Thái độ học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 125 - 150)

Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TIỀN GIANG

2.4. Thực trạng hoạt động học tập Modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường

2.4.3. Thái độ học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh tại trường Cao đẳng Tiền Giang

cấp May thời trang tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Thái độ học tập đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của người học. Kết quả thống kê thái độ học tập của HS đối với modun Thiết kế rập công nghiệp được trình bày tại biểu đồ 2.1:

Biểu đồ 2.1. Thái độ học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh lớp

Trung cấp May thời trang trường Cao đẳng Tiền Giang

Kết quả thống kê cho thấy, trong các biểu hiện thái độ học tập modun Thiết kế rập công nghiệp của HS, phần lớn các em có thái độ bình thường đối với môn modun Thiết kế rập công nghiệp (chiếm 57%). Điều này chứng tỏ, HS chưa có sự thích thú trong học tập, thậm chí có một bộ phận nhỏ HS lựa chọn không thích modun Thiết kế rập công nghiệp (HS chiếm 11%). Tuy nhiên cũng có những HS lựa chọn đáp án là “Thích” modun Thiết kế rập công nghiệp (chiếm 26%) và một vài HS lựa chọn “Rất thích” modun Thiết kế rập công nghiệp (chiếm tỷ lệ 6%) là tỷ lệ thấp. Đây sẽ là những HS tiềm năng giúp người GV giảng dạy hiệu quả modun và cũng là bước đầu để các em tập trung, hứng thú với môn học.

Với kết quả thống kê về thái độ học tập modun Thiết kế rập công nghiệp như trên, bên cạnh những HS thật sự yêu thích modun và hiểu được những lợi ích của modun cho công việc thực tế sau này, còn số lượng HS chưa thật sự yêu thích học modun, tâm lý học để qua môn thì đòi hỏi GV cần có sự thay đổi về PPDH, hình thức tổ chức dạy học sao cho HS thay đổi thái độ, xem việc học tập modun Thiết kế

rập công nghiệp thật sự là niềm vui, là hứng thú, phát huy tính tích cực học tập, thấy đó là nhu cầu và sự cần thiết cho bản thân hơn là chỉ để có nhiệm vụ học qua môn.

Tìm hiểu sâu hơn thái độ của HS đối với modun Thiết kế rập công nghiệp, tác giả trò chuyện trực tiếp với một số HS. Khi được hỏi “Em có thích học modun Thiết kế rập công nghiệp không?”

HS 11 (lóp MTT19C1) chia sẻ: “Em học trung cấp May vì bản thân em yêu

thích nghề May. Em muốn học nghề để nhanh ra trường tìm công việc liên quan ngành May để đi làm giúp đỡ gia đình. Modun Thiết kế rập công nghiệp có nội dung rất cần thiết cho nghề của em sau này. Và hơn nữa, modun Thiết kế rập công nghiệp cung cấp kiến thức để em vận dụng được vào thực tiễn nghề nghiệp sau này.

Trong modun thiết kế rập công nghiệp, em có thể vận dụng nhiều kiến thức trong modun để thực hành làm các bản thiết kế, sản phẩm thực tế, nên em rất thích học modun Thiết kế rập công nghiệp.”

HS 5 (lớp MTT17C1) cho rằng: “Modun Thiết kế rập công nghiệp là modun có nhiều bài học bổ ích, tuy nhiên thời gian học bị eo hẹp, thời gian thực hành

không đủ để cho em rèn luyện kỹ năng, phải chỉnh sửa rập lâu mất nhiều thời gian nên em thấy bình thường khi học modun này”.

