Các chính sách của Chính phủ đã áp dụng nhằm xử lý THK

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 113)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015

3.4. Đánh giá tổng quan về Thâm hụt kép

3.4.2. Các chính sách của Chính phủ đã áp dụng nhằm xử lý THK

Giai đoạn 2000 – 2015, CCVL có nhiều thời điểm đổi dấu, từ thặng dự sang thâm hụt và ngược lại. Bên cạnh đó, NSNN thì luôn luôn thâm hụt trong toàn bộ

-30 -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15

-300 -250 -200 -150 -100 -50 50 100 150

Tđô la M

Nghìn tđồng

Ngân sách Nhà nước (trái) Cán cân vãng lai (phải)

giai đoạn này. Chính phủ đã nỗ lực xử lý THK bằng cách cải thiện CCVL từ năm 2008 và đưa cán cân này thặng dư từ năm 2012, tuy nhiên chưa thể tác động tích cực đến NSNN. Với tình hình đó, Việt Nam không còn THK từ năm 2012 – 2015.

Các chính sách kinh tế Việt Nam đã áp dụng: điều chỉnh tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, Chính phủ sử dụng các gói kích cầu.

3.4.2.1. Phá giá tiền tệ

Phần 3.1.2.3 đã đưa ra bức tranh khái quát về việc điều chỉnh tỷ giá giai đoạn 2000 – 2015. Trong đó, giai đoạn 2008 – 2011, tỷ giá được thay đổi nhiều nhất. Xét về dài hạn, phá giá nội tệ của Việt Nam giai đoạn này có hiệu ứng giúp cải thiện CCVL tuân theo hiệu ứng tuyến J. Điều này lý giải cho những điều chỉnh tỷ giá mạnh mẽ giai đoạn 2008 – 2011 và tiếp tục điều chỉnh giai đoạn 2011 – 2015 đã giúp CCVL chuyển hướng tích cực từ 2008 – 2015.

Khi phá giá tiền tệ, giá cả hàng hóa NK sẽ trở nên đắt hơn đối với thị trường nội địa, trong khi giá hàng XK lại trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế, XK có lợi thế, NK gặp bất lợi, xuất khẩu ròng tăng lên. Do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn, nên phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá thực tăng, kích thích tăng khối lượng XK và hạn chế khối lượng NK.

Tuy nhiên, phá giá tiền tệ giai đoạn 2008 – 2011 đã làm gia tăng kỳ vọng tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước không đạt được mục tiêu bình ổn tỷ giá và tâm lý thị trường. Các lần điều chỉnh tỷ giá tiếp theo tiếp tục góp phần làm gia tăng lạm phát, ảnh hưởng đến việc thực thi các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, gánh nặng nợ công trả bằng đô la Mỹ tăng cao do tỷ giá được điều chỉnh, NSNN gia tăng thâm hụt.

3.4.2.2. Tăng tín dụng cho xuất khẩu

Ngân hàng Nhà nước đã có những điều chỉnh trong định hướng tín dụng, nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu. Năm 2011, tín dụng cho xuất khẩu tăng đến 58%, lãi suất cho vay dành cho doanh nghiệp XK có mức trần thấp hơn nhiều so với mức trần vay vốn của các doanh nghiệp lĩnh vực khác. Nhà nước có các quy định cụ thể về đối tượng doanh nghiệp, danh mục mặt hàng XK được áp dụng chính sách tín dụng XK.

Tín dụng XK được cấp cho các doanh nghiệp lớn sẽ là đòn bẩy cho hoạt động XK, giúp nhanh chóng cải thiện CCVL quốc gia. Bên cạnh đó, tín dụng XK cũng được cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp này có nguồn lực để thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, có cơ hội phát triển thành các doanh nghiệp XK lớn. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng XK cũng hướng đến hỗ trợ các mặt hàng mục tiêu, trọng điểm, có tiềm lực phát triển trong từng thời kỳ kinh tế. Năm 2006, kim ngạch XK hàng thủy sản có nhận tài trợ tín dụng XK là 7%, trong các năm 2010 – 2012, kim ngạch này đã tăng lên 30%.

Sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2007, mọi doanh nghiệp đều gặp khó khăn về nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất, XK hàng hóa. Chính vì thế, tăng tín dụng xuất khẩu là biện pháp hỗ trợ hữu hiệu mà Nhà nước đã triển khai.

