Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
4.2. GIẢI PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở TỈNH QUẢNG NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
4.2.2. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục giảng dạy và học tập lý luận chính trị
Đây là giải pháp cơ bản, giữ vai trò quyết định đối với giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh. ởi vì, nội dung
và phương pháp là yếu tố quan trọng hàng đầu, trực tiếp quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Thời gian qua, việc đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho các đối tượng nói chung, cho cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề còn tồn tại khá nhiều bất cập, hạn chế. Hơn nữa, trong t ng giai đoạn, t ng thời điểm, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng có sự phát triển dẫn tới tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị cũng đ t ra những yêu cầu, đòi h i mới mục tiêu, yêu cầu giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cũng vận động, phát triển phù hợp với thực tiễn mới. Do đó, cần tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ này trên một số vấn
đề chủ yếu sau:
Về đ i mới nội dung
Tiếp tục đ i mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị theo hướng toàn diện, chuyên s u, vừa có tính kế thừa, vừa có tính hiện đại, đáp ứng thực tiễn công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt c p cơ sở. Theo Hồ Chí Minh: “Huấn luyện chính trị, môn nào cũng phải có. Nhưng phải tuỳ theo m i môn mà định nhiều hay ít. Thí dụ: cán bộ chuyên môn về y tế, về văn nghệ, v.v., thì ít hơn. Cán bộ về tuyên truyền, tổ chức, v.v., thì phải nghiên cứu chính trị nhiều hơn” [76, ]. Tùy vào đ c điểm, trình độ nhận thức và yêu cầu công việc của t ng đối tượng học viên mà xác định nội dung, chương trình phù hợp, khoa học, thiết thực, đáp ứng đòi h i của thực tiễn. Qua nhiều lần thay đổi, đến nay chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị
và Cao cấp lý luận chính trị đã có nhiều đổi mới, ngày càng hoàn thiện hơn, tuy nhiên
để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện nội dung chương trình, kịp thời chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật cho phù hợp hơn với sự vận động, phát triển của thực tiễn. Tiếp tục điều chỉnh cấu tr c nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, s p xếp các môn học, các học phần cho khoa học, phù hợp hơn. Cần quán triệt và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh,
nhất là phải căn cứ vào nhu cầu của người học để xác định nội dung, bảo đảm học tập phải “thiết thực”, trong đó phải tập trung giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước, thời sự, văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp…, ch trọng giáo dục những tri thức, kỹ năng chính trị thiết thực, sát với đòi h i thực tiễn công việc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Nội dung chương trình phải bảo đảm những đơn vị kiến thức, kỹ năng cơ bản theo chuẩn đầu ra, cơ bản, toàn diện nhưng không quá rộng, không nên nội dung nào cũng có nhưng học mà không dùng đến, gây lãng phí tập trung vào những kiến thức,
kỹ năng trọng tâm, trọng điểm có kế th a những nội dung ở các bậc học trước, đồng thời bổ sung, cập nhật những nội dung mới, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện mới. Đồng thời g n kết ch t ch giữa các nội dung bồi dưỡng, nâng cao tri thức, kỹ năng với r n luyện, hoàn thiện phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, tránh tình trạng chỉ quan tâm đến việc bồi dưỡng năng lực công tác mà không ch trọng đ ng mức đến phát triển thế giới quan, phương pháp luận, phẩm chất chính trị, tác phong làm việc… của cán bộ. Thường xuyên ch trọng rà soát những nội dung trùng l p, loại b những nội dung lạc hậu, chồng chéo giữa các đối tượng, không còn phù hợp với thực tiễn, nhất là thực tiễn thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Xây dựng chương trình giáo dục lý luận chính trị theo chuẩn đầu ra và xác định
rõ mục tiêu cụ thể cho t ng học phần, t ng bài học. Chuẩn đầu ra chính là cụ thể hóa mục tiêu GD-ĐT, là những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cần đạt được sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng. Đây chính là tiêu chí để đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nó phản ánh trình độ, năng lực của cả người học và người dạy nhất là sự trưởng thành về mọi m t của người học. Nếu không xác định chính xác, rõ ràng các chuẩn đầu ra, làm cho quá trình đào tạo dễ rơi vào lệch chuẩn, lệch hướng, mất cân đối, xa rời mục tiêu chương trình đã xác định. Do vậy, việc xây dựng chương trình giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam cần xác định rõ chuẩn đầu ra, tạo cơ
sở để đo lường, kiểm chứng, đánh giá chất lượng đào tạo. Tương ứng với m i chương trình, đối tượng đào tạo cần xây dựng chuẩn đầu ra chính xác, đ ng đ n, dựa trên cơ sở mục tiêu, mô hình đào tạo, bồi dưỡng đã xác định và mô hình nhân
cách người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng như kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ kỹ năng cứng và kỹ năng ứng xử, giải quyết các mối quan hệ trong cuộc sống, công tác kỹ năng mềm . Chuẩn đầu ra về nhân cách, bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội… .
