Một số chỉ số kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 84)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015

3.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

3.1.2. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Hình 6: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp số liệu từ ABD, 2015, Key Indicators for Asia and the Pacific 2015 Giai đoạn 2000 – 2007, nhờ vào chính sách tài khóa mở rộng, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá mạnh mẽ, duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền.

Kể từ năm 2007, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trường GDP của Việt Nam biến động và sụt giảm mạnh so với giai đoạn trước đó.

Nhằm chặn đà suy thoái, giúp vực dậy nền kinh tế, kích thích đầu tư, hỗ trợ sản xuất phát triển, Chính phủ liên tục thực hiện các gói kích cầu trong giai đoạn này. Từ

6,8 6,9 7,1 7,3

7,8 7,5

7,0 7,1

5,7 5,4

6,4 6,2

5,2 5,4 6,0

6,7

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500

0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 7,0 8,0 9,0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nghìn tỷ đồng

%

Tốc độ tăng trưởng GDP (Trái) GDP (Phải)

năm 2012, nền kinh tế mới có dấu hiệu phục hồi. Trong đó, xuất siêu có đóng góp không nhỏ vào sự phục hồi này.

3.1.2.2. Lạm phát

Hình 7: Chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu truy xuất tại IMF Data Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế, lạm phát của Việt Nam cũng tăng khá ổn định trong giai đoạn 2000 – 2007. Sau đó, liên tiếp qua các năm 2007 – 2011, chỉ số CPI của Việt Nam đã tăng lên 2 con số, trong đó đỉnh điểm là các năm 2008 và 2011. Đây là 2 năm tăng trưởng kinh tế giảm sút, Chính phủ thực hiện các gói kích cầu nhằm kích thích phát triển, chặn đà suy thoái kinh tế. Các gói kích cầu này đã đẩy lạm phát Việt Nam tăng cao. Sau giai đoạn này, lạm phát Việt Nam giữ ở mức ổn định rồi có nguy cơ giảm phát vào năm 2015, thấp nhất trong 14 năm kể từ năm 2001. Năm 2015, không chỉ riêng Việt Nam rơi vào tình trạng này mà các nước trên thế giới cùng phải đối mặt với nguy cơ giảm phát khi tỷ lệ lạm phát chỉ xoay quanh 0%. Lạm phát vừa phải có tác động tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển, còn giảm phát có nguy cơ làm trì trệ nền kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam đã không để nguy cơ này trở thành giảm phát liên tục, mà nhanh chóng đưa lạm phát lên trên 4%

vào năm 2016.

-5,00 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00

0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 160,00

T1/2000 T1/2001 T1/2002 T1/2003 T1/2004 T1/2005 T1/2006 T1/2007 T1/2008 T1/2009 T1/2010 T1/2011 T1/2012 T1/2013 T1/2014 T1/2015

%

Chỉ số CPI, 2010=100 (Trái)

% CPI thay đổi so với cùng kỳ năm trước (Phải)

3.1.2.3. Tỷ giá

Năm 1999, Việt Nam chuyển từ cơ cế tỷ giá cố định trườn bò với biên độ rộng sang hình thức NHNN công bố tỷ giá chính thức bình quân liên ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng thương mại được quyền giao dịch với tỷ giá giao động trong biên độ cho phép. Đây là bước ngoặt lớn của chính sách tỷ giá, đưa việc xác định tỷ giá từ tuân theo đánh giá chủ quan của Nhà nước sang điều tiết theo nhu cầu thị trường.

Bảng 5: Các thời điểm điều chỉnh tỷ giá chính thức từ 2000 – 2015 Thời điểm Biên độ Tỷ giá chính thức Mức điều chỉnh 26/02/1999 ±7% xuống ±0,1% 14.000

01/07/2002 ±0,1% lên ±0,25%

31/12/2006 ±0,25% lên ±0,5%

24/12/2007 ±0,5% lên ±0,75%

10/03/2008 ±0,75% lên ±1% 16.139

10/06/2008 16.461 2%

27/06/2008 ±1% lên ±2% 16.517 07/11/2008 ±2% lên ±3%

25/12/2008 16.989 3%

24/03/2009 ±3% lên ±5%

26/11/2009 ±5% xuống ±3% 17.961 5,44%

12/01/2010 17.941

10/02/2010 18.544 3,36%

18/08/2010 18.932 2,1%

11/02/2011 ±3% xuống ±1% 20.693 9,3%

07/09/2011 20.628

14/12/2011 20.813

24/12/2011 20.828

28/06/2013 21.036 1%

19/06/2014 21.246 1%

07/01/2015 21.458 1%

07/05/2015 21.673 1%

12/08/2015 ±1% lên ±2% 1%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các thông báo của Ngân hàng Nhà nước

Hình 8: Diễn biến tỷ giá chính thức của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 Nguồn: tác giả xây dựng dựa trên số liệu Tỷ giá của IMF và các thông báo

điều chỉnh biên độ tỷ giá của NHNN Tỷ giá diễn biến phức tạp do sự thay đổi chênh lệch lạm phát của Việt Nam và Hoa Kỳ. Những năm 2000, 2001, Việt Nam đối mặt với tình trạng thiểu phát thì giai đoạn 2007 – 2010 tốc độ lạm phát ở Việt Nam rất cao. Ngược lại, CPI qua các năm của Hoa Kỳ khá ổn định. Chênh lệch giữa CPI của 2 nước thay đổi nhanh chóng trong khi tỷ giá danh nghĩa chỉ được điều chỉnh tăng đều qua các năm với tốc độ chậm.

