Tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 65 - 70)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP

1.8. Tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp

Nghiên cứu về tổ chức dạy học tích hợp có tác giả như Đinh Công Tuấn và cộng sự (2008), Nguyễn Văn Tuấn v.v. Tuy nhiên, để tổ chức dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, đề tài sử dụng hướng dẫn theo công văn số 1610/TCDN – GV V/v hướng dẫn biên soạn và tổ chức dạy học tích hợp của Tổng cục dạy nghề bao gồm có 2 giai đoạn:

- Thiết kế dạy học tích hợp - Thực hiện tổ chức dạy học tích hợp

Nội dung của 2 giai đoạn được trình bày như sau:

Giai đoạn 1: THIẾT KẾ DẠY HỌC TÍCH HỢP

Đặc trưng của giai đoạn này là giáo viên biên soạn giáo án tích hợp chuẩn bị cho giai đoạn tổ chức dạy học tích hợp trên lớp.

Về hướng dẫn biên soạn giáo án tích hợp, Tổng cục dạy nghề trong văn bản

Hướng dẫn biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp - 2015” đã đưa ra các nội dung chủ yếu sau đây:

Sơ đồ 1.10. Quy trình thiết kế giáo án tích hợp [2]

Bước 1: Xác định/ phân tích mục tiêu bài dạy

Căn cứ chương trình đào tạo và chủ đề bài dạy để xác định các mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng, mục tiêu thái độ đối với người học.

Những lưu ý khi viết mục tiêu bài dạy:

Bước 1 • Xác định/ phân tích mục tiêu bài dạy

Bước 2 • Xác định các năng lực thành tố của bài dạy

Bước 3 • Xác định các kiến thức liên quan của các năng lực thành tố

Bước 4 • Xác định trình tự thực hiện của các năng lực thành tố

Bước 5 • Xác định nhiệm vụ thực hành

1) Mục tiêu phải bắt đầu bằng một động từ chỉ hành động. Tránh sử dụng các từ chỉ trạng thái, như: “hiểu”, “nắm”, “biết”, “có” khi viết mục tiêu.

2) Mục tiêu phải có tiêu chí để đo (tiêu chí về kỹ thuật, mỹ thuật, sự an toàn, và thời gian thực hiện…)

3) Mục tiêu phải phân định rõ mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, thái độ (dựa vào các mức độ mục tiêu nhận thức, các mức độ mục tiêu kỹ năng, các mức độ mục tiêu thái độ)

Ví dụ: Mục tiêu của modun Thiết kế rập công nghiệp

Sau khi học xong modun Thiết kế rập công nghiệp học sinh sẽ đạt được các mục tiêu như sau:

Thứ 1: Về kiến thức

- Xác định được các thông số cần thiết để thiết kế sản phẩm - Mô tả, nhận xét và phân tích được kiểu dáng và cấu trúc sản phẩm - Trình bày được phương pháp thiết kế mẫu

- Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và quy trình may sản phẩm - Trình bày được phương pháp nhảy size theo công thức thiết kế

Thứ 2: Về kỹ năng

- Cắt được các loại mẫu đảm bảo hình dáng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật.

- Lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm áo sơ mi đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật - Thực hiện được phương pháp nhảy mẫu cho sản phẩm may.

Thứ 3: Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong công nghiệp và có ý thức tiết kiệm nguyên liệu.

Bước 2: Xác định các năng lực thành tố của bài dạy

Dựa vào mục tiêu của bài, chương trình mô đun và thực tiễn nghề nghiệp để xác định các năng lực thành tố của bài dạy;

Một năng lực thành tố gắn với một quy trình thực hiện, kết quả sẽ tạo ra một sản phẩm cụ thể hoặc một phần sản phẩm.

Ví dụ: Modun Thiết kế rập công nghiệp có nội dung dạy học dựa trên 3 năng

lực thành tố của modun như: Năng lực thiết kế rập mẫu, năng lực lắp ráp hoàn chỉnh mẫu và năng lực nhảy size cho mẫu. Cả 3 năng lực thành tố đều được hướng dẫn cho người học cả nội dung lý thuyết, thực hành kỹ năng, có quy trình thực hiện cụ thể, rõ ràng và được đánh giá tổng kết thông qua sản phẩm cụ thể là: Sản thiết kế rập hoàn chỉnh, sản phẩm áo sơ mi nam tay dài và bản nhảy size hoàn chỉnh.

