Giáo dục lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 40 - 44)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

2.1.1. Giáo dục lý luận chính trị

* Lý luận

Theo Hồ Chí Minh: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người,

là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích tụ lại trong quá trình lịch sử” [82, tr. ]. Lý luận không chỉ phản ánh hiện thực khách quan, mà còn phát hiện ra những quy luật, dự báo xu hướng vận động và những vấn đề thực tiễn cần giải quyết. Người cho rằng: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính” [76, tr.273].

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về lý luận tùy theo góc độ và phạm vi tiếp cận. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, lý luận là “các khái niệm, phạm trù, quy luật được khái quát t thực tiễn của con người trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn của con người trong quá trình lịch sử là kết quả nhận thức chủ quan của con người về các sự kiện, hiện tượng trong thế giới khách quan” [65, tr.10]. Lý luận được

đ c kết t thực tiễn, phản ánh hiện thực khách quan ở một trình độ cao hơn hẳn về chất so với kinh nghiệm, những tri thức kinh nghiệm được tổng kết, khái quát cao mới trở thành các khái niệm, phạm trù, quy luật. Như vậy, lý luận là hệ thống tri thức phản ánh những mối liên hệ bản ch t, t t yếu của hiện thực khách quan, được khái quát, hình thành trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn, xu t phát từ thực tiễn và trở lại phục vụ cho thực tiễn. Tùy theo cách tiếp cận mà có cách phân loại lý luận khác

nhau như “Theo đối tượng và lĩnh vực hoạt động có lý luận trong lĩnh vực tự nhiên,

lý luận trong lĩnh vực xã hội. Trong lĩnh vực xã hội có lý luận bao quát phạm vi rộng lớn như tiến trình vận động, phát triển của xã hội loài người, có lý luận về t ng lĩnh vực h p như lý luận văn học, lý luận văn hóa, lý luận kinh tế, lý luận chính trị,

lý luận quân sự, v.v..” [47, tr.7].

* Chính trị

Đến nay có nhiều cách hiểu về chính trị, trong đó phần lớn các ý kiến đều cho rằng, chính trị là một hiện tượng xã hội ra đời g n liền với sự ra đời của giai cấp và nhà nước. Chính trị thuộc kiến tr c thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở

hạ tầng kinh tế. Đó là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, các quốc gia - dân tộc, mà cốt lõi là việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc của nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm

vụ, nội dung, phương thức hoạt động của nhà nước. Như vậy, chính trị là hoạt động

trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai c p, tầng lớp xã hội, các quốc gia với v n đề giành, giữ, t chức và sử dụng quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nh n d n vào công việc của nhà nước; là hoạt động chính trị thực tiễn của giai c p, các đảng phái chính trị, các nhà nước tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối, mục tiêu đã đề

ra nhằm thỏa mãn lợi ích.

* Lý luận chính trị

Lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại được giới hạn trong lĩnh vực chính trị, phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp trong

xã hội có giai cấp. an Tuyên giáo Trung ương cho rằng: “Lý luận chính trị được hiểu là những vấn đề lý luận g n liền với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp, xung quanh vấn đề giành và giữ chính quyền nhà nước”[9, tr.7]. Đây

là hệ thống các nguyên lý, quy luật về hoạt động ho c cuộc đấu tranh chính trị của một tổ chức chính trị ho c một đảng phái, phản ánh mối quan hệ giữa các nhóm xã hội trong quá trình giành, giữ, sử dụng, xây dựng và hoàn thiện chính quyền nhà nước. Cũng thống nhất với quan niệm này, tác giả Phạm Huy Kỳ cho rằng, lý luận chính trị là “hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, thể hiện thái độ và lợi ích của một giai cấp đối với quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp, được khái quát t nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị thực tiễn” [65, tr.15]. Lý luận chính trị là

hệ thống tri thức về giai cấp, tầng lớp xã hội và nhà nước, tổ chức và hoạt động chính trị của các giai cấp, đảng phái, nhà nước mà cốt lõi là hoạt động giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Lý luận chính trị là sự phản ánh các hoạt động chính trị

thực tiễn, quy luật chính trị một cách khái quát, tr u tượng, là sự phản ánh ở trình độ cao hơn so với kinh nghiệm chính trị. Như vậy, lý luận chính trị là hệ thống tri thức

phản ánh bản ch t, quy luật trong lĩnh vực chính trị, thể hiện thái độ, lợi ích của các giai c p, tầng lớp xã hội, các quốc gia - d n tộc đối với v n đề quyền lực nhà nước trong xã hội có giai c p, có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn chính trị.

