Thực trạng tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 109 - 115)

Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TIỀN GIANG

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp trường Cao đẳng Tiền Giang

2.3.7. Thực trạng tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Quy trình dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp là các bước tổ chức thực hiện đi từ các khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng để dạy học tích hợp

modun của các GV.

Đầu tiên là giai đoạn thiết kế dạy học: Trong giai đoạn này, GV thực hiện biên soạn giáo án chuẩn bị cho giai đoạn tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang.

Quan sát mẫu giáo án của các GV dùng để thực hiện giảng dạy, đề tài nhận thấy mẫu giáo án mà GV đang áp dụng tại Bộ môn May thời trang cũng như mẫu giáo án đang áp dụng đồng loạt ở toàn trường đúng theo mẫu giáo án quy định của BLĐTB và XH. Khi được phỏng vấn về mẫu giáo án tích hợp đang được sử dụng tại trường, 5/5 GV đều khẳng định như vậy.

Các bước biên soạn giáo án tích hợp theo hướng dẫn của công văn số 1610/TCDN - GV gồm có 05 bước như sau: 1. Xác định/ phân tích mục tiêu bài dạy; 2. Xác định các năng lực thành tố của bài dạy; 3. Xác định các kiến thức liên

quan củ a các năng lực thành tố; 4. Xác định trình tự thực hiện các năng lực thành tố;

5. Xác định nhiệm vụ thực hành/luyện tập.

Đề tài tiến hành phỏng vấn để tổng hợp ý kiến của các GV về các bước biên soạn giáo án tích hợp như trên, kết quả phỏng vấn cho thấy, có 5/5 GV khẳng định quy trình biên soạn đi theo như các bước như vậy. Cụ thể như sau:

GV 4 cho biết: “DHTH đã được nhà trường tổ chức cử GV đi tập huấn từ năm 2013, và nhà trường áp dụng dạy học tích hợp từ thời gian đó đến nay, vì vậy quy trình dạy học tích hợp được tất cả các GV áp dụng và biên soạn chương trình modun, giáo án theo đúng tiêu chí của BLĐTB và XH. Quy trình biên soạn giáo án đi theo 5 bước là: Xác định/ phân tích mục tiêu bài dạy, xác định các năng lực thành tố của bài dạy, xác định các kiến thức liên quan củ a các năng lực thành tố, xác

định trình tự thực hiện các năng lực thành tố, xác định nhiệm vụ thực hành/luyện

tập. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và không theo đúng như quy định của DHTH. Ví dụ: Nội dung dạy học trước khi tiến hành thực hiện phải phân tích nghề thành các kỹ năng và tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ cho từng kỹ năng chưa thực hiện được. Việc dạy học lý thuyết kết hợp thực hành cho mỗi bước công việc khó thực hiện, GV thường biên soạn bài giảng theo từng bài cụ thể có tích hợp nhiều kỹ năng và hướng dẫn lý thuyết kết hợp với thực hành chung cho từng bài. Việc phân chia bài học thành các kỹ năng nhỏ rất khó thực

hiện, mất thời gian và công sức. Vì vậy, GV thường DHTH cho cả nguyên bài”.

Để làm rõ hơn về cách thức biên soạn giáo án tích hợp của các GV, đề tài tiến hành dự giờ GV 1 ở bài học Thiết kế rập mẫu modun Thiết kế rập công nghiệp và có tham khảo giáo án của GV1, thông qua phân tích các bước thiết kế dạy học được thể hiện trong giáo án, đề tài đưa ra các nhận xét như sau:

GIÁO ÁN SỐ: 02 Thời gian thực hiện: 3 giờ

Bài học trước: Bài mở đầu Thực hiện từ ngày:

BÀI: XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THIẾT KẾ

MỤC TIÊU DẠY HỌC

Học xong bài học này, người học có khả năng:

- Kiến thức

Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật và mô tả được kiểu mẫu của sản phẩm cần thiết kế Trình bày được qui trình thiết kế mẫu công nghiệp

- Kỹ năng

Xác định đầy đủ và chính xác các thông số, kích thước để thiết kế - Thái độ

Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp

ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC:

Thiết bị:

Dụng cụ: thước T50, thước dây, bút chì, sản phẩm mẫu.