Lựa chọn đáp án không thích modun Thiết kế rập công nghiệp, HS 10 (lớp MTT18C2) trả lời rằng: “Em không thích modun Thiết kế rập công nghiệp vì nội dung modun có nhiều kiến thức phức tạp, việc thiết kế rập theo thông số kích thước không vận dụng được công thức thiết kế như ni mẫu, em không hiểu nên mất nhiều thời gian chỉnh rập, bài nhảy mẫu tìm điểm nhảy mẫu phức tạp, các công thức nhảy mẫu khó hiểu, GV các năm trước để tụi em tự chỉnh sửa nên mất nhiều thời gian, dạy không tận tình, không thao tác mẫu cụ thể nên em chưa hiểu được nội dung bài

học vì vậy em không yêu thích modun này”.

Như vậy, thái độ học modun Thiết kế rập công nghiệp của học sinh đều có thích, rất thích, bình thường và không thích modun, tuy nhiên số lượng phân bố ở các đáp án không đều, nhìn chung học sinh đa số có thái độ bình thường đối với modun Thiết kế rập công nghiệp và số ít có thái độ yêu thích modun Thiết kế rập công nghiệp hơn là chán ghét. Ở các học sinh chán ghét với modun phần nhiều

nguyên nhân do thời gian rèn luyện kỹ năng chưa nhiều, kiến thức phức tạp chưa được truyền tải hết để học sinh hiểu rõ và vận dụng tốt. Đo đó đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp giáo viên thay đổi phương pháp dạy học để giúp học sinh nắm rõ nội dung học tập và rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua DHTH.

2.4.4. Hành động học tập modun Thiết kế rập công nghiệp lớp Trung cấp May thời trang trường Cao đẳng Tiền Giang

Nhằm làm tăng độ chính xác của việc tìm hiểu thái độ của HS đối với

modun Thiết kế rập công nghiệp, đề tài tiến hành khảo sát sâu hơn về các hành động học tập cụ thể của 110 HS lớp Trung cấp May thời trang trường Cao đẳng Tiền Giang. Khảo sát được thực hiện trong và ngoài giờ học Modun Thiết kế rập công nghiệp.

Về thực trạng hành động học tập modun Thiết kế rập công nghiệp trong giờ học, đề tài nêu ra 04 hành động (1,2,3,4) mang tính tích cực và 04 hành động (5,6,7,8) trái chiều. Kết quả thống kê được thể hiện trong bảng 2.4:

Bảng 2.4. Hành động học tập của học sinh lớp Trung cấp May thời trang tại trường

Cao đẳng Tiển Giang

Qua kết quả thống kê ở bảng 2.4 cho thấy: Các hành động trái chiều (6,7,8,9,10): Tình trạng nói chuyện riêng, học bài môn khác, ngủ ngật hay mơ màng

và không quan sát thao tác mẫu của GV xảy ra không nhiều, mức độ luôn luôn và thường xuyên thấp, chiếm tỉ lệ từ 1,8% đến 9,1%. Đây là tín hiệu đáng mừng về tính tích cực học tập của HS không quá kém, HS vẫn có sự tập trung trong giờ học.

Mặc dù vậy, mức độ học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm (3) rất thấp, chiếm tỉ lệ chỉ 7,3% hoặc hành động (5) không có học sinh nào thực hiện (số lượng là 0/100 chiếm tỷ lệ 0%). Điều này chỉ ra rằng cách hướng dẫn của giáo viên chưa khích lệ học sinh tham gia học tập nhóm và chưa đưa ra các dự án cho học sinh tham gia. Học sinh không được vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thật.

Bên cạnh đó, hành động (9, 10) về sử dụng điện thoại và nói chuyện riêng trong giờ học chiếm tỉ lệ thường xuyên và luôn luôn còn khá cao (20,9% đến 21,8%). Đó là kết quả đáng lo ngại cho thấy học sinh không hứng thú với môn học, có thể do

phương pháp dạy học chưa gợi mở, chưa tạo ra được cảm hứng, dẫn đến việc học sinh thụ động trong học tập.

HS 9 (lớp MTT18C1) cho biết: “Em chưa hiểu bài nên đợi các bạn khác vẽ xong em sẽ hỏi bạn”.