* Giáo dục

Theo T điển tiếng Việt, giáo dục là:

“ . Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra giáo dục thiếu niên nhi đồng, giáo dục con cái… 2. Hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy - giáo dục của một nước phát triển nền giáo dục, cải cách giáo dục… ” [91, tr.521].

ản chất của giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm được tích lũy trong lịch sử xã hội. Hoạt động đó làm cho trình độ nhận thức và khả năng cải tạo thế giới của con người ngày càng được nâng lên, làm cho xã hội loài người không ng ng phát triển. Có thể hiểu, giáo dục là hoạt động có t chức, có kế

hoạch nhằm truyền đạt, tiếp thu tri thức làm cho đối tượng giáo dục dần hình thành những phẩm ch t và năng lực theo mục đích, yêu cầu nh t định.

Giáo dục so với đào tạo có những điểm tương đồng nhưng không đồng nhất.

Giáo dục nhằm mục đích tạo ra sự thay đổi hành vi lâu dài của cá nhân thông qua truyền đạt kiến thức. Giáo dục chính thức là những gì được truyền đạt thông qua các cấp học nhằm mục đích trang bị kiến thức, mở mang hiểu biết cho người học. Còn

“Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định đào tạo cán bộ, đào tạo tay nghề ” [126, tr. ], là hoạt động giảng dạy các kỹ năng, kiến thức cụ thể gi p người học hiểu và có thể ứng dụng để làm việc được.

* Giáo dục lý luận chính trị

Giáo dục lý luận chính trị được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo tác giả Trần Trọng Tân: “Công tác giáo dục lý luận chính trị của ch ng ta là nhằm góp

phần xây dựng nên những chiến sĩ cộng sản có tấm lòng trong sáng, biết nghĩ và biết làm cách mạng: Góp phần xây dựng con người mới cho xã hội mới” [105]. Quan niệm này nhấn mạnh đến tính chính trị, tính giai cấp, tính mục đích của giáo dục lý luận chính trị. Tác giả Dương Xuân Ngọc cho rằng:

“Giáo dục lý luận chính trị là một hoạt động nhận thức, vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học góp phần nâng cao tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể chính trị trong xã hội, trong thực tiễn” [90, tr.332]. Trong quan niệm trên, tác giả nhấn mạnh đến đối tượng, xem đó là hoạt động nhận thức, vận dụng và sáng tạo với sự tích cực, chủ động của đối tượng trong quá trình giáo dục nhằm hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận, phương pháp làm việc khoa học đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

T các quan niệm trên, có thể hiểu: Giáo dục lý luận chính trị là hoạt động có

t chức, có kế hoạch nhằm truyền đạt, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị,

x y dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống và phương pháp hành động khoa học cho đối tượng giáo dục theo mục tiêu, yêu cầu xác định.

Xét một cách tổng thể, giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận cấu thành hoạt động đào tạo lý luận chính trị. Tại Quy định về đối tượng, tiêu chuẩn và ph n c p đào

tạo lý luận chính trị ngày tháng 2 năm 2 22 của an chấp hành Trung ương đã

quy định:

“Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức

lý luận chính trị củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước

và chế độ xã hội chủ nghĩa nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ”[6, tr.2]. Theo quy định này, đào tạo lý luận chính trị được thực hiện theo các cấp học sơ

cấp, trung cấp, cao cấp với nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp dạy học

cụ thể nhằm trang bị kiến thức, phát triển kỹ năng, xây dựng năng lực chính trị. Còn giáo dục lý luận chính trị là một hoạt động trong quá trình đào tạo lý luận chính trị, được thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức dạy học lý luận chính trị, diễn ra chủ yếu trong quá trình đào tạo lý luận chính trị theo chương trình cụ thể nhằm trang bị tri thức về lĩnh vực chính trị.

Một phần của tài liệu Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)