Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 39 - 46)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP

1.2. Các khái niệm cơ bản

Để dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, đề tài sử dụng các khái niệm công cụ sau:

1.2.1. Dạy học

Theo sách Giáo dục học của trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (2012): “Dạy học là hoạt động đặc thù của xã hội loài người, trong đó

thế hệ trước truyền đạt lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm lịch sử - xã hội nhằm

tái tạo lại ở những thế hệ trẻ những năng lực thích ứng và năng lực sáng tạo trước sự phát triển của xã hội” [36, tr.143].

Theo Trần Anh Tuấn (chủ biên), Ngô Thu Dung, Mai Quang Huy (2001):

Dạy học/quá trình dạy hoc, là một hộ phận của quá trình giáo dục (nghĩa rộng), là

quá trình tác động qua lại một cách có tổ chức giữa giáo viên và học sinh nhằm giúp người học nám vững một liệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xào v.v đã được quy định bởi một kế hoạch, chương trình nhất định, hình thành một trình độ học vấn hay một trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phát triển những năng lực và phẩm chất của người học theo yêu cầu của một mục tiêu giáo dục cụ thể” [35, tr. 43].

Dạy học là con đường chủ yếu để đạt được mục đích giáo dục và đào tạo. Dạy học có nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn (kiến thức, kỹ năng, phương pháp), trên cơ sở đó giúp hình thành phẩm chất nhân cách và phát triển trí tuệ cho người học. Trong quá trình dạy học đều có sự phối hợp của hai chủ thể, người dạy và người học, người

dạy đóng vai trò chủ đạo và người học đóng vai trò chủ động [15].

Như vậy, dạy học là quá trình tương tác (hợp tác) giữa thầy và trò, trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo như: tổ chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động nhận thức của

học sinh, còn trò giữ vai trò chủ động: tự giác, tích cực thông qua việc tự tổ chức, tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học. Có thể nói dạy học là phương tiện đem lại hiệu quả lớn lao trong việc phát triển hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ của người học

1.2.2. Phương pháp dạy học

Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Methodos” – nguyên văn là con đường, cách thức vận động của một sự vật, hiện tượng đi tới một cái gì đó; có nghĩa là cách thức đạt tới mục đích [32, tr.70].

Phương pháp dạy học theo Nguyễn Ngọc Quang là “cách thức làm việc của

thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác, tích cực tự lực, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành thế giới quan duy vật khoa học v.v” [25].

Theo Meyer (1987): “Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức,

thông qua đó và bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể” [47].

Như vậy, PPDH chính là con đường, là cách thức làm việc giữa giáo viên và

học sinh, thông qua PP người GV áp dụng trong dạy học mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực.

1.2.3. Tích hợp

Khái niệm dạy học tích hợp được đưa ra dưới nhiều tiếp cận khác nhau.

Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Tích hợp có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.

Trong Tiếng Việt, tích hợp được ghép từ hai từ tích và hợp. Tích (danh từ) là kết quả của phép nhân; (động từ): dồn góp từng ít cho thành số lượng đáng kể. Hợp (danh từ): tập hợp mọi phần tử của các tập hợp khác; (động từ): gộp chung; (tính từ): không mâu thuẫn, đúng với đòi hỏi. Tích hợp: là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp [37].

Theo Dương Tiến Sỹ (2002): “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ

thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung

thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó” [27, tr.27].

Theo tác giả Vũ Xuân Hùng và cộng sự (2017), tích hợp trong đào tạo nghề

là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức lý thuyết cần thiết liên quan (môn chung, cơ sở ngành, lý thuyết chuyên môn) và kỹ năng thực hành nghề tương ứng thành một nội dung kỹ năng nhất định, nhằm đem đến cho người học các năng lực thực hiện công việc, nhiệm vụ cụ thể [17, tr.64].

Như vậy, từ những khái niệm nêu trên, chúng ta thấy rằng tích hợp mang một ý nghĩa chính là sự hợp nhất, sự hòa nhập các bộ phận, các phần từ khác nhau thành

một thể thống nhất. Trong dạy học, tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất, từ đó người học khi tiếp cận với nội dung môn học sẽ phát huy được đa dạng kiến thức, kinh nghiệm của mình. Để vận dụng tích hợp thành công, thì các hoạt động dạy học phải có sự kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

1.2.4. Modun

Theo định nghĩa của Luật Dạy nghề (2006): “Modun là đơn vị học tập được

tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một

cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một số công việc của một nghề”. Hay nói cách khác “Modun đào tạo là một đơn vị

học tập được tích hợp tất cả các thành phần kiến thức liên quan trong các môn lý thuyết với các kỹ năng để hình thành năng lực thực hiện” [20].

Theo tác giả Nguyễn Đức Trí – Hồ Ngọc Vinh: “Modun được hiểu là một

thành phần của modun kỹ năng nghề, có mở đầu và kết thúc rõ ràng, về nguyên tắc modun không chia nhỏ hơn được nữa” [30, tr.23].

Như vậy, nhìn một cách bao quát, modun là một đơn vị cấu thành nên một khối tổng thể nhất định, mỗi modun sẽ đảm nhận các chức năng khác nhau, cùng phối hợp với nhau để hoàn thiện một công việc, một dự án. Modun là một đơn vị học tập được tích hợp tất cả các thành phần kiến thức liên quan trong dạy lý thuyết với thực hành kỹ năng để hình thành năng lực thực hiện cho người học.

