Phương pháp dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 100 - 107)

Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TIỀN GIANG

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp trường Cao đẳng Tiền Giang

2.3.5. Phương pháp dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Để dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp đạt được hiệu quả cao thì việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung cụ thể của bài dạy là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải biết khéo léo vận dụng sáng tạo, linh hoạt và có phương pháp truyền đạt thu hút học sinh, qua đó giúp học sinh tích cực hơn, phát huy năng lực bản thân, nâng cao chất lượng dạy học.

Vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp vào dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp là một trong những nhiệm vụ cấp thiết trong quá trình thực hiện đổi mới giảng dạy tại bộ môn May thời trang Khoa Cơ bản, trường Cao đẳng Tiền Giang hiện nay.

Để tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp được hiệu quả, GV là yếu tố quyết định hàng đầu. Khi GV hiểu rõ thế nào là dạy học tích hợp, những yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học tích hợp, những phương pháp, kỹ thuật DHTH nào cần áp dụng để phát triển những kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng thực hiện phương pháp nhảy mẫu sản phẩm may cho HS, thì việc triển khai và vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp vào dạy học modun Thiết kế rập công nghiệp sẽ rất thuận lợi và có hiệu quả tốt.

Qua phỏng vấn, 5/5 giáo viên hiểu rất rõ vai trò cần thiết của DHTH nhằm đáp ứng yêu cầu cải thiện kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng thực hiện phương pháp nhảy mẫu sản phẩm may cho HS, phát huy vai trò trung tâm của người học và cuối cùng là vì mục miêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, đáp ứng được yêu cầu công việc thực tiễn của HS sau khi ra trường. Đồng thời, tất cả GV đều phải nhận thức rất rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật DHTH để có thể phát kỹ năng thiết kế rập mẫu,

kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng thực hiện phương pháp nhảy mẫu sản phẩm may cho HS một cách tốt nhất. Qua đó HS sẽ yêu thích học modun Thiết kế rập công nghiệp và tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong quá trình học tập.

Các phương pháp dạy học tích cực đều có thể được sử dụng trong dạy học tích

hợp. Mặc dù vậy, do đặc thù của dạy học tích hợp trong đào tạo nghề, các bài học trong modun được phân chia thành các năng lực thực hiện, việc đào tạo kỹ năng cho người học dựa trên các năng lực thực hiện này. Vì vậy, trong dạy học tích hợp, các phương pháp dạy học cũng sẽ được vận dụng và điều chỉnh cho phù hợp.

Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng sử dụng các PPDH tích hợp của các GV, đề tài thông qua phỏng vấn và quan sát các phương pháp dạy học được GV áp dụng để

giảng dạy modun Thiết kế rập công nghiệp.

Đầu tiên là các PPDH mà GV sử dụng khi dạy nội dung lý thuyết liên quan.

Theo kết quả phỏng vấn và quan sát cho thấy, các phương pháp dạy học được sử dụng nhiều nhất là PP thuyết trình: có 4/5 GV lựa chọn ở mức độ thường xuyên, PPDH đàm thoại có 3/5 GV lựa chọn mức độ thường xuyên, PPDH nêu và giải quyết vấn đề có 2/5 GV lựa chọn mức độ thường xuyên. Qua quan sát giờ dạy của GV, đề tài nhận thấy các GV thường sử dụng ba phương pháp này kết hợp với viết bảng để giảng dạy phần nội dung lý thuyết của bài, PPDH theo nhóm và dạy học

theo dự án có rất nhiều GV không bao giờ sử dụng trong quá trình dạy bài mới. Lý do các GV đưa ra là vì cảm nhận mất nhiều thời gian cho việc biên soạn quy trình

và tổ chức thực hiện.

Trao đổi thêm về việc sử dụng các phương pháp dạy học nội dung lý thuyết liên quan, GV 1 cho biết: “Khi dạy nội dung lý thuyết cho bài mới, tôi thường sử dụng giáo trình kết hợp với phương pháp viết bảng để dạy học, trong quá trình dạy tôi sử dụng phương pháp dạy học thuyết trình, đàm thoại để truyền tải nội dung bài học. Tuy đây là phương pháp dạy học truyền thống, nhưng sẽ không làm mất thời gian và tôi sẽ chủ động với bài giảng và không bị cháy giáo án. HS trình độ trung cấp nên nếu GV có tổ chức dạy học dự án hay dạy học giải quyết vấn đề thì GV

phải hướng dẫn rất nhiều mất thời gian và đôi khi phải làm thay HS. Các phương pháp này tôi thấy không cần thiết và tôi rất ít áp dụng”.

