CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT KÉP
2.2. Thâm hụt Ngân sách Nhà nước
2.2.3. Mối quan hệ giữa THNSNN và một số nhân tố kinh tế vĩ mô
Thu NSNN Chi NSNN
Bội chi NSNN
Bội chi NSĐP Bội chi NSTW
Bội chi NSNN
Khi xảy ra THNSNN, Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp khắc phục như tăng thuế, tiết kiệm chi tiêu, in tiền hoặc đi vay nợ để bù đắp nguồn thâm hụt.
NSNN càng thâm hụt, nguy cơ khoản vay càng lớn dẫn đến nợ công càng tăng cao.
Năm 1996, Dornburch đã đưa ra phương trình động cơ nợ công để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công:
d = (r – Y)b – GB (1)
Trong đó:
d: Tốc độ tăng của nợ công (tỷ lệ so với GDP) r: Lãi suất thực tế
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
b: Tỷ lệ nợ công chưa thanh toán tính trên GDP GB: Thặng dư NSNN
Phương trình (1) chỉ ra rằng khi NSNN càng thâm hụt tức là GB mang giá trị ngày càng âm thì kết quả thu được d sẽ ngày càng tăng. Có 2 nguyên nhân chủ yếu để giải thích cho vấn đề này:
i. NSNN ngày càng thâm hụt, các công cụ nợ được phát hành ngày càng nhiều nhằm tài trợ thâm hụt NSNN, dẫn đến nợ công ngày càng lớn
ii. Nợ công ngày càng tăng, khoản nợ công chưa thanh toán tăng theo (chỉ số b), lại làm cho nợ công tiếp tục tăng
Theo Dornburch, gia tăng nợ công sẽ làm tăng THNSNN và kết quả lại làm tăng nợ, tỷ lệ nợ không ngừng tăng lên, quá trình này như một cái vòng luẩn quẩn.
Ngoài ra, phương trình rào cản ngân sách của Bernard Laurens và Ernique (1998) cũng mô tả mối quan hệ giữa NSNN và nợ công khi nhìn dưới góc độ chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa như sau:
BDt = (Dt – Dt-1) + (Mt – Mt-1) (2) Trong đó:
BDt: TH NSNN tại thời điểm t
Dt, Dt-1: nợ công tại thời điểm t và t-1
Mt, Mt-1: lượng tiền cơ sở tại thời điểm t và t-1
Phương trình (2) đã chỉ rõ THNSNN phụ thuộc và sự gia tăng của nợ công ròng, tức là nếu nợ công tăng lên theo thời gian thì NSNN cũng ngày càng thâm hụt.
Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa nợ công và THNSNN
Nguồn: Tác giả xây dựng 2.2.3.2. THNSNN và lạm phát
Khi sản lượng thực tế của nền kinh tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì thu NSNN có xu hướng giảm, nguy cơ xuất hiện thiểu phát. Chính phủ cần tăng chi NSNN để tổng cầu nền kinh tế tăng lên, kích thích sản xuất, gia tăng sản lượng sản xuất tiêu dùng để tác động vào thu NSNN. Ngược lại, khi sản lượng của nền kinh tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng thì xuất hiện lạm phát. Chính phủ chấp nhận giảm thu NSNN bằng cách giảm chi NSNN để đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm năng. Như vậy, tăng chi NSNN sẽ tác động làm tăng lạm phát.
Khi NSNN bị thâm hụt, Chính phủ không sử dụng nguồn bù đắp hợp lý thì có nguy cơ dẫn đến lạm phát. Nếu bội chi ngân sách được bù đắp bằng tiền được phát hành thêm sẽ nhanh chóng đẩy chỉ số lạm phát lên cao. Nếu bội chi ngân sách được bù đắp bằng tiền đi vay thì sẽ xuất hiện gánh nặng nợ và trả lãi, tạo ra nguy cơ lạm phát tăng, nhất là khi sử dụng các khoản vốn vay không hiệu quả.
