Đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt kép của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 113 - 116)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015

3.4. Đánh giá tổng quan về Thâm hụt kép

3.4.3. Đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt kép của nền kinh tế

Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt kép của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 dựa trên chỉ tiêu THNSNN/GDP, tổng thu thuế / tổng chi thường xuyên (đánh giá mức chịu đựng THNSNN), CCVL/GDP, CCVL/XK (đánh giá mức chịu đựng THCCVL). Trong 4 chỉ tiêu xem xét, ta thấy CCVL/XK đều nằm trong mức giới hạn 20%, có nghĩa là giai đoạn 2000 – 2015, CCVL Việt Nam chưa phải đối mặt với khủng hoảng. Tuy nhiên, khi xem xét 3 chỉ tiêu còn lại, ta sẽ thấy nền kinh tế Việt Nam đã từng chịu đựng thâm hụt vượt ngưỡng. Cụ thể:

Hình 35: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt kép của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2015

Nguồn: tác giả xây dựng dựa trên số liệu từ IMF, World Bank, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính

-2,0 -1,5 -1,0 -0,5 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5

-20%

-15%

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

THNSNN/GDP (trái) CCVL/GDP (trái)

CCVL/XK (trái) Tổng thu thuế/Tổng chi thường xuyên (phải)

Trong 3 năm: 2007, 2008, 2009, tỷ lệ CCVL/GDP vượt mức cho phép 5%, có nghĩa là THCCVL đã ở mức báo động. Trong đó, mức vượt ngưỡng nặng nề nhất là năm 2008, THCCVL chiếm 10,92% GDP. Đây là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thời gian này, lãi suất tăng cao kỷ lục tác động tiêu cực đến năng lực sản xuất của thị trường. Bên cạnh đó, sau thời kỳ bong bóng bất động sản và phát triển nóng, ngân hàng Nhà nước thắt chặt lượng vốn bơm vào lưu thông, một làn sóng tái cấu trúc ngân hàng diễn ra, kéo theo sự thay đổi về hoạt động tín dụng dành cho doanh nghiệp. Các đơn vị hoạt động kém hiệu quả, sai mục đích kinh doanh đều bị phá sản hoặc hoạt động cầm chừng, không có đủ nguồn lực để tăng trưởng và đột phá. Thị trường chỉ còn giữ lại các doanh nghiệp có năng lực tốt, tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường kinh doanh chung. Nhìn chung, năng lực sản xuất của toàn nền kinh tế bị giảm sút, là lý do dẫn đến THCCVL đạt ngưỡng kỷ lục thời gian này.

Về NSNN, giai đoạn 2006 – 2015, tỷ lệ NSNN/GDP luôn vượt ngưỡng cho phép 5% của Quốc hội (chỉ trừ năm 2011), trong đó đỉnh điểm là năm 2009 với tỷ lệ 6,9%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2007, nhằm vực dậy nền kinh tế đang trong đà suy thoái, Chính phủ triển khai các gói kích cầu nhằm kích thích chi tiêu, đầu tư vào thị trường. Các gói kích cầu của Chính phủ mang lại hiệu quả như mong đợi, nhưng đồng thời cũng tạo gánh nặng lớn lên NSNN, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngày càng sâu. Xét chỉ tiêu tổng thu thuế/tổng chi thường xuyên, tỷ lệ này giao động ổn định quanh mức 1,23 – 1,45 trong giai đoạn 2000 – 2011. Tuy nhiên, từ năm 2011, tỷ lệ này bắt đầu giảm và xuống thấp dưới 1 vào năm 2014, 2015. Tỷ lệ này thấp hơn 1 có nghĩa là số thu từ thuế của NSNN không đủ bù đắp cho chi thường xuyên, Chính phủ phải sử dụng các khoản vay nợ để bù đắp phần chi thường xuyên còn thiếu hụt.

Trong trường hợp này, thu chi NSNN là thiếu bền vững. Tình trạng chỉ tiêu tổng thu thuế/ tổng chi thường xuyên ngày càng giảm chứng tỏ hoạt động quản lý NSNN ngày càng thiếu hiệu quả.

Như vậy, giai đoạn 2007 – 2009, Việt Nam rơi vào tình trạng THK vượt ngưỡng chịu đựng của nền kinh tế khi cả NSNN và CCVL đều thâm hụt vượt ngưỡng. Điều này có nghĩa là tự bản thân nền kinh tế không thể chống chọi với việc cả hai tài khoản đều thâm hụt, mà cần có sự can thiệp của Chính phủ giúp cải thiện

tình hình. Với nỗ lực điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ, CCVL của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, thoát khỏi tình trạng vượt ngưỡng và dần chuyển sang thặng dư. Tuy nhiên, cũng chính với các công cụ điều tiết kinh tế của mình, Chính phủ tạo thêm gánh nặng lên NSNN, làm NSNN ngày càng gia tăng thâm hụt, không những chưa thoát khỏi tình trạng vượt ngưỡng, mà tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)