Biện pháp hạn chế THNSNN

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 156 - 161)

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM

5.3. Giải pháp hạn chế thâm hụt kép tại Việt Nam

5.3.2. Biện pháp hạn chế THNSNN

i. Tăng hiệu quả hoạt động thu thuế

Số thu từ thuế là nguồn đóng góp chính cho số thu NSNN, tăng thu thuế là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhằm tăng thu NSNN. Tuy nhiên, không nên tăng thuế suất trong giai đoạn nền kinh tế vừa trải qua khủng hoảng, gặp nhiều khó khăn, sản xuất còn yếu kém. Trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, các loại thuế xuất nhập khẩu ngày càng giảm và tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn. Chính vì vậy Chỉnh phủ chỉ có thế tăng thuế suất đối với khu vực nội địa. Tăng thuế suất có thể làm triệt tiêu tiết kiệm của kinh tế tư nhân, thiếu vốn đầu tư phát triển kinh tế, giảm mong muốn phát triển hoạt động của khu vực nội địa. Thuế cao cũng làm giảm mức hấp dẫn của môi trường kinh doanh, không tạo được cạnh tranh để thu hút vốn nước ngoài.

Hiện nay, hiệu quả thu thuế của Việt Nam còn thấp. Việt Nam không cần thiết phải tăng thuế suất hiện tại mà chỉ cần tập trung vào nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thuế là có thể giúp tăng số thu NSNN đáng kể. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về thu thuế, có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động

kê khai và thu thuế, hạn chế tối đa các hành vi gian lận, trốn thuế, né tránh thuế của cả cá nhân và doanh nghiệp.

ii. Chuyển đổi hợp lý cơ cấu nguồn thu NSNN

Về cơ cấu nguồn thu NSNN, cần tăng tỷ lệ thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh so với tổng số thu ngân sách, giảm tỷ lệ số thu từ dầu thô và bán tài nguyên, bán đất. Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh càng dồi dào chứng tỏ ngân sách vừa ổn định vừa bảo đảm nguyên tắc độc lập, tự chủ. Các tài nguyên như đất, dầu thô là hữu hạn, có nguy cơ cạn kiệt, nếu NSNN phụ thuộc vào nguồn thu này sẽ đối mặt với nguy cơ sụt giảm đột ngột khi đất nước không còn khả năng khai thác.

Chuyển dịch cơ cấu về đẩy mạnh tầm quan trọng của thu nội địa như thu từ thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp.

iii. Chọn lọc các nguồn cho vay nợ, trợ cấp

Vay nợ là biện pháp giúp cân đối NSNN hiệu quả, tuy nhiên xét về dài hạn, vay nợ cũng mang nhiều nhược điểm. Vay nợ cao trong nhiều năm liên tục sẽ tạo ra áp lực lớn lên tổng số nợ quốc gia. Nguồn vay trong nước bị giới hạn bởi năng lực tích lũy của nền kinh tế, nếu tăng vay trong nước sẽ có nguy cơ làm giảm khả năng đầu tư của các thành phần kinh tế. Nguồn vay nước ngoài thường đi kèm theo các điều kiện khắt khe, nước vay nợ bị phụ thuộc vào bên cho vay. Khi tổng số nợ quốc gia quá cao, Chính phủ buộc phải thực hiện tăng thuế để tăng nguồn thu trả nợ, tăng gánh nặng lên các thành phần kinh tế, chính sách thuế không thể hiện được hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Viện trợ cũng mang lại những tác động đến nước nhận viện trợ tương tự như vay nợ. Nước nhận viện trợ có thể tiếp cận nguồn vốn không hoàn lại 100% hoặc lãi suất rất thấp. Đổi lại với ưu đãi đó là việc phụ thuộc, nhượng bộ trước nhiều yêu cầu về kinh tế, chính trị đến từ các nước cấp viện trợ.

Chính vì vậy, vay nợ và nhận viện trợ liên tục, ồ ạt không phải là biện pháp cải thiện NSNN bền vững. Việt Nam cần quy hoạch lại các nguồn vay nợ và viện trợ, đánh giá lại hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay, thời hạn vay và lãi suất cũng như các điều kiện trao đổi phi tài chính. Trên cơ sở kết quả các đánh giá, quy hoạch lại các nguồn vay chất lượng, mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu tiến tới loại bỏ các

nguồn vốn thiếu lành mạnh, đòi hỏi nhiều ràng buộc, chất lượng thực thi yếu kém.

Quan tâm nâng cao chất lượng nguồn vốn hơn là chú trọng và phát triển số lượng, chấp nhận thu gọn quy mô vay vốn trong ngắn hạn để đẩy mạnh hiệu quả đầu tư trong dài hạn.

5.3.2.2. Các biện pháp về chi NSNN i. Chi NSNN hiệu quả, tiết kiệm

Điều hành giảm chi NSNN có thể đi theo hai hướng: giảm chi về số lượng và giảm chi về chất lượng. Giảm chi NSNN về số lượng tức là cắt giảm các khoản chi mang tính chất chưa cấp bách nhằm rút ngắn khoảng cách giữa chênh lệch thu chi NSNN. Giảm chi bằng cách này làm giảm tổng cầu nền kinh tế, không kích thích sản xuất, giảm tiết kiệm ở khu vực tư nhân. Vì vậy có thể nhìn thấy ngay khoản tiết kiệm được từ giảm chi nhưng về dài hạn hình thức này có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế vĩ mô.

