Đánh giá trong dạy học tích hợp Modun Thiết kế rập công nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 70 - 77)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP

1.9. Đánh giá trong dạy học tích hợp Modun Thiết kế rập công nghiệp

Theo Dương Thị Kim Oanh: “Đánh giá trong dạy học là quá trình thu thập,

tổng hợp, diễn giải thông tin hay dữ liệu liên quan đến việc học tập và trải nghiệm của sinh viên để đưa ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy của giảng viên và học tập của sinh viên nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết sâu về điều người học biết, hiểu và có thể làm được. Như vậy, đánh giá trong dạy học là đánh giá quá trình học của sinh viên thông qua các hoạt động học tập và phát triển năng lực (chuyên môn và chung/ cốt lõi) cho sinh viên” [21].

Tác giả xây dựng quy trình thiết kế công cụ đánh giá theo năng lực như sau:

Sơ đồ 1.13. Quy trình thiết kế bộ công cụ đánh giá theo năng lực [21]

Với Lê Văn Hảo (2019) cho rằng, có rất nhiều lối tiếp cận để đánh giá trong dạy học, ví dụ như: đánh giá học tập (Assessment of learning), đánh giá hỗ trợ học tập (Assessment for learning), đánh giá để học tập/ tự đánh giá (Assessment as learning). Đối với quan điểm dạy học hiện nay, các nhà giáo thường sử dụng các bộ công cụ đánh giá nhằm hổ trợ trong dạy học, sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học tích hợp hoặc trong dạy học định hướng năng lực thực hiện [13].

Tác giả cũng đưa ra các đặc điểm của đánh giá hỗ trợ học tập như sau: Đánh giá được thực hiện bởi GV, giúp GV hoàn thiện bài giảng, PPGD, giúp HS biết mức độ đạt được các chuẩn đầu ra của môn học hoặc các hoạt động học tập và hướng cải thiện.

Thông qua nghiên cứu công cụ đánh giá của các tác giả, đề tài nhận thấy

công cụ đặc trưng để đánh giá hỗ trợ học tập chính là Rubrics. Trong DHTH, đánh giá theo Rubrics được sử dụng ở nhiều giai đoạn, phổ biến nhất là đánh giá quá trình hoạt động, đánh giá sản phẩm thực hành và đánh giá nội dung tích hợp.

Trong DHTH, đánh giá kết quả học tập của người học chính là đánh giá năng lực thực hiện, bao gồm đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học sau

mỗi bài học. Đề tài này cũng sử dụng công cụ đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) để đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của HS vào các nhiệm vụ cụ thể.

Lợi ích của đánh giá theo Rubrics: Giúp tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa GV và HS. Thông qua rubrics, đánh giá không còn là một hoạt động mang tính bí mật chỉ dành cho GV. Các tiêu chí đánh giá sẽ được GV cung cấp trước khi thực hiện bài học để HS có sự hiểu biết rõ ràng và chuẩn bị tâm thế cho học tập; Là một biểu hiện của tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm, quá trình học tập do người học tự chủ động dựa trên những hướng dẫn cần thiết của GV; Với Rubrics, GV có thể giảm hẳn việc cung cấp thông tin phản hồi về kết quả học tập của mỗi HS. HS tự chủ động học tập, kết hợp với nhau cùng thực hiện, tự đánh giá kết quả học tập của nhau và tự đánh giá kết quả của chính bản thân của mình dựa trên các tiêu chí đã được công bố; Đây là công cụ được sử dụng trong đánh giá học tập theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo AUN – QA.

Để đánh giá mức độ đạt được về kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp mẫu và kỹ năng nhảy mẫu của HS ở mức độ nào, đề tài đề xuất xây dựng các bảng Rubrics có các tiêu chí đánh giá cụ thể được thể hiện trong mỗi bảng để đánh giá:

- Kỹ năng thiết kế rập mẫu (xem bảng 1.1)

- Kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu (xem bảng 1.2)

- Kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu (xem bảng 1.3) Như vậy, đánh giá theo rubrics sẽ cung cấp thông tin phản hồi một cách chính xác cho người học. Dựa vào các tiêu chí của bảng rubrics mà đề tài đã xây dựng để đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng của người học trong DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp. Các tiêu chí được xây dựng một cách rõ ràng, cụ thể và công khai sẽ giúp việc học trở nên rõ ràng, có mục đích, có tổ chức và có thể kiểm soát được. Người học có thể sử dụng rubrics để tự kiểm tra việc học, tự đánh giá bài làm của mình. Điều này rất quan trọng trong việc giúp người học xây dựng kế hoạch học tập, tự mình cải tiến chất lượng học tập. Quá trình học tập của HS sẽ trở nên tích cực, chủ động, điều này cũng góp phần nâng cao chất lượng học tập, phát triển năng lực cho HS. Hơn nữa. Vận

dụng Rubrics để xây dựng các tiêu chí đánh giá môn học còn giúp cho người dạy thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, kiểm tra đánh giá đúng NL của người học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho nhà trường.

