Nội dung giáo dục lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 65 - 69)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1. Mục đích và tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị

2.2.2. Nội dung giáo dục lý luận chính trị

Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập đến nội dung giáo dục lý luận chính trị, đ c biệt trong bài “Nói chuyện tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập”, để trả lời câu h i “Huấn luyện gì?”. Theo Người, nội dung giáo dục lý luận chính trị rất rộng, cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, yêu cầu của cách mạng để bố trí, s p xếp nội dung giáo dục cho phù hợp với đ c điểm, nhiệm vụ cụ thể của t ng đối tượng. Trong đó, tập trung giáo dục các nội dung chủ yếu là:

Trước hết phải giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Hồ Chí Minh, “Phải dạy lý

luận Mác - Lênin cho mọi người” [77, tr.357], bởi l , chủ nghĩa Mác - Lênin “không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là m t trời soi sáng con đường ch ng ta đi tới th ng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản” [83, tr.5 ]. Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin là nội dung cơ bản nhất nhằm trang

bị cho người học những nguyên lý, quy luật phổ biến, phát triển thế giới quan và phương pháp luận. Vì thế, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mọi đảng viên đều phải ra sức

học tập chủ nghĩa Mác - Lênin củng cố lập trường giai cấp vô sản, cố g ng n m vững

những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam” [83, tr. ]. Chủ nghĩa Mác - Lênin có nội dung rộng lớn, do đó tùy vào t ng đối tượng, nhiệm vụ cụ thể mà học

“những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin”, học những điều thiết thực nhất, học xong có thể dùng được ngay, không học “mênh mông” mà không dùng được.

Hai là, giáo dục chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp

luật của Nhà nước. Đây là nội dung cơ bản bởi “Những chỉ thị, nghị quyết, luật, lệnh của Đoàn thể và Chính phủ” [77, tr.360] là sự quán triệt, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Theo Người, “có n m vững đường lối cách mạng mới thấy rõ phương hướng tiến lên của cách mạng, mới hiểu rõ mình phải làm gì

và đi theo phương hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [86, tr. 5]. N m đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước chính là n m phương hướng, cách thức hành động. Có nhiều chủ trương, chính sách, trong đó phải tập trung giáo dục thời sự và chính sách, “Huấn luyện chính trị”, “Có hai thứ: thời sự và chính sách”. Do đó, người dạy phải kịp thời cập nhật, quán triệt những quan điểm mới nhất của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. V a học tập và trao đổi những nội dung mới, đồng thời vận dụng kinh nghiệm của bản thân, thực tiễn của địa phương, cơ sở để làm sáng t nội dung đang học tập, nâng cao vốn hiểu biết rộng hơn, để thực hành tốt sau khi được học tập.

Ba là, giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc. Ch trọng giáo dục

truyền thống yêu nước của dân tộc, bởi “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. T xưa đến nay, m i khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh m , to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [78,

tr. ]. Yêu nước là dòng chảy xuyên suốt lịch sử dân tộc, trở thành giá trị, chuẩn mực văn hóa, tài sản tinh thần vô giá, hun đ c lên cốt cách của con người Việt Nam. Đồng thời, phải giáo dục truyền thống đoàn kết, “Yêu nước thì phải đoàn kết, đoàn kết chính

là yêu nước” “Dân ta xin nhớ chữ đồng: đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” [74, tr. ]. Người đ c kết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: l c nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại l c nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [74, tr.25 ] “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết thành công, thành công, đại thành công” [84, tr. ]. ên cạnh đó, cần giáo dục truyền thống nhân

ái, khoan dung của con người Việt Nam, đồng thời nâng giá trị truyền thống ấy lên một tầm cao mới, đó là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, “Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái” [75, tr.186].

Theo Người, phải khơi dậy và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc, biến sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất, tạo sức mạnh to lớn cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Người chỉ rõ: “ ổn phận của ch ng ta là… phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” [78, tr.38- ]. Thường xuyên coi trọng giáo dục lịch sử, truyền thống của dân tộc, tránh tình trạng người Việt Nam không

am hiểu lịch sử, truyền thống, những vốn quý của dân tộc bằng người nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ. Người cảnh báo: “Coi ch ng, có nhiều người Việt Nam lại không hiểu rõ lịch

sử, đất nước, con người và những cái vốn rất quý báu của mình bằng những người nước ngoài” [86, tr.671]. Cán bộ, đảng viên không những phải am hiểu lịch sử, truyền thống

mà còn phải quan tâm tuyên truyền, giáo dục cho quần ch ng, nhân dân.