2.2.3.3. THNSNN và lãi suất
Khi xảy ra THNSNN, Chính phủ cần phát hành công trái, trái phiếu, tín phiếu chính phủ nhằm tạo nguồn tài trợ cho thâm hụt. Các công cụ huy động tài trợ thâm hụt này có lãi suất tương đối ổn định trong thị trường tài chính nên đây là kênh đầu tư ít rủi ro nhất đối với các nhà đầu tư. Khi Chính phủ gia tăng tích lũy nợ sẽ làm khu vực tư nhân khó tiếp cận với nguồn tín dụng hơn, làm cạn nguồn tài chính của khu vực tư nhân. Lúc này, khu vực tư nhân bắt buộc phải chấp nhận
Vay bù đắp thâm hụt
Nợ công tăng
Lãi phải trả tăng Thâm hụt
ngân sách
nguồn vốn với mức lãi suất cao hơn. Như vậy, THNSNN càng sâu sẽ càng có nguy cơ đẩy mức lãi suất lên cao, dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư tư nhân.
2.2.3.4. THNSNN và tỷ giá hối đoái
Chính phủ có thể tài trợ cho THNSNN thông qua các phương tiện tài chính trong nước (bán trái phiếu trong nước, tăng cung tiền) hoặc các phương tiện tài chính quốc tế (tăng nguồn cung trái phiếu để bán cho người nước ngoài). Trong trường hợp Chính phủ lựa chọn tăng cung tiền bằng cách in thêm tiền để trả nợ thì nền kinh tế đứng trước nguy cơ tăng lạm phát. Chính phủ tăng cung trái phiếu để bán cho người nước ngoài sẽ làm giá trái phiếu giảm, nợ công tăng. Lúc này, môi trường đầu tư không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các công cụ tài chính (trái phiếu) có rủi ro đổ vỡ lớn. Đồng nội tệ trở nên kém hấp dẫn và mất giá.
2.2.3.5. THNSNN và tổng sản phẩm quốc nội
Thu NSNN được hình thành từ các nguồn lực trong nền kinh tế, vì vậy muốn tăng thu NSNN bền vững thì cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhà nước không nên dùng quyền lực của mình để ép buộc thị trường đóng góp vào NSNN một cách thiếu căn cứ, mà cần dựa vào trình độ phát triển và giá trị thặng dư xã hội tạo ra. GDP là cơ sở để xác định nguồn thu này một cách bền vững. Mặc dù thu NSNN đến từ hai nguồn: thu trong nước và thu nước ngoài, tuy nhiên các nguồn thu trong nước đóng vai trò quyết định tính lành mạnh, bền vững của quỹ NSNN. Các nguồn thu từ nước ngoài rất quan trọng nhưng chỉ đáp ưng nhu cầu tạm thời của nền kinh tế, trong dài hạn cũng phải trích từ các khoản thu thuế để trả nợ. Vì vậy, phát triển kinh tế, nâng cao GDP là cơ sở tạo nguồn thu NSNN ổn định và lâu dài.
Khi NSNN thâm hụt, chính phủ cần thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện NSNN, hạn chế tối đa tình trạng thâm hụt. Các biện pháp như cắt giảm chi tiêu công sẽ được áp dụng, dẫn đến giảm tính kích thích nền kinh tế phát triển, làm giảm tốc độ phát triển GDP. Mỗi nền kinh tế sẽ có quy định riêng về tỷ lệ THNSNN/GDP thể hiện việc bội chi như vậy là có được chấp nhận hay không. Đối với Việt Nam, tỷ lệ này được quy định là 5%. Nếu THNSNN dưới 5% GDP thì được coi là thâm hụt trong ngưỡng chịu đựng của nền kinh tế. Nếu tỷ lệ này cao hơn 5% là vượt ngưỡng và cần áp dụng các biện pháp thắt chặt hoạt động NSNN.