Cùng với xác định chuẩn đầu ra tổng thể theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng như chuẩn kiến thức, kỹ năng của m i học phần, bài học. Cần xác định chuẩn kiến thức, thái độ, kỹ năng, bảo đảm cho t ng học phần, t ng môn và bài học phải được xác định mục tiêu, yêu cầu cụ thể, rõ ràng, tránh chung chung, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả thấp. Các đơn vị kiến thức, kỹ năng với t ng nội dung,
t ng học phần cần được lượng hóa chính xác làm cơ sở để đánh giá, đo lường kết quả, chất lượng chính xác, hiệu quả cao.
i mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị theo hướng thiết thực với cán bộ chủ chốt c p cơ sở, củng cố, bồi dưỡng lý thuyết, tăng cường kỹ năng thực hành, gắn lý luận với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, nội dung giáo dục lý luận chính
trị cho cán bộ phải thiết thực, “Huấn luyện phải thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành ngay” [76, tr.343]. Ch trọng hơn đến tính thực tiễn của nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị, t đó đổi mới nội dung, chương trình sát với yêu cầu, nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thực tế bao gồm rất rộng. Nó bao gồm kinh nghiệm công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới. Trong khi học tập, đó là những thực tế mà ch ng ta cần liên hệ” [82, tr. ]. Đó là những vấn đề đang đ t ra, những mâu thuẫn giữa lý luận với thực tiễn cách mạng cần phải được nghiên cứu giải quyết, bám sát sự vận động phát triển của thực tiễn, nhất là thực tiễn công việc, thực tiễn địa phương, t đó tìm ra cách thức, phương án để giải quyết những vấn đề bức x c, thời sự đang đ t ra. Do đó, trang bị kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đa dạng phong ph của thế giới, trong nước, của Đảng, của ngành, địa phương là rất cần thiết, nó “phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp cách mạng”. Đ c biệt, cần tăng cường các nội dung thực tiễn g n với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị… ở cơ sở.
Việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị phải theo
“nguyên t c tích hợp” v a nhằm thu gọn nội dung, chương trình, v a kh c phục sự trùng l p giữa các bài học, chuyên đề của m i học phần, môn học, bảo đảm cân đối,
có sự g n kết ch t ch giữa lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành, sát nhiệm
vụ, công việc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Căn cứ vào nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị để rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các nội dung của t ng bài học, học phần và tổng thể chương trình, bảo đảm tính chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm, không trùng l p giữa các nội dung, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của người học. Hệ thống kiến thức, kỹ năng bảo đảm tính lôgic, t ng bước phát triển và củng cố những đơn vị kiến thức cơ bản, nâng cao, tăng cường kiến thức, kỹ năng chuyên sâu gia tăng các nội dung thực hành, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn. Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị theo hướng đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Cần lấy nhu cầu, yêu cầu nhiệm vụ theo chức danh, chức vụ mà cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đảm nhiệm làm trung tâm để xác định và xây dựng nội dung, chương trình giáo dục lý luận chính trị cho phù hợp, bảo đảm sát đối tượng, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Phần lớn cán
bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Quảng Nam trưởng thành t thực tiễn, chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ, các công việc theo kinh nghiệm phong ph mà cá nhân tích lũy được.
Do đó, để thay đổi suy nghĩ, cách thức, phương pháp làm việc của họ là rất khó khăn, đòi h i phải tăng phần nội dung kiến thức, kỹ năng giải quyết những vấn đề thực tế, giảm nội dung lý luận chung, ch trọng cụ thể hóa lý luận vào giải quyết những vấn
đề thực tiễn g n với nhu cầu công tác của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở địa phương. Đồng thời, phần lớn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là người địa phương, chịu ảnh hưởng sâu s c bởi văn hóa xứ Quảng và tính cách của con người nơi đây, do đó trên cơ sở chương trình chung cần cụ thể hóa các nội dung sát với đ c điểm tâm lý, văn hóa và khả năng của đội ngũ này. Tập trung giáo dục những nội dung mà cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn thiếu, còn yếu nội dung cơ bản, cốt lõi trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đường lối, quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước cập nhật những nội dung mới, cấp thiết các văn bản chính sách,
pháp luật mới của Đảng, Nhà nước, chủ trương, chính sách mới của địa phương tăng cường nội dung thực hành, vận dụng kiến thức lý luận chính trị đáp ứng nhu cầu công tác của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở kỹ năng, phương pháp n m b t, đánh giá, tình hình của địa phương lãnh đạo, quản lý mọi m t đời sống ở cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tuyên truyền, vận động nhân dân xem xét và quyết định những vấn đề theo quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở giải quyết những vấn đề nảy sinh t thực tiễn hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở và thực tiễn địa phương kỹ năng và kinh nghiệm xử lý các điểm nóng, các vấn đề khó, phức tạp ở cơ sở… , t đó thay đổi nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, tác phong và kinh nghiệm công tác cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Ch trọng đến nhu cầu và tính đ c thù của đối tượng học tập trong chuẩn bị nội dung giảng dạy nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Về đ i mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị
Tăng cường đ i mới phương pháp giảng dạy theo hướng “l y học viên làm trung t m, giảng viên là động lực”, kết hợp thảo luận với tự nghiên cứu; kết hợp giữa nghe giảng trên lớp với tự học của học viên.