Bảng 1.2. Bảng Rubrics kỹ năng thiết kế rập mẫu

Bảng 1.3. Bảng Rubrics kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu

Tiêu chí

Mức độ kỹ năng Điểm

Giỏi (9 – 10 điểm)

Khá (7 – 8 điểm)

Trung bình (5- 6 điểm)

Yếu (3 – 4 điểm)

Kém (< 3 điểm)

Chất lượng đường

may

Đường may đều, thẳng, đẹp, màu chỉ tiệp màu vải, đường may chắc chắn không bong sút

Đường may đều, chưa thẳng, đường may chắc chắn không bong sút chỉ

Đường may chưa đúng theo quy định, còn một số lỗi: nối chỉ, bỏ mũi trên bề mặt

Đường may

không thẳng, đứt chỉ nhiều trên bề mặt sản phẩm may

Đường may cẩu thả, có nhiều lỗi, đường may bong sút nhiều đoạn

A

Thông số

kích thước

Đúng thông số kích thước ở các chi tiết của sản phẩm

Đúng thông số ở các chi tiết lớn, chi tiết nhỏ sai số ít

Đúng thông số ở một vài chi tiết, mức độ sai số nhiều.

Sai thông số kích thước nhiều ở tất cả các chi tiết

Không đúng thống số kích thước ở tất cả các chi tiết

B

Chất lượng

sản phẩm

Sản phẩm giống mẫu gốc, đẹp, êm phẳng, các chi

tiết ép keo đẹp không bong dộp, các chi tiết đối xứng nhau

Sản phẩm may giống mẫu gốc, đẹp, các chi tiết ép keo chắc chắn nhưng bề mặt ép keo bị bong dộp

Hình dáng sản phẩm giống mẫu gốc, sản

phẩm may không đẹp, các chi tiết không đối xứng nhau

Hình dáng sản phẩm không giống mẫu gốc, sản

phẩm may không đẹp

Sản phẩm may cẩu thả, chưa hoàn thiện ở tất cả

các công đoạn lắp ráp sản phẩm

C

Quy cách lắp ráp

Quy cách lắp ráp đúng quy trình, đầy đủ các đường diễu, mí theo quy định, đường lắp ráp đẹp, hợp lý

Quy cách lắp ráp đúng quy trình, đầy đủ các đường diễu, mí theo quy định, đường lắp ráp chưa hợp lý

Quy cách lắp ráp đúng quy trình, chưa đầy đủ các đường diễu, mí theo quy định

Quy cách lắp ráp còn

sai quy trình ở một vài công đoạn

Quy cách lắp ráp sai quy trình ở tất cả các công đoạn

D

Tiêu chuẩn

kỹ thuật

Tuyệt đối đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật ở tất cả các quy định của sản phẩm

Đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng còn sai một số lỗi nhỏ trên sản phẩm

Các tiêu chuẩn quan trọng đạt được nhưng còn sai một số lỗi bề mặt sản phẩm may

Các tiêu chuẩn quan

trọng đạt được nhưng còn sai nhiều lỗi bề mặt

Sản phẩm may không đúng theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật

E

Điểm tổng kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu = 5 x 10 = 50 điểm Điểm sản phẩm theo các tiêu chí học sinh đạt được = (A+B+C+D+E) = F

Điểm tổng học sinh đạt được = 𝑭

𝟓𝟎

Bảng 1.4. Bảng Rubrics kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu

Tiêu chí

Mức độ kỹ năng Điểm

Giỏi (9 – 10 điểm)

Khá (7 – 8 điểm)

Trung

bình (5- 6 điểm)

Yếu (3 – 4 điểm)

Kém (< 3 điểm)

