Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Một phần của tài liệu Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 50 - 54)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

2.1.4. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Cán bộ c p cơ sở

Trong hệ thống chính trị ở cơ sở có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách. Tại khoản , Điều , Luật cán bộ, công chức 2 quy định: “Cán bộ

xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,

í thư, Phó í thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội” [97]. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể hóa

các quy định trên, Nghị định số 2 2 NĐ-CP ngày 2 2 của Chính phủ “về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố” đã quy định rõ các chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã. Điều 5 quy định, cán bộ cấp xã là người giữ chức vụ sau: “ í thư, Phó í thư Đảng ủy Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Chủ tịch Ủy ban M t trận Tổ quốc Việt Nam í thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam” [25]. Như vậy, cán bộ cấp cơ sở chính là cán bộ cấp xã, là những người giữ các chức vụ nêu trên.

Cán bộ chủ chốt c p cơ sở

Đến nay chưa có văn bản pháp lý nào quy định chức danh, chức vụ nào trong đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được gọi là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, tuy nhiên trong Nghị quyết số 7-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 an Chấp hành Trung ương khóa IX “về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, ngày tháng năm 2 2, đã có sự phân biệt nhất định: “Cán bộ giữ chức vụ qua bầu cử gồm: cán bộ chủ chốt của cấp uỷ đảng, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, những người đứng đầu Uỷ ban M t trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” [31]. Theo Nghị quyết này, những cán bộ đứng đầu trong cấp ủy đảng, Hội đồng nhân dân

và Ủy ban nhân dân được gọi là cán bộ chủ chốt. Đây là những cán bộ chủ trì, đứng đầu trong cấp ủy cơ sở, chính quyền địa phương cấp cơ sở, đảm nhiệm lãnh đạo, quản

lý toàn diện các m t hoạt động, các lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở.

T các khái niệm trên và cách tiếp cận này có thể hiểu, cán bộ chủ chốt c p cơ

sở là những người đứng đầu trong c p ủy, chính quyền c p xã, được bầu cử, phê chuẩn, b nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, có trách nhiệm quyết định, chỉ đạo, điều hành c p ủy, chính quyền c p xã t chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo đó, luận án tập trung nghiên cứu những cán bộ cấp xã giữ các chức vụ sau:

í thư, Phó í thư Đảng ủy xã Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Đây là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ cấp

xã được bầu giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, đứng đầu trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, í thư, Phó í thư Đảng ủy xã. Họ là những người đứng đầu trong cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở, đảm nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức

thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở, tổ chức xây dựng hệ thống chính trị cấp xã vững mạnh toàn diện.

Vị trí, vai tr của đội ngũ cán bộ chủ chốt c p cơ sở

Theo Hồ Chí Minh: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân ch ng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân ch ng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đ t chính sách cho

đ ng” [76, tr. ]. Thực hiện tư tưởng của Người, trong một số văn bản pháp luật ở nước ta đã quy định vị trí, vai trò, thẩm quyền... của cán bộ cấp cơ sở. Đáng ch ý là trong một số văn bản pháp luật của Chính phủ như: Nghị định 2 NĐ-CP ngày 2 của Chính phủ “về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn” Quyết định 2 QĐ- NV ngày 2 của ộ trưởng ộ Nội vụ “về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn” Nghị định 2 NĐ-CP, sửa đổi,

bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố Nghị định số 2 2 NĐ-CP ngày

2 2 của Chính phủ “về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố”… Đ c biệt, tại điều của Nghị định số

2 2 NĐ-CP đã quy định rõ nhiệm vụ của t ng chức vụ cán bộ cấp xã. Theo đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là bộ phận nòng cốt trong đội ngũ cán bộ ở cấp xã, phường, thị trấn, đảm nhiệm các cương vị đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ sở. Đội ngũ này có vai trò chủ yếu sau:

Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giữ vai trò quyết định đối với quá

trình cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ở

cơ sở. Họ giữ vai trò quyết định đối với việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân, tạo nên sự thống nhất giữa ý Đảng với lòng dân, làm cho nhân dân tích cực thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, chấp hành pháp luật của Nhà nước. Cụ thể hóa thành các chủ trương, giải pháp phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, phối hợp lực lượng và chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước tổ chức Đảng, chính quyền cấp trên về quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật cũng như phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở. Họ thường xuyên và trực tiếp bám n m cơ sở, đôn đốc và kiểm tra các lực lượng ở địa phương

đưa chính sách vào cuộc sống. Đây thật sự là lực lượng trọng yếu, giữ vai trò quyết định toàn diện đối với quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngay t cơ sở. Trên cơ sở đó, họ n m b t, tổng hợp các ý kiến đóng góp t cơ sở, đề xuất, kiến nghị với cấp trên chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện chính sách.

Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là cầu nối đ c biệt quan trọng giữa

Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị ở cơ sở với quần ch ng nhân dân. Họ v a là người lãnh đạo, v a là người có trách nhiệm phục vụ Nhân dân, th t ch t mối quan hệ giữa hệ thống chính trị với nhân dân, củng cố niềm tin của dân đối với Đảng và chế

độ. Đây là đội ngũ đại diện cho Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp ở cơ sở, đồng thời họ cũng là đại diện của nhân dân, được nhân dân ủy nhiệm quyền lực. Do vậy, phẩm chất, năng lực, uy tín và mọi việc làm của họ theo nhiệm vụ, quyền hạn đều ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng, của chính quyền các cấp. Khi họ phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của bản thân trước Đảng, Nhà nước, chính quyền cấp trên và trước nhân dân thì mối quan hệ giữa họ với nhân dân càng thêm g n bó. Họ trở thành

m t xích không thể thiếu g n kết giữa toàn bộ hệ thống chính trị với nhân dân. Đồng thời, họ g n bó với dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, phản ánh tiếng nói của nhân dân đến với Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng m c của nhân dân, bảo đảm và chăm lo lợi ích, phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân.

Ba là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là lực lượng trung tâm trong khơi dậy

và phát huy tiềm năng, thế mạnh ở cơ sở, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn. Đội ngũ này trực tiếp lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện các m t công tác ở địa phương. Căn cứ vào chính sách, pháp luật, các chủ trương của cấp trên, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là nhân tố đi đầu và quyết định nội dung, phương thức, phạm vi khơi dậy, phát huy tiềm năng của cơ sở,

t đó chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị cấp cơ sở triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống mọi m t của nhân dân, bảo đảm và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Họ là người chịu trách nhiệm tập hợp, tổ chức, giáo dục và vận động nhân dân tích cực thực hiện kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đem sức dân, tài dân, nguồn lực trong dân để làm lợi

và mưu cầu hạnh ph c cho dân. Họ cũng là người chịu trách nhiệm xác định các chủ trương, giải pháp và tổ chức giải quyết những vấn đề nảy sinh t đời sống ở cơ sở, trực tiếp chỉ đạo giải quyết những tình huống bất ngờ, những bức x c, mâu thuẫn, xung đột ở cơ sở, tạo nên sự ổn định chính trị - xã hội ngay t cơ sở để phát triển kinh

tế xã hội.

Bốn là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là nhân tố then chốt, quyết định chất

lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã. Đội ngũ này giữ vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh. Đây là người đứng đầu, trực tiếp n m và chỉ đạo thực hiện các vấn đề trọng yếu, khâu trung tâm của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ chủ chốtcơ sở là người chủ trì, điều khiển và chịu trách nhiệm đến cùng các m t công tác, các lĩnh vực hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Ngoài việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị cấp cơ sở, trực tiếp quản lý, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các tổ chức cũng như đội ngũ cán bộ, công chức cấp

cơ sở chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm đồng bộ, có cơ cấu hợp lý và có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Như vậy, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở không chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn mà còn phải đảm đương trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ ở, phát triển kinh

tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở xã, phường, thị trấn. Đây thật sự là những nhân tố nòng cốt, quyết định toàn diện đối với quá trình hiện thực hóa mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)