Giảm chi NSNN về chất lượng là việc cắt giảm hợp lý các khoản chi tiêu công như cắt giảm các khoản chi mang tính bao cấp, chi lãng phí, đồng thời nâng cao chất lượng kiểm soát chi tiêu công, cơ cấu lại hệ thống chi nhằm giảm nguy cơ tham nhũng trong quá trình sử dụng vốn NSNN. Với cách này, tổng chi NSNN có thể vẫn tăng nhưng các khoản chi được đầu tư đúng hướng sẽ mang lại hiệu quả cho nền kinh tế trong dài hạn.

ii. Tăng hiệu quả đầu tư công

Chính phủ cần tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các đơn vị có vốn đầu tư công như các tổng công ty, tập đoàn kinh tế. (số liệu kết quả cổ phần hóa DN Nhà nước).

Chú trọng vào thay đổi chính sách nhằm thuận lợi hóa môi trường đầu tư tư nhân, giảm các nguồn đầu tư ngân sách vừa đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo được giảm chi ngân sách.

iii. Không đầu tư vốn ngân sách cho doanh nghiệp nhà nước

Việt Nam cần tập trung đổi mới căn bản thể chế huy động, phân bổ, quản lý các nguồn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, hướng theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Trong đó, hạn chế và tiến tới không đầu tư từ nguồn NSNN, trái phiếu chính phủ cho các doanh nghiệp nhà nước và các lĩnh vực sản xuất thương mại.

Chất lượng hệ thống quản lý đầu tư công của Việt Nam còn thấp hơn đánh kể so với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, nhất là nguy cơ tái diễn đầu tư phân tán, dàn trải và kém hiệu quả.

5.3.2.3. Các biện pháp về quản lý NSNN

i. Gắn nhiệm vụ quản lý NSNN với nhiệm vụ quản lý nợ công

Chủ yếu quản lý NSNN Việt Nam hiện nay là theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kế toán các khoản thu, chi NSNN nhằm đảm bảo nhu cầu thanh toán cho NSNN, kiểm soát bội chi ngân sách. Bên cạnh đó, quản lý nợ công của Việt Nam tập trung và việc huy động tối đa các nguồn vốn cho NSNN và đầu tư phát triển.

Các nội dung như dự báo luồng ngân sách, quản lý ngân quỹ hiệu quả hay cân đối giữa chi phí vay nợ và hiệu quả sử dụng vốn vay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bằng việc gắn liền công tác quản lý NSNN với công tác quản lý nợ công sẽ hạn chế được những tình trạng như tồn ngân quỹ nhưng vẫn phát hành vay nợ, hay phát hành vay nợ với chi phí cao.

ii. Tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu đúng nghĩa vụ nộp thuế

Hiện tượng trốn thuế còn khá phổ biến đối với cả doanh nghiệp và cá nhân.

Người dân còn có tư tưởng trốn thuế, xin miễn giảm thuế, đồng thời lại có yêu cầu cao với các dịch vụ công cộng. Những cá nhân, doanh nghiệp có mức thu nhập, lợi nhuận cao chính là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ các dịch vụ công cộng do Nhà nước cung cấp. Tuy nhiên, thu thuế cá nhân, doanh nghiệp là các loại thuế trực thu, người dân trực tiếp nộp thuế nên dễ xuất hiện tâm lý mong muốn giữ lại các khoản thu nhập này, dẫn đến việc hành thu gặp khó khăn. Vì vậy, cần tuyên truyền, giáo dục để cộng đồng dân cư hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với NSNN.

iii. Nâng cao năng lực thống kê số liệu

Thực tế chứng chinh khi công tác thống kê được thực hiện đầy đủ hơn thì các số liệu sẽ phản ánh trung thực tình hình kinh tế hơn, các chính sách đưa ra sẽ có tính thiết thực cao hơn. Tuy gần đây công tác thống kê của Việt Nam có nhiều tiến bộ, song vẫn còn thiếu tính hệ thống, số liệu chưa cập nhật, chưa chi tiết, kém chính

xác, thiếu đồng bộ giữa các báo cáo của các cơ quan khác nhau. Nhà nước cần đầu tư hơn nữa vào công tác thống kê, áp dụng các phương pháp hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng có liên quan để đảm bảo tính kịp thời, trung thực, khách quan của số liệu.

iv. Tối ưu hiệu quả quỹ NSNN thông qua việc quản lý

Các khoản thu, chi NSNN đều phải được hạch toán theo đúng năm ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách. Việc hạch toán cần thực hiện kịp thời tại thời điểm phát sinh giao dịch.

Cần phải kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN. Các cơ quan tài chính có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm tra việc phân bổ NSNN; kiểm tra, giám sát việc chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn vị. Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi NSNN;

phối hợp cùng các đơn vị khác kiểm tra tình hình thực tế sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua kho bạc nhà nước. Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương theo dõi, kiểm tra việc sử dụng NSNN theo thẩm quyền quản lý của mình, thực hiện báo cáo định kỳ tình hình chi NSNN. Các đơn vị sử dụng NSNN phải có tài khoản tại kho bạc nhà nước và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước trong quá trình thực hiện chi NSNN theo dự toán.

Trong quá trình thi hành theo dự toán chi NSNN, nếu phát sinh các khoản chi sai và trong quá trình thanh quyết toán, kiểm tra giám sát phát hiện thấy thì cần thiết phải thực hiện kịp thời thu hồi các khoản chi này.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 156 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)