Bốn là, giáo dục đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức như “cái gốc”, nền tảng của người cách mạng, “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài gi i mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [76, tr.292]. Do vậy, Người căn d n: “Mọi đảng viên đều… phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đ u tranh chống chủ nghĩa cá nh n, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản” [83, tr. ]. M i cán bộ, đảng viên phải

ch trọng nâng cao đạo đức cách mạng, trong đó, “trung với nước, trung với đảng, hiếu với dân” là phẩm chất quan trọng hàng đầu cần, kiệm, liêm chính là những phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng. Người khẳng định: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, c. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người” [77, tr. 2 ]. Đồng thời, phải khơi dậy và giáo dục tình yêu thương con người, bởi đây là phẩm chất cao đ p thể hiện trách nhiệm của người với người. Người chỉ rõ: “M i con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong m i con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” [86, tr. 72]. Cùng với đó, người cách mạng phải có tinh thần quốc tế trong sáng, phải coi “Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả. Đã là đồng chí, thì sung sướng cực khổ phải

có nhau” [74, tr. 2 ]. Những phẩm chất đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, đó là đạo đức mới, là văn minh, tiến bộ. Tuy nhiên, “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, r n luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [82, tr.612]. Đạo đức cách mạng không phải tự nhiên mà có, nó phải được r n luyện hàng ngày, càng r n dũa càng trong sáng. Theo Người, muốn nâng cao đạo đức cách mạng phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bởi chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nó chính là

gi c nội xâm, kẻ thù nguy hiểm ẩn nấp trong m i người.

Năm là, giáo dục chuyên môn, nghiệp vụ. Trong khi nhấn mạnh đến việc phải học tập chủ nghĩa Mác - Lênin để phát triển, bồi dưỡng nhân sinh quan cộng sản, thế giới quan cách mạng, Hồ Chí Minh cũng khẳng định:

“Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn. Nếu thầy giáo, cô giáo bàng quan thì lại đ c ra một số công dân không tốt, cán bộ không tốt. Nói tóm lại, chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài

mà không có đức là h ng. Có đức mà chỉ i, tờ thì dạy thế nào? Đức phải có trước tài” [83, tr.269].

Người cho rằng: “Phải cố g ng học tập chính trị, văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt” [81, tr.440]. Người đã chỉ rõ: “M i người phải biết một nghề để sinh hoạt. Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn về ngành ấy. Ví dụ: những đồng chí lãnh đạo hoả xa phải biết chuyên môn về hoả xa, có thế lãnh đạo mới sát” [77, tr. 57]. Đ c biệt, nhiệm

vụ cách mạng ngày càng phức tạp, xã hội không ng ng phát triển, đòi h i cán bộ, đảng viên phải nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Người chỉ rõ: “Công việc ngày càng nhiều và càng phức tạp. Xã hội ngày càng tiến lên. Vì vậy, trình độ của đảng viên và cán bộ cũng phải tiến lên mới làm trọn được nhiệm vụ. Cho nên đảng viên và cán bộ phải cố g ng học tập chính trị, văn hóa và chuyên môn” [85, tr.187]; “các cô, các ch phải chịu khó học tập lý luận Mác - Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng đồng thời phải học tập văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ” [78, tr. ]. Người nhấn mạnh, dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt, trong đó phải “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật” [86, tr.507].

Người yêu cầu phải coi trọng giáo dục kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm thành công hay thất bại của các Đảng Cộng sản trên thế giới và của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của các ngành, các địa phương và của cán bộ. Người nhấn mạnh đến kinh nghiệm của người học, “Đó là những kinh nghiệm do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại. Những kinh nghiệm đó đem trao đổi, gom góp lại tức là những bài học quý, không phải cứ chờ đồng chí cấp trên đến nói chuyện thì mới là bài, là học” [77, tr.360]. Những kinh nghiệm của người học cũng là những bài học quý cần được đem ra trao đổi, gom góp lại để phổ biến rộng rãi. Đồng thời, phải học tập kinh nghiệm của nhân dân, của các đơn vị, địa phương để tổng

kết, khái quát thành lý luận. Mục đích giáo dục kinh nghiệm thực tiễn là để “học những kinh nghiệm hay, tránh những kinh nghiệm dở, áp dụng những kinh nghiệm cũ vào những công việc mới” [77, tr.2 ]. Tuy nhiên, khi học tập kinh nghiệm phải ch ý đến

đ c điểm của dân tộc, của ngành, của địa phương mình để vận dụng cho phù hợp, không máy móc, rập khuôn, giáo điều, phải sáng tạo, có tinh thần độc lập tự chủ, ch trọng tổng kết thực tiễn, khái quát, cập nhật, bổ sung phát triển lý luận, bảo đảm cho lý luận luôn có sức sống, có đủ khả năng để dẫn d t phong trào cách mạng phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)