Nhận thức về mục tiêu học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 120 - 123)

Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TIỀN GIANG

2.4. Thực trạng hoạt động học tập Modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường

2.4.1. Nhận thức về mục tiêu học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Mục tiêu trong giáo dục chính là cái đích nhắm đến của hoạt động giáo dục.

Việc HS hiểu rõ và nhận thức đúng các yêu cầu của mục tiêu học tập của Modun

Thiết kế rập công nghiệp sẽ giúp HS chủ động học tập và định hướng việc học tập để có kế hoạch và PP học tập hợp lý qua đó sẽ nâng cao kết quả học tập cho HS.

Nhận thức của HS về mục tiêu học tập được khái quát hóa qua nhận thức về mục tiêu

về kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập. Kết quả nhận thức về mục tiêu học tập modun Thiết kế rập công nghiệp được thể hiện ở bảng 2.3:

Bảng 2.2. Nhận thức về mục tiêu học tập modun Thiết kế rập công nghiệp tại

Trường Cao đẳng Tiền Giang

Kết quả thống kê cho thấy, phần lớn HS có nhận thức đúng về mục tiêu học tập của modun Thiết kế rập công nghiệp. Có 100% HS cho rằng, sau khi kết thúc modun Thiết kế rập công nghiệp HS sẽ có khả năng trình bày được phương pháp thiết kế mẫu;

82,7% HS khẳng định có khả năng lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật; 88,1% HS khẳng định khi học modun sẽ rèn luyện cho HS tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp. Đối với mục tiêu “Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật khi may sản phẩm, trình bày được phương pháp nhảy mẫu”

có 79,1% HS khẳng định có khả năng. Về mục tiêu “Thực hiện được phương pháp

nhảy mẫu sản phẩm may” số HS lựa chọn là 66,4%. Tuy nhiên, bên cạnh phần lớn HS đã xác định đúng mục tiêu học tập modun Thiết kế rập công nghiệp, thì cũng có những HS được khảo sát lựa chọn trả lời phân vân và không đồng ý với mục tiêu đưa ra. Như vậy có nghĩa là, bên cạnh đa số HS xác định đúng mục tiêu của modun, cũng còn những HS mơ hồ, chưa nhận thức được chính xác mục tiêu của môn học. Ví dụ như mục tiêu số 2, 3, 5, 6, 7.

Để tìm hiểu về mức độ nhận thức về mục tiêu của modun Thiết kế rập công nghiệp, đề tài tiến hành phỏng vấn HS, kết quả phỏng vấn như sau:

HS 12 (lớp MTT19C1) cho biết: “Mục tiêu của modun được GV đọc cho cả lớp nghe trong buổi học đầu tiên. Trong tài liệu học tập modun cũng có ghi ở đầu mỗi bài học. Trong các buổi học GV đều có nhắc lại nên em nhớ được. Mục tiêu của modun được phân thành kiến thức, kỹ năng, thái độ. Ở mục tiêu kiến thức, mục tiêu yêu cầu là trình bày lại được phương pháp thiết kế mẫu, nhảy mẫu và các yêu cầu kỹ thuật khi may sản phẩm mẫu. Mục tiêu ở thái độ là rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và tác phong công nghiệp. Khi thiết kế mẫu, may mẫu và nhảy mẫu, em phải cẩn thận, chính xác thì mới làm đúng yêu cầu của GV đưa ra. Tuy nhiên, ở mục tiêu về kỹ năng như mục tiêu số 4 “Thiết kế mẫu đúng hình dáng và yêu cầu kỹ thuật” em thực hiện được, mục tiêu “Thực hiện được phương pháp nhảy mẫu sản phẩm may” thì em chưa thực hiện được và em không biết mục tiêu này có đúng hay không. Ở bài học nhảy mẫu. Nội dung lý thuyết của bài học này bao gồm nhiều công thức nhảy mẫu áp dụng vào nhảy mẫu các chi tiết của sản phẩm may, tuy nhiên GV chỉ hướng dẫn nhảy mẫu cho 1 chi tiết, còn các chi tiết khác HS phải tự nhảy mẫu. Vì vậy em không biết

nhảy mẫu cho toàn bộ sản phẩm may, và khi thực hành bài nhảy mẫu cho sản phẩm, GV cũng không nhắc lại mục tiêu nên em không nắm vững được mục tiêu này”.

HS 16 (lớp MTT19C2) chia sẽ thêm: “Mục tiêu của modun là kiến thức mà em cần phải đạt được để hoàn thành chương trình modun. Tuy nhiên, khi GV đọc

mục tiêu của modun trong buổi đầu tiên, em không chú ý lắm vì mục tiêu này cũng đã được ghi lại trong sách rồi. Tuy nhiên, do em không xem lại nên hiện tại quên mất

mục tiêu của modun là gì. Các buổi học tiếp theo em có thấy GV đọc lướt qua nên em cũng không để ý lắm. Trong các bài học, em chỉ tập trung làm cho xong sản phẩm mà GV yêu cầu nên không có thời gian xem lại mục tiêu trong sách”.

HS 15 (lớp MTT19C3) trình bày: “Em thường hay nhầm lẫn giữa mục tiêu về kiến thức và mục tiêu về kỹ năng. Hơn nữa đối với em việc hiểu rõ mục tiêu cũng không cần thiết, bởi vì ở các bài học, em chỉ làm theo hướng dẫn của GV và nộp lại sản phẩm của mình là em hoàn thành xong chương trình modun. Với lại ở các bài học, GV chỉ đọc lướt qua mục tiêu nên em nghĩ phần này không quan trọng nên em không nhớ rõ mục tiêu của modun Thiết kế rập công nghiệp.”

Như vậy, theo khảo sát, bên cạnh đa số các HS xác định đúng mục tiêu của modun. Cũng còn một lượng HS chưa nhận thức đúng đắn mục tiêu. Bởi vì không hiểu rõ ràng mục tiêu của modun, HS không thể biết được mình cần phải làm gì, phải rèn luyện ở các kỹ năng nào để có đủ khả năng thực hiện được các nhiệm vụ, công việc thực tiễn sau khi ra trường và không thể so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình với mục tiêu của modun và điều chỉnh việc học tập để đạt được mục tiêu. Như vậy, chất lượng học tập modun Thiết kế rập công nghiệp không thể cải thiện và nâng cao hơn được. Đây sẽ là cơ sở để người nghiên cứu đề xuất trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)