Thứ hai là khi hướng dẫn nội dung bài tập, các PPDH được GV sử dụng nhiều nhất là PP đàm thoại: có 5/5 GV sử dụng ở mức độ thường xuyên, PPDH nêu và giải quyết vấn đề thì có 1/5 GV sử dụng ở mức độ thường xuyên. Trong khi đó, mức độ ít sử dụng là dạy học theo nhóm: có 2/5 GV sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng, thuyết trình có 1/5 GV sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng, và thấp nhất là phương pháp dạy học theo dự án không có GV nào sử dụng.

Để tìm hiểu sâu hơn, đề tài tiến hành phỏng vấn GV 2 và được GV chia sẽ:

“Khi dạy nội dung bài tập, thường tôi sẽ sử dụng PPDH đàm thoại hay dạy học theo nhóm, bởi vì tôi thấy các PPDH này phù hợp với dạy bài tập, còn PPDH khác như thuyết trình là không phù hợp, còn PPDH theo dự án tôi không bao giờ sử dụng, bởi vì nó rất mất thời gian chuẩn bị.

Thứ ba là PPDH áp dụng trong giảng dạy thực hành, theo kết quả phỏng vấn

và quan sát, PPDH được đa số GV sử dụng là đàm thoại: có 4/5 GV sử dụng ở mức độ thường xuyên; tiếp theo là PPDH nêu và giải quyết vấn đề có 2/5 GV sử dụng ở mức độ thường xuyên và 2/5 GV thỉnh thoảng mới sử dụng; PPDH theo nhóm có 2/5 GV sử dụng ở mức độ thường xuyên và 3/5 GV sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng;

PPDH thuyết trình có 1/5 GV sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng, 1/5 GV sử dụng ở mức độ hiếm khi và 3/5 GV không bao giờ sử dụng; cuối cùng là PPDH dự án: có 1/5 GV hiếm khi sử dụng và 4/5 GV không sử dụng. PPDH diễn trình làm mẫu: có 4/5 GV sử dụng ở mức độ thường xuyên để hướng dẫn kỹ năng thực hành cho HS, và 1/5 GV sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng.

Thực tế thông qua phỏng vấn và dự giờ một số tiết dạy của các GV khi dạy

học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, người nghiên cứu nhận thấy các nhóm PPDH theo định hướng nội dung chiếm ưu thế về mức độ luôn luôn và thường xuyên được GV sử dụng hơn các PPDH theo hướng tích cực hóa người học.

Cụ thể, khi dạy học, GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình một chiều kết hợp với phương pháp đàm thoại, diễn trình – làm mẫu. Ở nội dung modun, các bài

học được GV giảng dạy ý thuyết cho cả nguyên bài học và sau đó thực hiện thao tác mẫu một lần vào đầu giờ, có triển khai theo dõi và hướng dẫn HS trong từng bước quy trình thực hiện, tuy nhiên mức độ thường xuyên không cao.

Ví dụ: Khi hướng dẫn nội dung lấy thông số đo trên sản phẩm, GV không

hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về sản phẩm mẫu và không tiến hành phân nhóm cho HS nghiên cứu mẫu mà cho mỗi HS tiến hành đo lấy thông số mẫu trước, sau đó GV chỉ thao tác mẫu cho những thông số cơ bản mà không đưa thêm các hình ảnh/ video để cho thấy quy trình đo cũng như cách xác định các mốc đo chính

xác trên mẫu, GV không sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để dạy học.

Điều này có nguyên nhân từ việc GV cho rằng các phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với đối tượng HS trung bình – yếu của trường, đảm bảo được lượng kiến thức cần truyền thụ đến HS, đảm bảo theo đúng phân phối chương trình đề ra.

Nếu vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học theo nhóm hay dạy học giải quyết vấn đề sẽ không đủ thời gian hướng dẫn.

Với GV 5, khi trao đổi về phương pháp dạy học đàm thoại được GV sử dụng trong dạy học, các câu hỏi thể hiện mức độ yêu cầu đặt ra cho HS, GV thường sử dụng dạng câu hỏi hiểu, biết, vận dụng mang tính tái hiện các kiến thức đã học và thực hành giúp HS dễ nắm kỹ năng nhưng lại chưa đưa ra được những bài tập phù

hợp, kích thích tính chủ động học tập của HS, chưa khai thác những hoạt động gần gũi với cuộc sống để tạo ra hứng thú học tập.