HS 6 (lớp MTT18C2) chia sẽ: “Em thấy modun Thiết kế rập công nghiệp rất khó, giáo viên thao tác mẫu phức tạp, có những bài em không hiểu được nên rất chán. Do đó em không muốn học”. Một số ý kiến khác của học sinh khi học modun Thiết kế rập công nghiệp đó là không thể lặp lại các thao tác mẫu được GV hướng dẫn vì GV chỉ hướng dẫn một lần vào đầu giờ, không hỗ trợ thêm.

Ngoài ra, kết quả các hành động tích cực (1,2,3,5) của học sinh khi tham gia học tập modun Thiết kế rập công nghiệp có kết quả lựa chọn thường xuyên và luôn luôn không cao, trung bình chiếm tỉ lệ từ 7,3% đến 42,3%, trong đó hành động (3) có tỉ lệ HS thường xuyên làm nhóm hay báo cáo nhóm khá thấp (chiếm 7,3%).

Khi phỏng vấn một số HS để tìm hiểu sâu hơn về các hành động tích cực trong giờ học của HS, các HS cho ý kiến:

HS 13 (lớp MTT19C2) cho rằng: “Giáo viên rất ít cho học sinh hoạt động nhóm, các bài tập giáo viên yêu cầu thường là bài tập cá nhân, giáo viên cũng rất ít đặt câu hỏi và chỉ yêu cầu làm bài tập khi đến lớp và thực hành rèn kỹ năng, giáo viên thao tác mẫu đầu giờ, các kỹ năng được hướng dẫn một lần để học sinh cùng quan sát. Vì vậy, em không ghi nhớ hết và không theo kịp nội dung bài học, do đó em thấy chán và học để qua môn”

HS 7 (lớp MTT18C2) chia sẻ: “Giáo viên không đa dạng phương pháp dạy học, chủ yếu là thầy cô giảng, thao tác mẫu, học sinh nghe, hết giờ giảng thầy cô ra khỏi lớp, học sinh tự thực hành, do đó, giữa giáo viên và học sinh không có sự thân thiện, học sinh rất ngại hỏi giáo viên”.

HS 8 (lớp MTT18C1) nêu ý kiến: “GV dạy lý thuyết theo bài, dạy xong lý thuyết rồi mới đến TH, nội dung lý thuyết nhiều, chiếm thời gian dài, GV hướng dẫn thao tác mẫu một lần khi học lý thuyết xong. Em phải ghi nhớ nhiều thao tác của GV nên ghi nhớ không kịp, bị quên bài trong quá trình TH. GV không yêu cầu

tự học bài thêm để mở rộng kiến thức, không giao các đề tài cho lớp làm, chỉ yêu

cầu lặp lại theo thao tác mẫu của GV”

Như vậy, từ kết quả khảo sát về hành động học tập của HS trong giờ học modun Thiết kế rập công nghiệp cho thấy, HS có sự tập trung trong giờ học nhưng tính tích

cực chưa cao. Do đó, GV nên chú ý các hình thức dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án để thay đổi cách thức học của HS, giúp HS không chán với hình thức dạy học đa

dạng và có thể phát huy tính tích cực học tập của HS hơn, GV nên chia bài ra từng kỹ năng nhỏ hay các bước công việc, giới thiệu từng kỹ năng và hướng dẫn lý thuyết theo kỹ năng để giúp HS theo kịp bài và khuyến khích HS tham gia luyện tập các kỹ năng then chốt, mạnh dạn đặt câu hỏi hơn, không sợ sai kiến thức.

Bên cạnh việc khảo sát tính tích cực của HS trong giờ học trên lớp, người nghiên cứu còn tìm hiểu thêm về các hành động học tập của HS ngoài giờ học

modun Thiết kế rập công nghiệp. Kết quả thể hiện tại bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5. Hành động học tập ngoài giờ học modun Thiết kế rập công nghiệp của

học sinh lớp Trung cấp May thời trang, trường Cao đẳng Tiền Giang

Kết quả khảo sát cho thấy: tính tích cực của học sinh ngoài giờ học chưa cao.

