để chi cho các nội dung cụ thể đã được phê chuẩn mà không có mối liên hệ trực tiếp giữa thu và chi. Bên cạnh đó, dự toán NSNN mang tính chủ quan của Chính phủ khi lập ra và trình Quốc hội. Tuy nhiên, thực hiện NSNN lại tuân theo tình hình thực tế của đất nước, mang tính khách quan, bao gồm cả các khoản thu và chi diễn ra ngoài dự kiến. Vì vậy, số quyết toán thu, chi NSNN luôn luôn có sai biệt so với số dự toán thu, chi NSNN.

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa Thu – Chi NSNN

Nguồn: Tác giả xây dựng Thu chi NSNN có mối quan hệ qua lại hai chiều, thu tác động đến chi và chi tạo ảnh hưởng ngược lại thu. Thu NSNN là cơ sở nguồn chi NSNN, phải căn cứ trên nguồn thu và số thu để quyết định các khoản chi. Mọi khoản thu NSNN đều có mục đích tài trợ cho các khoản chi. Ngược lại, chi NSNN góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện gia tăng số thu NSNN. Số chi NSNN là mục tiêu

Chi NSNN Nguồn

Kinh tế phát triển Thu NSNN

hướng tới và là giới hạn để xây dựng kế hoạch thu NSNN hàng năm. Mọi khoản chi NSNN đều bắt nguồn từ các khoản thu được xây dựng và thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)