Số lượng

Xác định đúng chi tiết cần nhảy size, nhảy size đủ số lượng và hợp lý

Xác định đúng chi tiết cần nhảy size, nhảy size đủ số lượng nhưng chưa hợp lý

Nhảy size thiếu một vài chi tiết nhỏ, đủ số size theo yêu cầu

Nhảy size thiếu chi tiết lớn. Nhảy đủ số lượng size theo yêu cầu

Chỉ thực hiện nhảy size ở một vài chi tiết,

không đủ số lượng size

A

Kích thước Đúng theo

bảng thông số kích thước của size, có ký hiệu thông tin từng size ở tất cả các chi tiết nhảy size

Đúng theo bảng thông số kích thước của size, chưa có ký hiệu thông tin từng size ở một vài chi tiết nhảy size

Chưa đúng theo bảng thông số kích thước của size, có ký hiệu thông tin từng size

Chưa đúng theo bảng thông số kích thước của size, không có ký hiệu thông tin từng size

Sai thông số kích thước ở tất cả các chi tiết nhảy size

của sản

phẩm

B

Phươn g pháp

Đúng phương pháp, đúng quy trình, sử dụng rập nối chi tiết, có bản nhảy size chi tiết

Đúng phương pháp, đúng quy trình thực hiện, không có bản nhảy size chi tiết

Đúng phương pháp, không dùng rập nối chi tiết, có bản nhảy size

Không đúng phương pháp, không có bản nhảy size

Không theo phương pháp nào

C

Đúng mẫu

Các chi tiết đúng theo sản

phẩm gốc, đường lắp ráp ăn khớp nhau

Các chi tiết

nhỏ không đúng theo sản phẩm gốc, các đường lắp ráp ăn khớp nhau

Các chi tiết

nhỏ không đúng theo sản phẩm

gốc, các đường lắp

ráp không ăn khớp nhau

Các chi tiết của từng

size không đúng mẫu

Tất cả các

chi tiết không đúng theo mẫu gốc

D

Chất lượng

bản nhảy

size

Đẹp, rõ ràng, sạch sẽ, trình bày thẩm mỹ

Sạch sẽ, rõ ràng nhưng trình bày chưa thẩm mỹ

Rõ ràng nhưng không sạch sẽ

Không rõ ràng, nhiều vết dơ, nét vẽ không hợp lý

Cẩu thả, không hợp lý giữa các size

E

Điểm tổng kỹ năng nhảy size cho sản phẩm mẫu = 5 x 10 = 50 điểm Điểm sản phẩm theo các tiêu chí học sinh đạt được = (A+B+C+D+E) = F

Điểm tổng học sinh đạt được = 𝑭

𝟓𝟎

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến dạy học tích hợp trên thế giới và ở Việt Nam. Tổng quan các nghiên cứu về dạy học tích hợp đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, đáp ứng theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục của xã hội hiện nay.

Chương 1 cũng trình bày những vấn đề thuộc cơ sở lý luận của đề tài và đưa ra một số nhận định về vấn đề dạy học tích hợp, đây thật sự là một phương pháp rất cần thiết và quan trọng để vận dụng trong đào tạo nghề.

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan, chương 1 tiếp tục tìm hiểu thêm về đặc điểm tích hợp và dạy học tích hợp: Tích hợp trong giáo dục, các mức độ tích hợp trong giáo dục, mục tiêu của dạy học tích hợp, nội dung chương trình dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, hình thức

tổ chức dạy học tích hợp, đánh giá trong dạy học tích hợp. Đề tài trình bày các phương pháp áp dụng trong dạy học tích hợp: Phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học diễn trình. Các phương pháp dạy học này phù hợp với dạy học theo hướng tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp cho trình độ Trung cấp May thời trang nhằm giúp cho người học phát triển các kỹ năng thiết kế rập mẫu, kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và kỹ năng nhảy mẫu sản phẩm may cho học sinh và có thể áp dụng các kiến thức mà giáo viên cung cấp vào thực tiễn nghề nghiệp sau này.

Dựa vào các cơ sở lý luận mà người nghiên cứu đã trình bày trong chương 1 sẽ là cơ sở để thiết kế bộ công cụ khảo sát thực trạng dạy học theo hướng tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của chương 1 sẽ là cơ sở tổ chức dạy học theo hướng tích hợp theo hướng dẫn của công văn 1610 của Tổng cục dạy nghề đối với modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang trong chương 3.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)