Các hoạt động tích cực được lựa chọn với mức độ thường xuyên và luôn luôn khá thấp, còn các hoạt động không tích cực có số lượng học sinh lựa chọn ở mức độ thường xuyên lại khá cao.

Hoạt động tự học của HS có số lượng tham gia cao nhất là hoạt động (1):

Học bài và nghiên cứu bài trước ở nhà: 16/110 SV chiếm 14,5%, thấp nhất là hoạt động (4), (5), (9): Làm sản phẩm cá nhân hoặc nhóm và tham gia hoạt động ngoại khóa (có từ 03/110 HS đến 04/110 HS lựa chọn với tỷ lệ thấp nhất là 2,7% đến 3,6% ở mức độ luôn luôn và thường xuyên), không tham gia hoạt động học tập theo nhóm (có từ 2/110 HS lựa chọn ở mức độ hiếm khi, chiếm tỷ lệ 1,8% . Kết quả này cho thấy, HS chưa chủ động trong việc học, chủ yếu là cố gắng hoàn thành xong nhiệm vụ học tập được giao, nhằm đối phó với việc thi cử.

Khi trao đổi với HS về lý do vì sao không luyện tập các kỹ năng cơ bản, không thực hành thêm để nâng cao kiến thức, HS 17 (lớp MTT19C2) cho biết: “GV không giao bài tập về nhà làm thêm, không yêu cầu học bài trước ở nhà, trên lớp em chỉ cần làm đủ nội dung GV yêu cầu, các bài tập đều được thực hành trên lớp, không có thời gian nghiên cứu nhiều.”

Về mức độ hoạt động tương tác với GV và bạn học ở hoạt động 2, có đến

11,8% HS chọn trao đổi với HS và GV với mức độ luôn luôn và thường xuyên, và có đến 47/100 HS chọn mức độ thỉnh thoảng, chiếm tỉ lệ 42,8% và 34/110 học sinh chọn mức độ hiếm khi chiếm tỷ lệ 30,9%; hoạt động (6) có đến 17,2% HS lựa chọn ở mức độ hiếm khi, tỷ lệ 37,3%. Khi được hỏi vì sao không hỏi bài GV và các bạn, HS 18 (lớp MTT19C3) cho rằng: “Em chỉ hỏi bài với bạn bè trong lớp, còn trao đổi với GV thì ít hơn. Do hỏi bài bạn cùng lớp dễ và thoải mái hơn. Em sợ hỏi bài GV

vì khoảng cách tiếp xúc và trở ngại lớn. Hơn nữa, tụi em củng không thường xuyên trao đổi bài với nhau, vì còn phải dành thời gian cho những việc cá nhân và trao đổi bài cũng không thú vị. Với lại GV cũng không yêu cầu tụi em thảo luận về đề tài gì, chủ yếu học trên lớp là đủ.”

Thống kê cho thấy, ở hoạt động (1): học bài và nghiên cứu bài trước ở nhà, tuy rằng cũng có HS thực hiện, tuy nhiên tỉ lệ hoạt động chưa cao (chỉ từ 14,5 đến 15,5%). Kết quả này cho nhận định: tính tích cực,tự giác học tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết còn hạn chế, tính thụ động của HS còn rất cao, HS chỉ học khi GV yêu cầu và học cũng cầm chừng, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả học

tập của HS. Còn hoạt động (5): Tham gia hoạt động ngoại khóa, có rất ít HS thực hiện với tỷ lệ rất thấp (4/110 chiếm tỷ lệ 3,6%). Điều này cho thấy rằng, HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng mềm cũng như cũng cố kiến thức. Điều này cũng sẽ là nguyên nhân gây ra kết quả học tập kém và kỹ năng

giao tiếp cũng rất hạn chế.

