Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1. Mục đích và tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị
2.2.6. Điều kiện và m i trường giáo dục lý luận chính trị
* iều kiện giáo dục lý luận chính trị
Hồ Chí Minh cho rằng, bảo đảm giáo trình, tài liệu là điều kiện quan trọng để người dạy và người học thực hiện được mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục. Người chỉ rõ: “tài liệu phải lựa chọn, xếp đ t lại, vì trình độ người học không đều nhau, cần có tài liệu thích hợp của t ng hạng. Tài liệu không thích hợp thì học không có ích lợi gì” [77, tr.359]. Do đó phải biết bố trí, s p xếp giáo trình, tài liệu một cách khoa học theo cấp độ t dễ đến khó, t thấp đến cao, phù hợp với trình độ của người học mới mang lại tác dụng thiết thực. Ngoài tài liệu chủ nghĩa Mác - Lênin, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cần phải có những bài học kinh nghiệm của các lĩnh vực công tác, kinh nghiệm của các địa phương và của chính người học. Theo Người, các tài liệu này không nên dài dòng kiểu “tầm chương trích c ” mà phải ng n gọn, s c tích, cô đọng, dễ nhớ, dễ hiểu để người học, người dạy
có thể tự nghiên cứu một cách dễ dàng và hiệu quả. Người căn d n: “Viết dài mà r ng, thì không tốt. Viết ng n mà r ng, cũng không hay. Ch ng ta phải chống tất cả những thói r ng tếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã r ng lại dài”[76, tr.339]. Người cũng phê phán việc dạy chay, học chay, dạy học chỉ bằng một nguồn “nguyên liệu” duy nhất và yêu cầu các tài liệu dạy học phải hết sức đa dạng, phong ph đáp ứng nhu cầu của người dạy và người học.
Cùng với bảo đảm giáo trình, tài liệu thì bảo đảm phương tiện, vật chất có tác động mạnh m đến hoạt động giáo dục lý luận chính trị. M c dù trong những điều kiện, hoàn cảnh khó khăn của cách mạng Việt Nam, dù phải đề cao và triệt để thực hành tiết kiệm, song Người vẫn giành ưu tiên về phương tiện, vật chất cho giáo dục lý luận chính trị. Người chỉ rõ: “không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện” [76, tr.313]. Phải có sự đầu tư th a đáng kinh phí phục vụ cho công tác giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành công tác này có chất lượng, hiệu quả cao.
* Môi trường giáo dục lý luận chính trị
Xây dựng môi trường giáo dục là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các hoạt động giáo dục lý luận chính trị. Hồ Chí Minh cho rằng, “Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật ch t ch
giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành th ng lợi nhiệm vụ đó” [84, tr.508]. Phải tạo dựng được môi trường dân chủ cởi mở, đoàn kết nhất trí cao, xây dựng mối quan hệ thầy trò
g n bó mật thiết, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hoạt động giáo dục. Đ c biệt phải thường xuyên xây dựng mối quan hệ dân chủ, lành mạnh, trong sáng, vô tư giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò để người học có thể học tập được tốt nhất. Người chỉ rõ: “Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì h i, bàn cho thông suốt” [80, tr.2 ]. M c dù đề cao dân chủ nhưng Người yêu cầu, trong giáo dục
lý luận chính trị không được dân chủ quá trớn mà phải g n dân chủ với kỷ cương, kỷ luật. Người chỉ rõ: “Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là “cá đối bằng đầu” [80, tr.2 ]. Coi trọng và khuyến khích thực hành dân chủ trong dạy và học nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở vị trí, vai trò của người thầy và người trò, phải tôn trọng thầy theo truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị đã đề cập một cách
có hệ thống, toàn diện và sâu s c về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị về chủ thể, đối tượng nội dung nguyên t c hình thức, phương pháp dạy và học điều kiện và môi trường giáo dục lý luận chính trị. Những quan điểm của Người được thể hiện s c tích, dễ hiểu qua các bài nói, bài viết dưới dạng hướng dẫn thực hiện rất thiết thực trong giáo dục lý luận chính trị, đến nay vẫn còn nguyên giá trị,
là những định hướng quan trọng đối với công tác giáo dục lý luận chính trị ở nước ta hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Kế th a, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thuấn nhuần sâu s c tầm quan trọng của lý luận chính trị và giáo dục lý luận chính trị. Tư tưởng của Người về giáo dục lý luận chính trị
là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu s c về hoạt động truyền đạt, tiếp thu tri thức lý luận chính trị, phát triển thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, đạo đức, phương pháp hành động cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Điều đó được thể hiện rõ ở quan điểm của Người về vai trò, tầm quan trọng giáo dục lý luận chính trị chủ thể, đối tượng, nguyên t c, nội dung,
hình thức, phương pháp và điều kiện, môi trường giáo dục lý luận chính trị. Những quan điểm đó không chỉ là những vấn đề lý luận mà còn kinh nghiệm quý báu được
đ c r t, tổng kết t thực tiễn không chỉ là lời nói mà còn là việc làm, là sự hội tụ của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đó là tài sản tinh thần quý giá mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta, soi sáng hoạt động giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không chỉ trước đây mà còn cả hiện tại và tương lai.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Thông qua hoạt động này, trực tiếp trang bị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hệ thống tri thức lý luận chính trị, phát triển thế giới quan, phương pháp luận khoa học, xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức, phương pháp hành động cách mạng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Qua đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ này có phẩm chất, đạo đức cách mạng, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao xây dựng tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong tình hình mới.