Hồ Chí Minh đ c biệt quan tâm đến phương pháp giảng dạy lý luận chính trị phù hợp với đ c điểm, nhu cầu của đối tượng. Theo đó, người dạy phải kết hợp thế mạnh của các phương pháp, trong đó tập trung sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, gợi mở, nêu vấn đề, kích thích sự độc lập, sáng tạo của người học. Chủ động, tích cực chuyển t phương pháp “cung cấp”, truyền thụ tri thức sang dạy cách học, chủ yếu định hướng, hướng dẫn, gợi mở người học tự học, tự nghiên cứu. Kết hợp ch t ch các hình thức lên lớp, nghiên cứu tài liệu và các hình thức, phương pháp giảng dạy khác giảng dạy lý thuyết cần tăng cường lấy ví dụ, dẫn chứng, minh họa nhằm tăng sức hấp hẫn. Thông qua đó để biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng, giảng viên không chỉ tổ chức, hướng dẫn học viên tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, mà còn
“truyền cảm hứng”, khơi dậy cho người học sự đam mê, khát khao chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, say mê nghiên cứu, tìm tòi những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm phục vụ cho thực hiện công việc được giao.
Căn cứ vào mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, đ c điểm, tính chất của t ng nội dung dạy học, t ng học phần, bài học để giảng viên vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp giảng dạy cho phù hợp, nhất là các phương pháp dạy học hiện đại như dạy học nêu vấn đề, dạy học nhóm, thảo luận ng n, hợp tác, đối thoại, thảo luận nhóm, xây dựng bài tập định hướng nhận thức cho người học, đ t người học vào các tình huống sư phạm để tìm cách giải quyết t đó tự nghiên cứu tiếp cận, tự khai thác, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, thông qua sự điều khiển, hướng dẫn của giảng viên… qua đó t ng bước chấm dứt cách truyền thụ kiến thức một chiều, tái hiện thuần t y. Với một bộ phận đáng kể cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có độ tuổi khá cao, khả năng nhận thức b t đầu kém nhanh nhạy nên nếu sử dụng phương pháp thuyết trình liên tục s gây căng thẳng, mệt m i mà cần có sự thay đổi phương pháp phù hợp
để bảo đảm chất lượng bài giảng. Không nên quá lạm dụng phương pháp dạy học tích cực ho c sử dụng l p lại nhiều lần một phương pháp mà cần vận dụng và sử dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp. Một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có kinh nghiệm công tác phong ph nên khi sử dụng phương pháp h i đáp, làm việc nhóm, giảng viên cần lựa chọn và nêu vấn đề phù hợp để khai thác kinh nghiệm thực tiễn của họ, phục
vụ trực tiếp cho bài giảng. Do lớp học đông, có sự khác biệt về tâm lý, tính cách, trình
độ nhận thức, kinh nghiệm công tác, nếu giảng viên không có phương pháp phù hợp
s không phát huy được khả năng, năng lực của người học, dẫn đến hiệu quả giáo dục không đạt được như mong nuốn. Do đó, giảng viên cần rất tinh tế khi sử dụng phương pháp, đưa những học viên thuộc nhóm đầu nhập cuộc trước, tạo không khí học tập cho lớp học.
Tập trung khơi dạy và phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong quá trình học tập, thực hiện g n lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Hồ Chí Minh phê phán lối dạy học áp đ t, một chiều, “nhồi vào óc” người học, lý luận suông, khô khan mà không hướng dẫn người học cách thức tổ chức thực hiện trên thực tế, đó là giáo dục “lý luận suông, vô ích”. Phương pháp dạy học đ ng
đ n “cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề”, thực hành dân chủ rộng rãi trong giảng dạy, khơi dậy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, tránh mọi biểu hiện rập khuôn, máy móc, xơ cứng, áp đ t, một chiều. M i giảng viên khi giảng dạy cần tránh đơn giản hóa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước, làm mất đi tính khoa học, cách mạng của các nguyên