Bước 3: Xác định các kiến thức liên quan của các năng lực thành tố

Chỉ xác định những kiến thức vừa đủ, liên quan đến từng năng lực thành tố (dựa vào chương trình, các giáo trình, tài liệu chuyên ngành).

Mô tả chi tiết các kiến thức liên quan bằng ngôn từ chuyên ngành, súc tích;

chèn hình vẽ, hình ảnh minh hoạ (nếu có).

Ví dụ: Đối với năng lực thành tố 1: Thiết kế rập mẫu. Nội dung hướng dẫn:

bài học Thiết kế rập mẫu gồm có những kiến thức liên quan như:

- Thiết kế mẫu thân trước

- Thiết kế mẫu thân sau, cụm chi tiết

Bước 4: Xác định trình tự thực hiện các năng lực thành tố

Xác định các bước thực hiện các năng lực thành tố. Danh mục các bước không nên quá ngắn (2-3 bước), hoặc không nên quá dài (trên một trang)

Sắp xếp các bước thực hiện nối tiếp nhau theo một trình tự hợp lý;

Mô tả các bước, bao gồm: phương pháp thực hiện, tiêu chuẩn thực hiện, xác định các dụng cụ, thiết bị và phương tiện, các vấn đề an toàn khi thực hiện các bước;

Xác định các sai phạm thường gặp, nguyên nhân, cách phòng và khắc phục khi thực hiện các năng lực thành tố.

Bước 5: Xác định nhiệm vụ thực hành/luyện tập

Căn cứ mục tiêu của bài dạy, điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí học tập giáo viên xác định nhiệm vụ thực hành cho người học. Bao gồm các nội dung sau:

– Xác định nhiệm vụ/ tình huống thực hành đối với cá nhân hoặc nhóm;

– Xác định các yêu cầu về an toàn, vệ sinh v.v. khi thực hành;

– Xác định thời gian thực hiện.

Ví dụ: Để rèn luyện kỹ năng lắp ráp hoàn chỉnh mẫu trong bài học số 3:

MAY HOÀN CHỈNH SẢN PHẨM.

Nhiệm vụ đặt ra là mỗi học sinh phải may hoàn chỉnh một sản phẩm cụ thể từ rập mẫu đã có trong bài học trước. Để hoàn thành kỹ năng này, học sinh buộc phải có kiến thức lý thuyết về yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, phương pháp sử dụng thiết bị, quy trình lắp ráp sản phẩm v.v. Mỗi học sinh phải nghiên cứu tài liệu, thông

qua phương pháp dạy học của giáo viên mà học sinh tự thực hiện hoàn chỉnh nhiệm vụ của mình. Ở bài học này, giáo viên sẽ sử dụng phương pháp dạy học diễn trình làm mẫu để người học quan sát, bắt chước và thực hiện.

Giai đoạn 2: THỰC HIỆN TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP

Để thực hiện tổ chức dạy học tích hợp, nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra quy trình tổ chức dạy học tích hợp như sau:

Đinh Công Tuấn và cộng sự (2008) đã đề xuất chương trình đào tạo theo modun năng lực thực hiện được thực hiện theo 4 bước [28] gồm:

(a) Bước 1: Nghiên cứu chương trình đào tạo theo modun (b) Bước 2: Phân tích các công việc cần thực hiện giảng trong modun (c) Bước 3: Thiết kế bài giảng cho từng modun

(d) Bước 4: Thực hiện giảng dạy và hiệu chỉnh Nguyễn Văn Tuấn (2010) đã đề xuất quy trình tổ chức dạy học tích hợp theo sơ đồ gồm 4 bước như sau [33]:

Sơ đồ 1.11. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp

Theo sơ đồ về quy trình tổ chức dạy học tích hợp của tác giả Nguyễn Văn Tuấn (Xác định bài dạy tích hợp, biên soạn giáo án tích hợp) cũng đã chứa đựng giai đoạn 1 theo hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề trong Công văn 1610 về hướng dẫn biên soạn giáo án và tổ chức dạy học tích hợp mà đề tài đã vận dụng.