Kết quả quan sát và phỏng vấn GV 1 và GV 3 cũng giống như kết quả nhiều giờ quan sát dạy học khác tại trường Cao đẳng Tiền Giang, cho thấy với những kết

quả thống kê ở phiếu khảo sát của HS hoàn toàn phù hợp với thực tiễn đang diễn ra.

Điều này đặt ra một vấn đề, để phát huy tính tích cực học tập của HS, làm cho HS yêu thích modun, cải thiện ba kỹ năng cần thiết, GV phải có sự đổi mới về PPDH phù hợp theo hình thức DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp, một modun có tích hợp cả lý thuyết và thực hành, được ứng dụng vào thực tiễn nghề nghiệp.

Kết quả quan sát giờ dạy và phỏng vấn các GV cũng chỉ ra, nhóm PPDH tích cực áp dụng trong DHTH được vận dụng trong dạy học như: dạy học dự án, dạy học

dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm ít được GV vận dụng vào dạy học. Lý do mà các GV đưa ra là mất rất nhiều thời gian và trình độ đầu vào của HS thấp, khi giảng dạy theo các PPDH tích cực người học theo không kịp. Chính vì lý do này, khả năng giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức modun Thiết kế rập công

nghiệp vào thực tiễn, tính tích cực học tập của HS chưa được phát huy rõ nét, kỹ năng thực hành của HS còn yếu kém.

Để tìm hiểu sâu hơn về mức độ sử dụng các PPDH truyền thống, đề tài thực hiện dự giờ GV 3 thực hiện dạy nội dung bài “Nhảy mẫu”, ngày 17/6/2020. Trong

quá trình dạy học, GV 5 sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu, kết hợp với phương pháp đàm thoại và trình chiếu các nội dung lý thuyết và các công thức nhảy mẫu, hình ảnh về phương pháp nhảy mẫu kết hợp với thao tác mẫu cho HS quan sát và thực hiện theo, trong quá trình dạy GV 5 cũng sử dụng PPDH theo nhóm để phân chia nhiệm vụ học tập cho nhóm. Qua quan sát giờ dạy, kết quả có khoảng 30% HS tích cực tham gia vào bài học, một số câu hỏi mức độ hiểu, biết HS trả lời được, tuy nhiên GV này chưa đặt ra các câu hỏi ở mức độ vân dụng hay phân tích, bài tập cô

giao cho HS chỉ tái hiện lại kiến thức và nộp sản phẩm nhóm vào cuối giờ.

Trao đổi với HS ở lớp Trung cấp may MTT18C1 sau tiết dạy về mức độ hiểu bài và sự hứng thú với tiết dạy, HS 5 chia sẻ: “GV giảng bài dễ hiểu, em được xem cô thao tác mẫu nên dễ nhớ bài và làm theo được, các hình ảnh về vị trí nhảy mẫu trên rập được cô chiếu cho xem nên em nắm được bài. Tuy nhiên, kiến thức bài nhiều, cô dạy lý thuyết nhiều em không nhớ được hết và trong các phương pháp nhảy mẫu có nhiều phép tính phức tạp, công thức tính nhảy mẫu của các điểm khó hiểu nên có vài chổ em chưa làm được, các bạn khác cũng giống như em. Bài tập nhóm cô giao có bạn làm có bạn chỉ thụ động ngồi xem bạn khác làm do không hiểu, do đó có vài nhóm không kịp thời gian làm bài và chưa hoàn thành bài tập”.

Giải thích cho việc thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại kết hợp với ghi bảng để dạy học, GV 5 cho biết: “Lượng kiến thức modun Thiết kế rập công nghiệp khá nhiều, thời gian giảng dạy trên lớp ít, để đảm bảo giảng đủ nội dung yêu cầu, tôi vận dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại

là thuận tiện nhất. Với PP này sẽ chủ động được thời gian, tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài và kết thúc lý thuyết nhanh để kịp thời gian cho các em thực hành rèn kỹ năng. Qua PP dạy thuyết trình và đàm thoại, tôi vẫn kiểm tra được kiến

thức của HS, và những thắc mắc của HS tôi sẽ giúp các em hiểu bài tốt. Tuy nhiên, tôi cũng thấy với PP dạy học này, các em chủ yếu ngồi nghe nên khá thụ động, nếu có thời gian, tôi sẽ sử dụng nhiều PPDH khác để HS cùng tham gia vào quá trình học, điều này sẽ lôi cuốn các em, giúp các em hứng thú với bài học hơn”.

