Phương pháp dạy học diễn trình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 59 - 62)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP

1.6. Phương pháp dạy học tích hợp

1.6.3. Phương pháp dạy học diễn trình

Theo Nguyễn Văn Tuấn (2009): “Phương pháp diễn trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viên trình bày các thao tác với đồ dùng dạy học để học sinh

trực tiếp quan sát, nhằm nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng, các thí nghiệm, v.v.

hoặc các thao tác thuộc kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, qua đó học sinh nhận thức, ghi nhớ và làm theo các thao tác mẫu” [34]

Theo Nguyễn Đức Trí – Hồ Ngọc Vinh (2013) mục đích của dạy học diễn trình nhằm để: Chỉ rõ kỹ năng được thực hiện như thế nào, nhấn mạnh những bước quan trọng và những vấn đề an toàn, tạo điều kiện cho người học đặt câu hỏi để hiểu rõ các bước thực hiện kỹ năng trước khi bước vào thực hành [30].

Có rất nhiều phương pháp thực hành được áp dụng trong đào tạo nghề đi theo nguyên tắc diễn trình – làm mẫu như: Phương pháp thực hành 3 bước, phương pháp thực hành 4 bước, phương pháp thực hành 6 bước. Đề tài này sử dụng phương

pháp thực hành 4 bước áp dụng trong DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp.

Phương pháp thực hành 4 bước được xây dựng dựa trên quan điểm của thuyết hành vi và được cải tiến thành 4 bước, có sự trình diễn của giáo viên. Phương pháp này tuân thủ theo nguyên tắ c giáo viên diễn trình làm mẫu, học sinh làm theo

và sau đó tiến hành luyện tập ̣.

Phương pháp thực hành 4 bước là một phương pháp quan tron ̣g trong dạy thực hành nghề, đặc biệt thích hợp để giảng day ̣ các kỹ năng, kỹ xảo cơ bản. Sử dụng phương pháp thực hành 4 bước trong bài dạy thực hành sẽ tao ̣ cho học sinh sự

hứ ng thú, kích thích óc tò mò khoa ho ̣c, không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thứ c, hình thành các kỹ năng kỹ xảo nghề nghiê ̣p mà còn giúp nâng cao tay nghề,

rèn luyê ̣n cho học sinh ý thức tổ chức quản lí, tác phong công nghiê ̣p, thói quen lao đô ̣ng tốt. Hơn nữa, trong quá trình giáo viên diễn trình làm mẫu, học sinh tự quan sát, tự phân tích, đánh giá và nhờ đó phát triển được năng lực tư duy kỹ thuâ ̣t.

Tiến trình dạy ho ̣c thực hành theo phương pháp 4 bước như sau:

1. Giai đoan ̣ chuẩn bị: Giáo viên chon ̣ đề tài thực hành, xác đi ̣nh phương án thực hành, chuẩn bi ̣thiết bi ̣dụng cu ̣, phân công vi ̣trí thực hành, kiểm tra, sắp xếp dụng cụ, nguyên vật liệu

2. Giai đoạn thực hiện

- Bước 1: Mở đầu bài dạy: Mu ̣c đích chính của bước mở đầu là khơi dâ ̣y đô ̣ng cơ ho ̣c tâ ̣p, giúp học sinh hiểu được nhiê ̣m vu ̣ ho ̣c tâ ̣p.

- Bước 2: Giáo viên thuyết trình và diễn trình làm mẫu. Mu ̣c đích của bước này là giáo viên thuyết trình và diễn trình để học sinh quan sát và tiếp thu.

Những điểm cần lưu ý trong giai đoạn này:

- Phải sắ p xếp sao cho toàn lớp có thể quan sát được.

- Là m mẫu thường tiến hành theo trình tự 3 giai đoan ̣ gồm:

(1) Giai đoạn thực hiện theo tốc đô ̣ bình thường.

(2) Giai đoạn thực hiện chậm các chi tiết và có giải thích cu ̣ thể.

(3) Giai đoạn diễn trình theo tốc đô ̣ vừa phải.

- Thực hiện diễn trình với tốc độ vừa phải, tránh cùng lúc diễn trình nhiều thao tác.

- Cầ n kết hợp giảng giải cùng lúc với biểu diễn.

- Thỉnh thoảng giáo viên đă ̣t các câu hỏi để thúc đẩy học sinh suy nghĩ, thu hút sự chú ý của ho ̣ vào những điểm tro ̣ng tâm.

- Nhấ n mạnh những điểm chính, những điểm khó của thao tác.

- Lặp đi lặp lại vài lần, nếu cần thiết có thể kiểm tra sự tiếp thu của học sinh - Bước 3: Học sinh làm lại và giải thích. Mu ̣c đích của bước này là ta ̣o cơ hô ̣i cho học sinh triển khai sự tiếp thu thành hoạt động chân tay ở giai đoạn đầu tiên có

sự giúp đỡ, kiểm tra của giáo viên. Nội dung của bước này là: Học sinh nêu lại và

giải thích được các bước, học sinh lặp lại các động tác, giáo viên kiểm tra, điều chỉnh lại các thao tác cho học sinh.

- Bước 4: Luyện tập độc lập. Mục đích của bước này là học sinh luyê ̣n tâ ̣p kỹ

năng. Nội dung của bước này là: Học sinh luyện tập, giáo viên quan sát, kiểm tra giú p đỡ học sinh. Sau khi học sinh đã nắ m vững về cách thức thực hành, giáo viên có thể cho học sinh tiến hành thực hành theo nhóm, tổ hay cá nhân và giáo viên tiếp

tục theo dõi để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn điều chỉnh sửa chữa kịp thời, cũng như giải đáp những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình thực hành.

3. Giai đoan ̣ kết thú c: Khi kết thúc bài thực hành, GV phân tích kết quả thực hiện so vớ i mục đích yêu cầu; giải đáp các thắc mắc và lưu ý những sai sót mà HS

mắ c phải; củng cố kiến thức thông qua nội dung thực hành. Sau đó HS hoàn trả

dụng cụ, làm vê ̣ sinh.

Tóm lại, với các phương pháp dạy học học áp dụng trong dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp như trên sẽ đem lại sự hứng thú, kích thích tính tò mò, phát huy kỹ năng giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành trong thực tiễn, giúp phát triển kỹ năng nghề cho học sinh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)