Vật tư: Giấy cứng A0

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:

Phương pháp tư duy: Phương pháp phân tích Phương pháp dạy học: Giảng giải, đàm thoại, nêu vấn đề Hình thức tổ chức dạy học: Học tập toàn lớp, nhóm

Kiểu hoạt động: Tự lực

I. ỔN ĐỊNH LỚP Thời gian: 3 phút Sĩ số: ………vắng: ………..

II. THỰC HIỆN BÀI HỌC

T T NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA

GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1 Dẫn nhập

Giới thiệu một số ứng dụng thiết kế rập

Chuyển ý Lắng nghe 2’

2 Giới thiệu chủ đề

Xây dựng qui trình thiết kế rập

Ghi tựa đề.

Trình bày mục tiêu.

Ghi chép, Tiếp thu

2’

3 Giải quyết vấn đề:

1. Đặc điểm kiểu mẫu -Phát mẫu cho mỗi nhóm

-Đặt yêu cầu cho nhóm:

“Hãy mô tả đặc điểm áo sơ mi?”

-Gọi đại diện 2 nhóm trình bày đặc điểm áo sơ mi -Gọi đại diện 1 nhóm nhận xét bài làm

Nhận xét

-Lắng nghe, Quan sát -Nhận mẫu

-Ghi chép.

-Thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trả lời -Quan sát, so sánh với bài của nhóm

-Tiếp thu -Lắng nghe

6’

2’

2. Xác định thông số và các yêu cầu kỹ thuật

“Hãy liệt kê các chi tiết áo áo sơ mi?”

- Giảng giải

Trả lời câu hỏi Tiếp thu - Lắng nghe, tiếp thu, ghi chép

2’

3. Xác định các thông số thiết kế

“Hãy quan sát mẫu và trình bày phương pháp xác định thông số kích thước?”

Gọi nhóm trình bày Nhận xét

Quan sát mẫu Thảo luận

Trình bày Tiếp thu

15’

4. Lấy thông số kích thước

Phát vật tư Đặt yêu cầu: ”Lấy đầy đủ thông số kích thước áo sơ mi (áo mẫu)?”

Thu bài Nhận xét

Nhận vật tư

Lấy đầy đủ thông số kích thước áo sơ mi (áo mẫu)

Nộp bài Tiếp thu

3’

120’

10’

5’

5. Một số sai hỏng Giảng giải Lắng nghe tiếp thu 5’

4 Kết thúc vấn đề: Nhận xét kết quả rèn luyện Lắng nghe,tiếp thu 3’

5 Hướng dẫn tự học Hướng dẫn học sinh tham

khảo tài liệu.

Lắng nghe Ghi chép.

2’

TỰ RÚT KINH NGHIỆM: (chuẩn bị, tổ chức, thực hiện)

TRƯỞNG BỘ MÔN Ngày … tháng … năm 2020

(Ký duyệt) Chữ ký giáo viên

GV 1 Phân tích mẫu giáo án tích hợp của GV 1 cho thấy:

Thứ 1: Mẫu giáo án GV1 đang áp dụng để thực hiện DHTH modun Thiết kế

rập công nghiệp đúng theo quy định của Tổng cục dạy nghề đã yêu cầu. Các quy trình thực hiện hoạt động DHTH cũng đi theo các bước mà Tổng cục đã quy định.

Tuy nhiên, trong giáo án cũng có những điểm cần chỉnh sửa. Ví dụ: Mục tiêu dạy học sử dụng từ chỉ hành động vẫn còn mơ hồ chưa rõ ràng như: Nghiên cứu tài liệu

kỹ thuật. Về các PPDH, GV còn sử dụng nhiều các phương pháp thuyết trình để dạy học. Trong phần giới thiệu chủ đề GV không bắt đầu bằng một tình huống có vấn đề của nghề nghiệp, GV chỉ đi sâu hơn vào tên của chủ đề và trình bày mục tiêu của bài học, trong phần giải quyết vấn đề GV chưa tổ chức việc GQVĐ theo hướng dẫn bao gồm có những kiến thức liên quan, các trình tự thực hiện và tổ chức thực hành;

GV chỉ dạy các kiến thức lý thuyết và tổ chức thực hành cho người học. Khi tổ chức thực hành GV không hướng dẫn thao tác mẫu cho HS mà để HS tự nghiên cứu và thực hiện, GV chỉ phát sản phẩm mẫu và yêu cầu HS báo cáo lại bài thực hành của nhóm. GV không tổ chức luyện tập lần 1, rút kinh nghiệm và luyện tập lần 2. Các hoạt động của HS cũng không sôi nổi, chủ yếu là lắng nghe, ghi chép, làm bài tập GV giao và báo cáo bài tập nhóm.

