CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT CÁN CÂN VÃNG LAI VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
4.3. Nguyên nhân thâm hụt kép tại Việt Nam
4.3.2. Mất cân đối trong vai trò giữa các khu vực kinh tế
Sau giai đoạn khủng hoảng 2007 – 2009, CCVL Việt Nam dần dần được cải thiện và đã chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu từ năm 2011. Khu vực FDI đóng vai trò quan trọng vào kết quả này. Như đã phân tích, các doanh nghiệp FDI đóng góp nhiều vào GDP nhưng lại đang tạo ra tác động tiêu cực vào GNI Việt Nam. Phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp này được chuyển về chính quốc của các doanh nghiệp FDI, do đó dù có đóng góp lớn vào GDP nhưng lại có tác động tiêu cực đến GNI của Việt Nam. Trên thực tế, thu NSNN từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không có sự chuyển biến tích cực mặc dù đóng góp cho CCTM gia tăng. Như vậy, đây là khu vực nhận được nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích phát triển nhưng đóng góp vào NSNN lại không xứng tầm. Việc đầu tư, hỗ trợ cho một khu vực quá nhiều nhưng lại không thu được kết quả tương xứng cũng là nguyên nhân góp phần làm NSNN khó cải thiện.
Cải thiện cơ cấu và năng lực cạnh tranh XNK Việt Nam không phải là nguyên nhân giúp CCTM thặng dư giai đoạn 2011 – 2015, mà nguyên nhân chính đến từ sự suy giảm tổng cầu hàng hóa trong nước sau giai đoạn khủng hoảng và sự gia tăng XK đột biến của doanh nghiệp FDI Samsung. Nguyên nhân này không giúp thặng dư CCTM bền vững và khi cầu hàng hóa trong nước phục hồi thì Việt Nam sẽ đối mặt với khó khăn kiểm soát nhập siêu.
Khu vực FDI mặc dù mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây, nhưng không thể trở thành khu vực kinh tế chủ lực. Bởi các doanh nghiệp FDI chủ yếu tận dụng ưu thế giá nhân công, đất đai và các chính sách mở cửa thông thoáng của Việt Nam. Mặc dù hoạt động FDI ngày càng sôi động, nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh lĩnh vực gia công, lắp ráp. Nếu chỉ chú trọng vào đối tượng này sẽ không giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh. Sử dụng ưu thế giá đất, giá nhân công rẻ sẽ không thể lâu bền, giống như làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam của các doanh nghiệp FDI trước đây. Như vậy, để thu hút được dòng FDI chảy vào
trong nước, Việt Nam đã phải đầu tư từ cơ sở hạ tầng đến cải thiện hệ thống luật pháp, môi trường kinh doanh, nhưng lại chưa có chiến lược để hấp thu được các lợi ích dài hạn mà khối doanh nghiệp này có thể mang lại.
Hình 39: Cơ cấu thu NSNN Việt Nam theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2015
Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên Báo cáo tình hình thực hiện NSNN của Bộ Tài chính Mặt khác, cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam phụ thuộc lớn vào khu vực dầu mỏ và thuế XNK. Việc tham gia sâu rộng các khu vực thương mại tự do với cam kết cắt giảm thuế XNK đã ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến số thu NSNN của Việt Nam. Thu ngân sách sụt giảm trong khi tăng chi cho mục tiêu vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng bằng các gói kích cầu đã làm cho NSNN thâm hụt lớn. Giá dầu mỏ thế giới biến động liên tục và khó dự đoán do ảnh hưởng của an ninh, chính trị làm nguồn thu ngân sách từ dầu mỏ không ổn định.
Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN và tốc độ chi lớn hơn đáng kể so với chi thường xuyên. Trong tổng đầu tư nền kinh tế, chi đầu tư từ ngân sách chiếm tới 50%. Điều này làm hiệu
0%
20%
40%
60%
80%
100%
DN Nhà nước
DN có vốn đầu tư nước ngoài
Khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh
quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ không phát huy được hết tác dụng như mong muốn.
Hình 40: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 Nguồn: Tác giả xây dựng dựa rên số liệu Tổng cục thống kê
Hình 41: Cơ cấu vốn đầu tƣ toàn xã hội chia theo thành phần kinh tế Nguồn: Tác giả xây dựng dựa rên số liệu Tổng cục thống kê 5,04 5,14 5,28 5,31 5,22 4,85 4,98 4,78
6,83 8,05
6,185,876,38
5,615,18 6,88
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
ICOR
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Cơ cấu vốn đầu tƣ xã hội
Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng sản phẩm trong nước
Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Thuế trừ trợ cấp (hàng hóa)
Thực tiễn cho thấy hiệu quả đầu tư công của Việt Nam thấp, thể hiện ở hệ số ICOR cao và có xu hướng tăng liên tục nhiều năm liền, bên cạnh những ưu đãi về tài nguyên, đất đai, cơ chế chính sách thì tỷ lệ vốn khu vực đầu tư công nắm giữ cao nhưng mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân thấp.
Do điều hành quản lý NSNN không hợp lý nên chưa khai thác hiệu quả các nguồn thu NSNN, còn gây thất thu. Thêm vào đó, chi tiêu bất hợp lý, quản lý chi thiếu chặt chẽ gây thất thoát vốn. Đây là nguyên nhân của tình trạng CCVL đã chuyển sang thặng dư nhưng NSNN vẫn ngày càng thâm hụt nặng nề.