Với nhóm PPDH tích cực nhằm giúp HS phát triển tính chủ động học tập tốt hơn, hướng tới vai trò trung tâm của HS, tạo sự hứng thú cho HS trong học tập như PPDH theo nhóm, PPDH nêu và giải quyết vấn đề, PPDH dự án chưa được GV sử dụng nhiều trong dạy học, mức độ thường xuyên và luôn luôn đạt tỉ lệ khá thấp. Đó là lý do khiến HS chưa tích cực và hứng thú trong việc học modun Thiết kế rập công nghiệp. Ngoài ra, việc giáo viên ít sử dụng phương pháp học tập theo nhóm cho HS sẽ hạn chế việc phát triển một số kỹ năng cơ bản của HS như kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng học hỏi hoàn thiện bản thân. Mức độ sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề mức độ sử dụng của GV rất thấp (1/5 GV sử dụng ở mức độ thường xuyên). Mức độ sử dụng PPDH như vậy cũng gần giống với PPDH truyền thống, chưa thật sự phát huy tính tích cực cho HS hoặc phát triển các kỹ năng khác cho người học.

Tuy nhiên, mặc dù mức độ sử dụng các PPDH tích cực thấp, nhưng vẫn có những GV cũng áp dụng các PPDH tích cực để dạy học modun Thiết kế rập công nghiệp để giúp HS hiểu bài và rèn luyện kỹ năng thực hành nghề. Chẳng hạn như GV sử dụng PPDH theo nhóm và chia nội dung modun thành nhiều bài, mỗi bài đều có mục tiêu cụ thể được đánh giá bằng các kỹ năng theo hình thức DHTH trong đào

tạo nghề, do đó cũng đã tạo ra các tín hiệu tích cực giúp HS hiểu bài và rèn luyện kỹ năng tốt hơn. Để làm rõ hơn về việc vận dụng PPDH của GV khi lên lớp, đề tài thực hiện phỏng vấn một số HS:

HS 13 chia sẽ: “GV thỉnh thoảng có sử dụng PPDH giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, điều này giúp HS rất hứng thú, không bị gò ép trong cách học bài

quen thuộc. Các bài học luôn được hướng dẫn lý thuyết trước và thực hành kỹ năng sau, do đó em được thực hiện bài học nên nhớ bài và hiểu bài hơn.”

HS 4 cho biết: “GV thường giảng lý thuyết nhiều sau đó hướng dẫn thực hành sau, GV thao tác mẫu đầu giờ và thời gian còn lại HS tự rèn luyện kỹ năng. Điều đó giúp HS hiểu bài nhưng không nhớ lâu, không thể tự mình giải quyết vấn đề khi gặp những tình huống khi thực hiện”

Đa số HS đồng ý kiến với cách dạy GV tạo cho HS các tình huống có vấn đề, kích thích HS tư duy giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV, giúp HS hứng thú với môn học và nhớ sâu, yêu thích thực hành hơn.

Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực chưa được thực hiện đồng bộ ở tất cả các giáo viên khi giảng dạy ở tổ bộ môn. Có những giáo viên đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học như sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề để giảng dạy cho học sinh. Kết quả các học sinh đạt kết quả tốt ở các kỹ năng modun yêu cầu. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực thật

sự rất cần thiết mà các giáo viên phải thực sự đổi mới và áp dụng.

Như vậy, kết quả khảo sát về phương pháp dạy học của giáo viên trong dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp cho thấy đa số các giáo viên vẫn còn

sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống để truyền thụ kiến thức đặc trưng như là phương pháp dạy học thuyết trình một chiều: thường xuyên giảng bài và ghi bảng để không mất nhiều thời gian, tập trung vào kiến thức trọng tâm, dành thời gian cho học sinh thực hành. Tuy đã chuyển sang hình thức dạy học tích hợp, kiến thức của modun đã được giảm tải để tăng thời gian thực hành, trong mỗi một bài dạy đều có lý thuyết kết hợp với thực hành, tuy nhiên các giáo viên vẫn chưa áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học tích hợp như: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học thực hành 04 bước v.v. Điều này làm cho học sinh chưa thật sự hiểu bài, chưa gắn kết nội dung bài học vào thực tiễn nghề nghiệp, do đó chưa phát huy tính tích cực chủ động của người học và chưa phát huy được năng lực cần thiết cho người học.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)