Thứ 2: Giai đoạn tổ chức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp.

Qua phỏng vấn, đa số các GV đều đồng ý với quy trình DHTH (5/5 GV đồng ý) mà đề tài đã đưa ra dựa trên tài liệu hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề: Quy trình

dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp được thực hiện qua 05 bước: Dẫn nhập, giới thiệu bài học, tiến hành giải quyết vấn đề bài học, tổng kết vấn đề, HS vận dụng kiến thức. Kết quả phỏng vấn như sau:

GV 1 cho biết: “Dạy học tích hợp đã được nhà trường hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho các giáo viên. Do đó, về quy trình dạy học tích hợp các giáo viên đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ LĐTB & XH. Đầu tiên, khi tổ chức dạy học

tích hợp, giáo viên phải tiến hành dẫn dắt người học vào bài học: Giáo viên giúp cho người học tập chung, chú ý, quan tâm và bước đầu tham gia tích cực vào bài học. Trong phần này, giáo viên cần giúp người học định hướng được mình sẽ học cái gì. Tiếp theo là giai đoạn “Giới thiệu bài học”. Ở phần này, giáo viên giới thiệu tên bài và mục tiêu cần đạt được, các nội dung chính của bài, giới thiệu các phương pháp dạy học, phương tiện cần thiết và mô tả những hoạt động sắp diễn ra. Sang giai đoạn tiếp theo, giáo viên thực hiện giải quyết vấn đề của bài học: Giáo viên giới thiệu lý thuyết liên quan, giới thiệu quy trình thực hiện, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả. Sang giai đoạn tiếp theo, giáo viên tổng kết vấn đề. Ở phần này, giáo

viên sẽ đưa ra các nhận xét chung để đánh giá quá trình luyện tập của học sinh, đánh giá sản phẩm của học sinh và công bố kết quả luyện tập. Cuối cùng là giai đoạn “Học sinh vận dụng kiến thức”: Giáo viên giao bài tập về nhà (có thể là bài tập cá nhân hoặc nhóm), dặn xem bài mới và hướng dẫn các tài liệu liên quan. Tuy nhiên, về lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế áp dụng thường linh hoạt, không cứng nhắc và phải tùy thuộc vào nội dung bài học, đặc điểm học sinh để vận dụng cho phù hợp.”

Qua quan sát trong các buổi dự giờ GV1, đề tài nhận thấy: Về quy trình tổ

chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, GV1 đã thực hiện đúng theo hướng dẫn về tổ chức dạy học tích hợp bao gồm có các bước như: Dẫn nhập, giới thiệu bài học, tiến hành giải quyết vấn đề bài học, tổng kết vấn đề, HS vận dụng kiến thức. Tuy nhiên, trong thực hiện thực tế trên lớp, GV1 thường gộp chung 2 giai đoạn là Dẫn nhập và Giới thiệu bài học thành một, trong giai đoạn này, GV chỉ tiến hành giới thiệu tên chủ đề bài học và ghi tên chủ đề lên bảng. Trong giai đoạn Giải quyết vấn đề, GV không chia ra làm ba phần rõ rệt như: Lý thuyết liên quan, Trình tự thực hiện và Luyện tập. Trong giai đoạn luyện tập, GV cũng không tiến hành luyện tập nhiều lần giúp người học hiễu rõ bài.

Như vậy, thông qua kết quả phỏng vấn, quan sát dự giờ và nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục của giáo viên về quy trình tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp như trên, đề tài nhận thấy các mẫu giáo án dạy học tích hợp và quy trình tổ chức dạy học tích hợp các giáo viên hiện nay đang thực hiện đúng theo quy định của Bộ LĐTB & XH. Tuy nhiên trong giáo án các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên đang áp dụng không đa

dạng, chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp truyền thống, giảng dạy 1 chiều; trong giai đoạn giải quyết vấn đề không dùng tình huống có vấn đề để mở đầu bài học, trong quá trình thực hiện không thực hiện phân rõ theo ba giai đoạn: Lý thuyết liên quan, Trình tự thực hiện và Luyện tập; giáo viên không hướng dẫn thao tác mẫu, không tổ chức cho học sinh luyện tập đúng theo các bước mà giáo án đang sử dụng phương pháp làm mẫu làm mẫu trong dạy học, v.v.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 109 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)