Từ năm 2007, Việt Nam đón luồng đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào ồ ạt, nguồn cung đồng đô la Mỹ tăng mạnh, đồng Việt Nam lên giá và tỷ giá có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2008, nền kinh tế phát triển nóng bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn làm đồng Việt Nam mất giá đã đẩy tỷ giá lên cao. Năm 2009 - 2010 ghi nhận thị trường khan hiếm đô la Mỹ, giá vàng và lãi suất ngân hàng lên cao kỷ lục, cùng với đó là tình trạng thâm hụt nghiêm trọng CCVL trong nhiều năm liên tiếp, ngân hàng Nhà nước liên tục tăng tỷ giá nhưng chênh lệch giữa thị trường chính thực và thị trường phi chính thức vẫn rất lớn, có thời điểm lên đến 13,5%.

13.000 15.000 17.000 19.000 21.000 23.000

Việt Nam đồng

Tỷ giá chính thức Tỷ giá trần Tỷ giá sàn

Đầu năm 2011, ngân hàng Nhà nước buộc phải giảm giá mạnh mẽ đồng nội tệ 9,3% giúp huy động nguồn cung đô la Mỹ, các doanh nghiệp chuyển từ giao dịch phi chính thức quay lại giao dịch ngoại tệ với ngân hàng. Tỷ giá hối đoái duy trì ổn định cho đến năm 2013 bắt đầu được điều chỉnh tăng nhẹ theo các biến động của lãi suất. Trước áp lực giảm mạnh lãi suất sẽ tạo cho người dân tâm lý cất giữ vàng hoặc ngoại tệ, ngân hàng nhà nước phải bơm đô la Mỹ vào thị trường và điều chỉnh tăng nhẹ tỷ giá cho giai đoạn 2013 - 2015.

3.1.2.4. Lãi suất

Hình 9: Lãi suất Việt Nam đồng giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu truy xuất từ IMF Data Có thể thấy biến động của lãi suất khá đồng nhất với mức biến động của lạm phát, khi lãi suất tăng đỉnh điểm vào năm 2008 và 2011. Lãi suất tại Việt Nam khá ổn định trong suốt giai đoạn 2000 – 2007, nhưng tăng vọt vào năm 2008 do phát triển nóng và hiện tượng bong bóng bất động sản làm nhu cầu vốn tăng mạnh. Nhờ những điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước, lãi suất giảm nhanh chóng ngay sau đó rồi lại tăng dần và đạt mức cao vào năm 2011. Giai đoạn này, Việt Nam chứng kiến một cuộc sàng lọc hệ thống ngân hàng thương mại mạnh mẽ, các ngân hàng hoạt động không hiệu quả liên tục bị sát nhập, việc cấp vốn cho các dự án, doanh nghiệp cũng được đánh giá cẩn trọng hơn, tránh việc bơm tiền vào nền kinh tế một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát. Lãi suất trên thị trường, dưới sự quản lý của ngân hàng Nhà

0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00

%

Lãi suất cho vay Lãi suất tiền gửi Lãi suất chính sách ngân hàng TW

nước, dần dần giảm xuống và đến năm 2015 đạt mức thấp nhất trong suốt 1,5 thập kỷ.

3.1.2.5. Tiết kiệm

Hình 10: Tiết kiệm của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu tổng hợp từ World Bank Trong cơ cấu tiết kiệm quốc gia của Việt Nam, tiết kiệm nội địa luôn đóng vai trò quyết định, đóng góp phần lớn giá trị vào tổng tiết kiệm. Giai đoạn 2000 – 2011, mức đóng góp của tiết kiệm khu vực nước ngoài khá ổn định trong tổng tiết kiệm quốc gia của Việt Nam. Nhưng từ năm 2011, khoản tiết kiệm này bắt đầu giảm nhanh chóng. Trong nhiều năm liền, tiết kiệm biến động quanh mức 30%

GDP cả nước.

3.1.2.6. Đầu tư

Tổng đầu tư trong nước của Việt Nam tăng đều qua các năm từ 2000 đến 2015 nhờ các chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư phục vụ phát triển kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên, so với GDP, mức tổng đầu tư chỉ tăng từ 27% lên 40% trong giai đoạn 2000 – 2007. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng mức đầu tư trên GDP của Việt Nam bắt đầu giảm xuống còn trên 26% vào năm 2012. Trong đó, hai năm có tốc độ sụt giảm nhanh nhất là 2007 – 2008 và 2010 – 2011. Với sự sụt giảm đầu tư các năm này mà tình trạng lạm phát, tăng trưởng kinh tế và các chính sách

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000

0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Triệu đô la Mỹ

%

Tiết kiệm (Phải) Tiết kiệm nội địa (Phải) Tiết kiệm/GDP (Trái) Tiết kiệm nội địa/GDP (Trái)

của Chính phủ có nhiều biến động mạnh mẽ trong các năm tiếp sau đó: 2008 và 2011. Từ năm 2012 đến 2015, Việt Nam đã giữ ổn định được tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP, chấm dứt đà giảm sút trước đó.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)