3.4.2.3. Chính phủ đưa ra các gói kích cầu

Kích cầu là biện pháp Chính phủ đẩy mạnh chi tiêu công cộng, nhằm đẩy mạnh tổng cầu và kích thích tăng trưởng kinh tế. Các gói kích cầu được áp dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng đã giúp phục hồi nền kinh tế, kích thích tiêu dùng và sản xuất. Thông qua đó hỗ trợ năng lực tài chính cho các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc đưa ra nhiều gói kích cầu trong nhiều năm liền đã ảnh hưởng không nhỏ đến THNSNN.

Ngày 15/01/2009, Chính phủ đưa ra gói kích cầu 1 tỷ USD (17.000 tỷ VND) để hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các khoản vay ngắn hạn (tối đa 8 tháng), gói kích cầu kết thúc vào ngày 31/12/2009. Gói kích cầu thứ hai có các điều kiện mở hơn, thời gian thực hiện từ 04/04/2009 đến 31/12/2011 với tổng giá trị 20.000 tỷ VND, mức hỗ trợ tiền vay 4%/năm cho thời gian tối đa 24 tháng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thực hiện gói kích cầu miễn, giảm một số loại thuế, kéo dài thời hạn nộp thuế XNK, tương đương khoảng 28.000 tỷ đồng. Các năm tiếp theo, Chính phủ tiếp tục áp dụng các gói kích cầu và các chính sách hỗ trợ dành cho doanh nghiệp khác.

3.4.2.4. Cải cách chính sách về thuế

Giai đoạn 2000 – 2015 là giai đoạn Việt Nam thực thi nhiều cải cách kinh tế quan trọng, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hội nhập nhanh chóng và sâu rộng vào sân chơi kinh tế toàn cầu. Trong đó,

cải cách chính sách về thuế là một trong những định hướng quan trọng, then chốt, mang lại hiệu quả cao. Giai đoạn này, cải cách thuế được thực hiện ở nhiều phương diện. Các Luật Thuế mới được ban hành hoặc sửa đổi theo hướng cụ thể và công bằng, như Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế, Luật Phí, lệ phí… Thủ tục hành chính cũng được đơn giản và hiện đại hóa. Đơn vị nộp thuế sẽ được chủ động, tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng hướng dẫn, quản lý, giám sát. Quy trình được điều chỉnh theo hướng công bằng, công khai và minh bạch.

Ngoài việc điều chỉnh các chính sách thuế theo hướng cởi mở hơn, Việt Nam còn điều chỉnh các mức thuế suất. Thuế thu nhập doanh nghiệp được điều chỉnh giảm từ 32% xuống 28%, giảm tiếp xuống 25% và hiện nay là 22%. Thuế thu nhập cá nhân giảm mức thuế suất tối đa từ 40% xuống còn 35%. Nhiều phí, lệ phí đã được xóa bỏ, giúp cá nhân và doanh nghiệp an tâm sản xuất, kinh doanh, tích lũy nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng.

Cải cách chính sách thuế dẫn đến thay đổi cơ cấu thu NSNN theo hướng bền vững hơn: giảm tỷ trọng thu từ dầu thô, thu từ xuất – nhập khẩu, tăng tỷ trọng các loại thuế nội địa ổn định như thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng. Trong thuế nội địa, tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp giảm, trong khi thuế giá trị gia tăng tăng lên, chứng tỏ Chính phủ đã tạo nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp để có môi trường đầu tư tốt hơn, đồng thời vẫn kích thích được phát triển thị trường tiêu dùng xã hội. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện cũng thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ngoài các lợi ích về việc làm, chuyển giao công nghệ… thì tỷ trọng thu thuế từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.

Điều chỉnh chính sách thuế mang lại tác động tích cực đến cả CCVL và NSNN. Khi doanh nghiệp tích lũy được thêm vốn và thu nhập sẽ nhanh chóng mở rộng sản xuất, đầu tư các kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, dịch vụ, đưa chất lượng sản phẩm tiệm cận được với các tiêu chuẩn quốc tế cao. Việc tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh sẽ giúp gia tăng năng lực cạnh tranh

của sản phẩm trên thị trường thế giới, tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ quốc tế, cải thiện CCVL của Việt Nam. Minh bạch, cởi mở và hài hòa hóa các chính sách thuế, cùng với việc cắt giảm thuế suất đã khuyến khích người dân thực thi nghĩa vụ thuế đúng quy định, giảm tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Đồng thời cải cách chính sách thuế giúp tăng chi tiêu xã hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng là nguyên nhân giúp tăng số thu thuế, tác động tích cực đến NSNN.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)