Xác định bài dạy tích hợp

Biên soạn giáo án tích hợp

Thực hiện bài dạy tích hợp

Kiểm tra, đánh giá

Theo hướng dẫn của Tổng cục dạy nghề, quy trình tổ chức hoạt động dạy học tích hợp được thực hiện theo các 5 bước như sau [2]:

Sơ đồ 1.12. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp theo Tổng cục dạy nghề.

* Bước 1: Dẫn nhập: GV mô tả tình huống học tập: GV tổ chức tình huống học

tập cho HS tiếp cận nội dung bài mới, các công việc GV cần thực hiện là: GV kiểm tra bài cũ, thiết lập mối liên hệ bài cũ và bài mới và giới thiệu nội dung cần đạt được.

* Bước 2: Giới thiệu bài học: GV giới thiệu chủ đề bài học, các đề mục chính

của bài học, mục tiêu bài học và các kỹ năng cần đạt được của bài học

* Bước 3: Giải quyết vấn đề: GV hướng dẫn nội dung bài học theo từng kỹ

năng đã công bố. Mỗi kỹ năng đều thực hiện theo trình tự: Hướng dẫn nội dung lý thuyết liên quan đến các kỹ năng, hướng dẫn thực hiện và hướng dẫn HS luyện tập để hình thành phát triển năng lực.

- Trên cơ sở trình tự như trên, GV tiến hành công tác chuẩn bị trước khi làm mẫu. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị, giáo cụ trực quan, vật tư v.v, tổ chức nơi làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh và mỹ quan v.v.

- Trình này tỉ mỉ quy trình thực hiện: GV phải có bảng qui trình chuẩn với đầy đủ các yêu cầu như thứ tự các bước thực hiện công việc, yêu cầu kỹ thuật đối với từng bước bằng những chỉ số đánh giá cụ thể. Đối với những bước quan trọng, mấu chốt của qui trình, GV phải trình bày tại sao phải thực hiện như vậy, phải chèn lý

Dẫn nhập

Giới thiệu bài học

Giải quyết vấn đề

Tổng kết vấn đề

Học sinh vận dụng

thuyết vào đúng vị trí đó và đảm bảo HS lĩnh hội được. Nếu còn trừu tượng GV phải có hình ảnh, vật thật v.v để cụ thể hóa nó ra.

- Thao tác mẫu và gọi HS làm thử

- Phân công vị trí, nhận các thiết bị vật tư

- Thực hành tạo ra sản phẩm hoặc bán sản phẩm, GV phải theo dõi giúp đỡ HS và đánh giá sản phẩm.

* Bước 4: Tổng kết vấn đề: Nội dung công việc GV phải hoàn thành là:

- Nhấn mạnh các kiến thức lý thuyết liên quan cần lưu ý;

- Củng cố các kỹ năng cần hình thành và các sai hỏng thường gặp, biện pháp khắc phục;

- Nhận xét kết quả học tập;

- Giải đáp các thắc mắc (nếu có);

- Các hướng dẫn tự học, giới thiệu nội dung bài mới.

* Bước 5: Học sinh vận dụng kiến thức: giao bài tập về nhà, bài tập nhóm, v.v

Như vậy, để tổ chức DHTH thì có rất nhiều tác giả đã đưa ra các quy trình cụ thể. Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả sử dụng hướng dẫn biên soạn giáo án tích hợp và quy trình hướng dẫn DHTH của Tổng cục dạy nghề vào DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp. Vì đây là quy trình chuẩn và được thực hiện ở tất cả các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Trong quy trình hướng dẫn biên soạn giáo án tích hợp mà Tổng cục đã ban hành có tổng cộng năm bước đã thể hiện được tính khoa học và các yêu cầu về sư phạm kỹ thuật giúp GV có thể chuẩn bị, tổ chức thực hiện các bài dạy tích hợp trong các chương trình mô đun đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)