Thâm hụt kép qua các học thuyết kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT KÉP

2.3.2. Thâm hụt kép qua các học thuyết kinh tế

2.3.2.1. Thâm hụt kép nhìn từ học thuyết kinh tế trọng cầu của John Maynard Keynes

Tư tưởng kinh tế vĩ mô của Keynes cho rằng tổng sản lượng của nền kinh tế (tổng thu nhập) hình thành từ chi tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ và chi tiêu ròng của nền kinh tế thế giới đối với các sản phẩm nội địa. Công thức của Keynes trong nền kinh tế mở:

Y = C + I + G +X – M (3)

Trong đó: Y: tổng thu nhập quốc dân C: tiêu dùng nội địa

I: đầu tư nội địa G: chi tiêu Chính phủ X: xuất khẩu

M: nhập khẩu

Với S là tiết kiệm nội địa, SG là tiết kiệm Chính phủ, SP là tiết kiệm tư nhân, ta có : Y – C – G = S = SG + SP (4)

Từ (3) và (4) ta có:

S = I + X – M SG + SP = I + X – M SP – I = - SG + X – M

SP – I = - (T – G) + (X – M)

SP – I = CA – GB (5)

Trong đó, GB là ngân sách Nhà nước, CA là cán cân vãng lai.

Keynes là nhà kinh tế học trọng cầu, ông cho rằng cầu về hàng hóa sẽ quyết định cung và từ đó quyết định sản lượng sản xuất của xã hội. Tổng cầu được chia thành hai phần: tiêu dùng và đầu tư, trong đó tiêu dùng mang tính ổn định tương đối, còn đầu tư thì không ổn định. Theo Keynes, tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập và thói quen mà không bị ảnh hưởng bởi lãi suất. Người dân khi có thu nhập sẽ sử dụng cho tiêu dùng một phần, phần còn lại là dành cho tiết kiệm. Tương tự như tiêu dùng, cầu tiết kiệm cũng không phụ thuộc vào lãi suất mà phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý, thói quen. Người dân sẽ quyết định việc có mang tiết kiệm ra đầu tư hay không. Cầu đầu tư phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, kỳ vọng của giới đầu tư. Vì những mục tiêu và nguyên nhân phát sinh khác nhau nên tiết

kiệm không bằng với đầu tư. Việc các hộ gia đình giữ tiền tiết kiệm, theo Keynes, là nguyên nhân của suy thoái.

Theo Keynes, khác với thị trường hàng hóa riêng lẻ hoặc một nền kinh tế đóng, tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế mở không được quyết định trên cơ sở cung – cầu thông qua giá cả, mà phụ thuộc và hành vi của các chủ thể chi tiêu.

Trong đó, chi tiêu hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập kỳ vọng và mong muốn tiết kiệm của hộ gia đình. Chi tiêu cho đầu tư phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, tức là phụ thuộc vào kỳ vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Chi tiêu của Chính phủ phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách và kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra. Còn chi tiêu ròng của thị trường nước ngoài lại phụ thuộc vào tình hình của thế giới và các điều kiện thương mại quốc tế. Như vậy, với 4 loại chi tiêu thì khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tâm lý, thường có khuynh hướng dao động mạnh, nhất là trong các giai đoạn bùng nổ hoặc suy thoái kinh tế.

Vì vậy, Keynes ủng hộ Chính phủ sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm can thiệp vào nền kinh tế, tiết giảm các khuynh hướng bất lợi, giúp bình ổn nền kinh tế.

Keynes là nhà kinh tế học ủng hộ việc Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế để điều tiết thị trường. Khi xuất hiện suy thoái, ông cho rằng các chính sách tiền tệ tác động trực tiếp đến vấn đề giá cả như giá hàng hóa, tiền lương, lãi suất không mang lại tác dụng trực tiếp và chắc chắn. Ông cho rằng Chính phủ nên sử dụng các chính sách tài khóa tập trung vào cầu hiệu quả. Chính sách cắt giảm thuế suất cũng chỉ mang tính gián tiếp và không chắc chắn, do thị trường có quyền quyết định cách hành xử với phần thuế tiết kiệm được và có thể không tái đầu tư. Vì vậy, ông khuyến khích Chính phủ gia tăng chi tiêu Chính phủ và tài trợ cho thâm hụt ngân sách trong thời kỳ suy thoái.

Nhìn vào công thức trong lý thuyết của Keynes có thể thấy THNSNN (T – G) là nguyên nhân dẫn đến THCCVL (X – M). Chính vì vậy, trường phái Keynes cho rằng Nhà nước cần thiết phải sử dụng chính sách tài khóa để điều chỉnh kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt tại các nước đang phát triển, nếu chỉ coi trọng khu vực tư nhân thì tiết kiệm sẽ không đủ để đầu tư cho phát triển kinh tế. Vì vậy, trường phái Keynes khuyến khích các chính phủ tăng tiết kiệm công thông qua tăng

thuế và giảm chi tiêu thường xuyên, tăng đầu tư công cộng thông qua vay nợ nước ngoài.

Như vậy, quan điểm của Keynes chỉ ra rằng sự thay đổi của NSNN sẽ dẫn đến sự thay đổi của tổng cầu và tình hình nền kinh tế.

Tuy nhiên, mô hình đã bỏ qua giới hạn chi tiêu ngân sách trong dài hạn.

Tăng chi tiêu Nhà nước có thể mang lại kết quả tạm thời trong ngắn hạn, nhưng thực chất Nhà nước không tạo ra cầu mới mà chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác nên nếu lạm dụng cách thức này trong dài hạn sẽ dẫn đến những hậu quả như tăng nợ Nhà nước, tăng lãi suất thực tế, nguy cơ lạm phát và làm trầm trọng thêm tình trạng của cán cân vãng lai.