Như vậy, kết quả thống kê về hoạt động học tập của HS trong và ngoài giờ học modun Thiết kế rập công nghiệp cho thấy, tính tích cực trong việc học modun của HS chỉ chiếm tỉ lệ trung bình, chủ yếu ở mức độ đáp ứng được yêu cầu học tập.

Ngoài giờ học, tính tích cực của HS càng giảm nhiều hơn.

Giải thích về việc tại sao HS chưa tích cực trong và ngoài giờ học Modun Thiết kế rập công nghiệp, GV 1 cho biết: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến HS không hào hứng với modun Thiết kế rập công nghiệp, thứ nhất là vì HS chưa nắm bắt được kiến thức do giờ dạy ít, nội dung thực hành nhiều, HS không hiểu được quy trình thao tác; thứ hai, do HS chưa tập trung, chú ý vào bài giảng và khi GV thao tác mẫu; thêm vào đó, GV chưa vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp một cách phù hợp để tạo hứng thú, kích thích sự năng động, sáng tạo của HS”.

Bản thân HS cũng có những quan điểm giống ý kiến của GV, bên cạnh đó, các em cho biết: “Do phải phụ giúp gia đình trong việc đóng học phí, gia đình có

hoàn cảnh khó khăn, nên các em phải lo kiếm tiền làm thêm để trang trải việc học.

Do đó mà HS không tập trung cho việc học, thời gian dành cho việc rèn luyện kỹ năng thiết kế rập, ôn lý thuyết nhảy size và thực hành tìm điểm nhảy mẫu. Ngoài ra, do HS không có khả năng trang bị máy may ở nhà, nên các em không có điều kiện

rèn luyện thêm kỹ năng lắp ráp sản phẩm”.

Trên cơ sở phân tích các hành động học tập trong và ngoài giờ học Modun Thiết kế rập của HS, người nghiên cứu sẽ có những đề xuất vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích hợp tại chương 3.

2.4.5. Thực trạng rèn luyện kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu, kỹ năng nhảy mẫu của học sinh khi học tập modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Để đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may của HS, đề tài thống kê kết quả rèn luyện kỹ năng của HS thông qua các sản phẩm hoàn chỉnh mà HS thực hiện ở mỗi

buổi lên lớp như bài thực hành thiết kế rập, sản phẩm may hoàn chỉnh, bản nhảy size áo sơ mi sau khi kiểm tra thông số trên sản phẩm may. Đánh giá các sản phẩm này dựa trên các tiêu chí đã công bố trong bảng Rubrics (bảng 1.3; bảng 1.4; bảng 1.5) chương 1. Với bảng thang đo này, kỹ năng của HS được đánh giá một cách khách quan và công bằng, chính xác thể hiện được mức độ kỹ năng mà HS đạt được.

Thứ 1. Kỹ năng thiết kế rập mẫu của học sinh lớp Trung cấp May thời trang trường Cao đẳng Tiền Giang

Để xác định kỹ năng thiết kế rập mẫu của học sinh, đề tài yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ của bài thực hành: Thiết kế mẫu cho sản phẩm áo sơ mi nam tay dài

với bảng thông số kích thước sau theo tỷ lệ 1:1 với đầy đủ chi tiết và đúng thông số kích thước.

Bảng 2.6. Bảng thông số kích thước thành phẩm của sản phẩm áo sơ mi nam tay dài

STT Tên số đo Đơn vị (cm)

1 Dài áo 70

2 Rộng vai 40

3 Xuôi vai 4

4 Vòng cổ 37

5 Vòng ngực 80

6 Vòng mông 86

7 Vòng nách 50

8 Dài tay 52

9 Cửa tay 24

10 To bản bát tay 5

11 To bản cầu vai 13

12 Thông số túi 12 x 14

Kiểu dáng: Áo nẹp thường to bản 3,5 cm, tay dài, túi đắp nhọn nẹp thường to

bản 2,5 cm, vạt ngang, cầu vai rời 2 lớp, bát tay tròn, chân cổ tròn to bản 3,5 cm, lá

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 125 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)