Nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 24 - 27)

Đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp.

- Nghiên cứu thực trạng DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang.

- Tổ chức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang.

6. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang chưa thực hiện đúng hướng dẫn theo công văn 1610 của Tổng cục dạy nghề về cách thức biên soạn giáo án và tổ chức DHTH nên kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của HS còn hạn chế.

Kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của HS sẽ được cải thiện khi GV tổ chức DHTH modun Thiết

kế rập công nghiệp theo đúng hướng dẫn của công văn 1610 của Tổng cục dạy nghề tại trường Cao đẳng Tiền Giang.

7. Phạm vi nghiên cứu

7.1. Về nội dung

Đề tài tổ chức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp các nội dung sau:

- Thiết kế rập mẫu - May hoàn chỉnh mẫu - Nhảy mẫu

7.2. Khách thể khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát 05 giáo viên dạy modun Thiết kế rập công nghiệp và 110 học sinh lớp Trung cấp May thời trang tại Bộ môn May thời trang, khoa Cơ bản trường Cao đẳng Tiền Giang.

8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để phân tích, tổng hợp, hệ thống,

khái quát hóa các tài liệu nghiên cứu về PPDH, đổi mới PPDH, DHTH, DHTH trong đào tạo nghề, giáo án tích hợp, tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp. Kết quả nghiên cứu tài liệu là cơ sở khoa học để xây dựng các vấn đề lý luận

về tổ chức DHTH modunThiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang.

8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau:

8.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng hoạt động học tập modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang. Bên

cạnh đó, phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi còn được sử dụng để tìm hiểu sự thay đổi về kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy

mẫu sản phẩm may của HS sau khi tổ chức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp.

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện trên 110 học sinh lớp Trung cấp may tại trường Cao đẳng Tiền Giang. Bảng hỏi cho HS gồm các nội dung

sau: Nhận thức của HS về vai trò của modun Thiết kế rập công nghiệp đối với thực tiễn nghề nghiệp; thái độ học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của HS; tính tích cực học tập của HS trong và ngoài giờ học modun Thiết kế rập công nghiệp; mức độ kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may

mà HS đạt được; yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hình thành kỹ năng của HS.

8.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu thực trạng DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp của giáo viên tại Trường Cao đẳng Tiền Giang.

Phương pháp phỏng vấn được thực hiện trên khách thể là GV và HS.

Nội dung phỏng vấn GV: Nhận thức của GV về mục tiêu dạy học modun

Thiết kế rập công nghiệp; đặc điểm dạy học modun Thiết kế rập công nghiệp;

phương pháp DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp; hình thức tổ chức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp; đánh giá kết quả học tập trong DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp; cách thức rèn luyện kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may cho HS trong DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp; những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp.

Nội dung phỏng vấn học sinh: Nhận thức của học sinh về vai trò của modun Thiết kế rập công nghiệp đối với thực tiễn nghề nghiệp; thái độ học tập của học sinh khi học tập modun Thiết kế rập công nghiệp; việc vận dụng kiến thức modun Thiết kế rập công nghiệp để hình thành kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của học sinh.

8.2.3. Phương pháp quan sát

Vận dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập thông tin định tính về thực

trạng DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang. PP này còn được sử dụng để thu thập các thông tin về kết quả DHTH trong đào tạo nghề, về mức độ hình thành kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của HS khi học modun Thiết kế rập công nghiệp theo hướng tích hợp tại Trường Cao đẳng Tiền Giang.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)