2.3.2.2. Thâm hụt kép nhìn từ mô hình Mundell – Fleming (1962 – 1963)

Mô hình Mundell – Fleming mang tên của hai nhà khoa học James Fleming và Robert Mundell (Hallwood, Mc Donald, 2005, tr 65 – 102). Mô hình phát triển dựa trên lý thuyết IS – LM (mô hình Hicks – Hansen phát triển dựa trên tư tưởng của Keynes) nhưng bổ sung yếu tố cán cân thành toán quốc tế (BP), trở thành IS – LM – BP. Mundell – Fleming nghiên cứu cho các nước nhỏ, khả năng di chuyển vốn cao nhưng không có khả năng tác động vào mặt bằng lãi suất quốc tế.

Nhân tố là lãi suất và sản lượng với các cách kết hợp khác nhau để đạt cân bằng thị trường hàng hóa (biểu thị mối quan hệ giữa đầu tư (Investment) và tiết kiệm (Saving) bằng đường IS), thị trường tiền tệ (biểu thị mối quan hệ giữa cầu tiền thực tế (Liquidity) và cung tiền (Money) bằng đường LM) và cán cân thanh toán (biểu thị bằng đường BP – Balance of Payment). Khi lãi suất giảm, đầu tư và sản lượng trên thị trường hàng hóa tăng lên nên đường IS dốc xuống. Khi gia tăng thu nhập (sản lượng) sẽ làm cho cầu tiền và lãi suất tăng trên thị trường tiền tệ nên đường LM dốc lên. Độ dốc của đường LM phụ thuộc vào độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất. Khi thu nhập tăng lên, cầu NK tăng, cầu XK không đổi làm cho lãi suất tăng lên để thu hút nguồn vốn chảy vào giúp duy trì cân bằng cán cân thanh toán, do đó đường BP dốc lên. Độ dốc của đường BP phụ thuộc vào độ nhạy cảm của vốn (mức độ di chuyển vốn) đối với lãi suất.

Đường BP dịch sang phải khi xuất hiện một trong các yếu tố sau:

- Cầu XK tăng, cầu NK giảm, CCTM và CCVL được cải thiện. Khi đó BP dịch sang phải để cán cân thanh toán cân bằng, thu nhập tăng thúc đẩy nhu cầu NK tăng trở lại.

- Khi giảm giá hoặc phá giá nội tệ làm tăng tỷ giá sẽ khuyến khích XK, hạn chế NK. Để cán cân thanh toán cân bằng cần gia tăng lại NK, như vậy BP phải dịch sang phải để thu nhập tăng lên nhằm tăng cầu NK.

- Khi lãi suất quốc tế giảm sẽ tăng dòng vốn chảy vào trong nước, tăng đầu tư, khuyến khích XK. Để cán cân thanh toán cân bằng, cần phải khuyến khích NK bằng cách tăng thu nhập, đường BP phải dịch chuyển sang bên phải.

Hình 2: Trạng thái cân bằng của mô hình Mundell – Fleming

Sử dụng mô hình Mundell – Fleming có thể phân tích được tác động của các chính sách vĩ mô đến cân bằng nền kinh tế. Khi Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm gia tăng cung tiền và giảm lãi suất thì sẽ kích cầu đầu tư, gia tăng thu nhập. Theo phân tích ở 2.1.3.4 thì thu nhập tăng sẽ làm tăng THCCVL, trong khi đó lãi suất thấp sẽ làm tăng luồng vốn chảy ra khiến cán cân thanh toán bị thâm hụt.

Chính sách tài khóa mở rộng làm gia tăng THNSNN, đường IS dịch chuyển sang phải kéo theo lãi suất và thu nhập đều tăng, kích thích dòng vốn chảy vào quốc gia, tỷ giá giảm, NK tăng, XK giảm, kết quả là CCVL xấu đi dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Đối với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng Nhà nước cần áp

r

0 Y* Y

r*

IS BP LM

Điểm cân bằng của thị trường

dụng các biện pháp mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh lượng cung ngoại tệ trên thị trường. Lúc này, tiền từ ngân sách được sử dụng để đầu tư cho nền kinh tế và theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá, dẫn đến THNSNN đồng thời sẽ làm tăng thu nhập thực tế hoặc giá cả hàng hóa, tăng cầu NK hàng hóa, cuối cùng THCCVL trở nên trầm trọng hơn.

Như vậy, với mô hình Mundell – Fleming, các yếu tố lãi suất, tỷ giá (trên thị trường tiền tệ), thu và chi NSNN (trên thị trường hàng hóa), cán cân vãng lai (trong cán cân thanh toán quốc tế) có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Trong khi trường phái Keynes cho rằng NSNN tác động đến CCVL thì mô hình Mundell – Fleming chỉ ra NSNN và CCVL có thể có quan hệ hai chiều trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tỷ giá và lãi suất. Phải chú ý rằng, CCVL là một thành tố quan trọng của cán cân thanh toán quốc tế, nhưng không phải toàn bộ sự thay đổi cán cân thanh toán quốc tế đến từ CCVL. Đồng thời, Chính phủ có thể can thiếp vào thị trường hàng hóa thông qua thuế và chi tiêu chính phủ, nhưng sự dịch chuyển của đường IS còn có sự đóng góp của khu vực tư nhân. Chính vì vậy, mô hình Mundell- Fleming chỉ ra khả năng có mối quan hệ giữa NSNN và CCVL, nhưng không phải lúc nào mối quan hệ này cũng xuất hiện.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)