1.2.5. Modun Thiết kế rập công nghiệp

Modun Thiết kế rập công nghiệp là mô đun chuyên ngành sâu trong danh

mục các mô đun đào tạo hệ Trung cấp May thời trang của Khoa cơ bản trường Cao đẳng Tiền Giang. Mô đun Thiết kế rập công nghiệp được bố trí sau khi học xong các mô đun Thiết kế trang phục 1 và mô đun Thiết kế trang phục 2 của ngành May thời trang hệ Trung cấp. Các nội dung mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành được thể hiện rõ trong các bài học sau:

- Thiết kế rập mẫu - May hoàn chỉnh mẫu - Nhảy mẫu

Modun cung cấp kiến thức về thiết kế mẫu, may mẫu, nhảy size cho sản phẩm may theo phương pháp thủ công. Mục tiêu của modun là rèn luyện kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may cho người học [4].

1.2.6. Dạy học tích hợp

Theo Từ điển Giáo dục học, dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học. Như vậy, dạy học tích hợp không phải là sự pha trộn cơ học của nhiều bộ môn khác nhau mà là kết hợp nhiều loại kiến thức,

nhiều loại kỹ năng, nhiều loại thái độ, để giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đặt ra cho người học [1].

Theo công văn của Bộ LĐTB và XH Số 1610/TCDN-GV có đưa ra khái niệm về DHTH trong đào tạo nghề như sau:“Dạy học tích hợp có thể hiểu là một

hình thức dạy học kết hợp giữa dạy học lý thuyết và dạy học thực hành để dạy cho người học hình thành một năng lực nào đó nhằm đáp ứng được mục tiêu của môn học/ mô-đun” [2].

Theo Nguyễn Văn Khải (2008): “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên

kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo” [23].

Theo Đỗ Mạnh Cường (2011): “Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở

đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thức, kỹ năng, thái độ được tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp cho người học” [5].

Theo Trần Văn Xuyên (2012): “Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở

đó các nội dung hoạt động dạy kiến thức, kỹ năng, thái độ được tích hợp với nhau

trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp cho người học” [31].

Như vậy, có rất nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về dạy học tích hợp. Tuy nhiên trong đề tài này tác giả sử dụng khái niệm của Tổng cục dạy nghề để vận dụng.

Vì đây là khái niệm chuẩn và được áp dụng ở tất cả các cơ sở dạy nghề hiện nay.

1.2.7. Năng lực

Thuật ngữ năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia”, có nghĩa là gặp gỡ. Năng lực dịch sang tiếng Anh được dùng với các thuật ngữ như:

capability, ability, competency, capacity v.v.

Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau.

Theo Từ điển Tiếng Việt “năng lực”được hiểu là “khả năng, điều kiện chủ

quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” khi đề cập tới năng

lực của đối tượng nào đó hoặc “là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả

năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao” khi đề cập tới năng lực

của con người [37].

Rychen & Salganik (2003) coi năng lực là “Khả năng đáp ứng nhu cầu phức

tạp, bằng cách vẽ và huy động các nguồn lực tâm lý xã hội trong bối cảnh - tức là

một hệ thống hành động phức tạp bao gồm kiến thức; kĩ năng nhận thức và thực tiễn; thái độ như động lực, định hướng giá trị, cảm xúc” [49].

Sơ đồ 1.1. Mô hình chung cấu trúc năng lực [57].

Crick đã định nghĩa năng lực là: “Một năng lực được mô tả như là một sự kết

hợp phức tạp của kiến thức, kỹ năng, sự hiểu biết, các giá trị, thái độ và mong muốn dẫn đến hiệu quả, thể hiện hành động của con người trong một lĩnh vực cụ thể” [43,

tr. 311 - 318].

Theo Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2011): “Năng lực là khả năng thực

hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề

trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [7].

Như vậy, có thể hiểu năng lực chính là tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động. Trong đào tạo nghề thì năng lực là tổ hợp thuộc tính tâm sinh lý và trình độ chuyên môn đã được chứng thực/chứng tỏ là hoàn

thành một hoặc nhiều công việc theo các tiêu chuẩn tương ứng trong bối cảnh hoạt động thực tế của nghề.

1.2.8. Năng lực thực hiện (competency)

Thuật ngữ năng lực thực hiện được dịch từ tiếng Anh của từ “competency”.

Theo G.Bunk: “Năng lực thực hiện là kiến thức, kỹ năng và khả năng mà

người lao động cần có để hành nghề” [9].

Theo quan điểm của McLagan (1997): “Năng lực thực hiện là tập hợp những

kiến thức, kỹ năng và thái độ, hoặc các chiến lược tư duy mà tập hợp này là cốt lõi

và quan trọng cho việc tạo ra sự thỏa mãn ở kết quả đầu ra” [48].

Theo G.Debling (1989): “Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các

hoạt động trong phạm vi nghề nghiệp, và đạt được các trình độ, mức độ thực hiện như mong muốn. Năng lực thực hiện còn hiểu là bao gồm cả kiến thức, kỹ năng vào các tình huống mới trong phạm vi nghề nghiệp đó, nó bao gồm sự tổ chức và kế hoạch làm việc, sự thay đổi và cả hoạt động không như thường lệ ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)