Kiểm tra – Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng của học sinh ở modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 115 - 120)

Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG TIỀN GIANG

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp trường Cao đẳng Tiền Giang

2.3.8. Kiểm tra – Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng của học sinh ở modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang

Kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học tích hợp là những hoạt động quan sát, theo dõi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh để so sánh, đối

chiếu các năng lực thực hiện thực tế đạt được ở học sinh với các kết quả mong đợi đã xác định trong chuẩn đầu ra hay mục tiêu đào tạo theo tiêu chuẩn năng lực thực hiện.

Các hoạt động này góp phần giúp GV phát hiện những cố gắng, tiến bộ hay khó khăn của HS để điều chỉnh quá trình giảng dạy kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng nghề cho HS. Sau kiểm tra – đánh giá luôn sử dụng những thông tin phản hồi kịp thời đến người học giúp người học nhận biết được những sai sót của mình để điều chỉnh trong quá trình học tập, qua đó giúp nâng cao chất lượng dạy và học modun Thiết kế rập công nghiệp.

Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ, tiến hành đổi mới từ nhiều mặt, trong đó thay đổi về các hình thức, cách thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng là vấn đề đáng quan tâm. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ tích cực hóa, nâng cao sáng tạo trong học tập, đổi mới phương pháp dạy học thì phương pháp kiểm tra – đánh giá kết

quả cũng cần phải thay đổi cho phù hợp.

Để tìm hiểu về thực trạng công tác kiểm tra – đánh giá được các giáo viên sử dụng trong dạy học, đề tài đã tiến hành phỏng vấn và quan sát các giáo viên thực hiện kiểm tra – đánh giá trong dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp, kết quả phỏng vấn và quan sát cho thấy: Phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập “Tự

luận” được sử dụng ở mức độ thường xuyên (4/5 giáo viên) và hình thức “Thực hành” có 4/5 giáo viên sử dụng với mức độ thường xuyên. Điều này cũng phù hợp với hình thức kiểm tra – đánh giá modun Thiết kế rập công nghiệp được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình nội dung môn học. Tuy nhiên, các phương pháp kiểm tra – đánh giá khác như: vấn đáp, giải quyết tình huống thực tiễn có ít giáo viên lựa chọn (1/5 giáo viên – 2/5 giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên) và các

phương pháp kiểm tra khác như “Trắc nghiệm” và “Tự luận kết hợp trắc nghiệm”

không có giáo viên nào sử dụng.

Để tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang, đề tài đã phỏng vấn các GV 5 và được giáo viên chia sẽ: “Trong quá trình dạy học modun Thiết kế rập công nghiệp phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh được phân chia làm 02 dạng kiểm tra – đánh giá: Đối với nội dung lý thuyết, giáo viên thường sử dụng phương pháp kiểm tra – đánh giá theo lối truyền thống, sử dụng hình thức tự luận hay vấn đáp để kiểm tra. Còn đối với nội dung thực hành: Giáo viên sẽ sử dụng hình thức kiểm tra bằng cách cho học sinh thực hành trên thiết bị hoặc hoàn chỉnh một sản phẩm theo yêu cầu. Sử dụng các phương pháp kiểm tra này để đánh giá kết quả học tập của học sinh đúng với quy định đánh giá kết quả học tập, giáo viên dễ thực hiện trong quá trình giảng dạy, tiết kiệm thời gian, đảm bảo các kết quả đánh giá cụ thể chính xác để tổng kết và báo cáo mỗi cuối học kỳ”.

Phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập theo hình thức “Giải quyết tình huống thực tiễn” rất ít GV thực hiện (1/5 GV sử dụng ở mức độ thường xuyên), khi tiến hành kiểm tra – đánh giá trong dạy học tích hợp, các GV chủ yếu cho đề bài kiểm tra và yêu cầu HS thực hiện theo đề bài với các tiêu chí đưa ra cho các bài kiểm tra đó. Việc xây dựng tình huống thực tiễn cho các bài kiểm tra đánh giá đòi hỏi GV phải nắm vững kiến thức, có kinh nghiệm nhiều trong thực tiễn và biên soạn các tiêu chí cũng chiếm nhiều thời gian, công sức. Quy trình kiểm tra trải qua nhiều công đoạn nên mất nhiều thời gian cho công tác kiểm tra – đánh giá, vì vậy đa số các GV chưa áp dụng thường xuyên hình thức này.

Còn với PP kiểm tra – đánh giá theo hình thức “Trắc nghiệm” và “Tự luận kết hợp với trắc nghiệm” không có GV nào sử dụng. Theo lý giải của các GV, hình thức kiểm tra này chiếm nhiều thời gian soạn đề, GV phải nghiên cứu nhiều tài liệu và số lượng các câu hỏi trong kiểm tra trắc nghiệm rất nhiều, công tác thực hiện kiểm tra phức tạp, mất nhiều thời gian và không phù hợp với dạy học tích hợp. Do đó, không có GV nào lựa chọn hình thức kiểm tra này.

Khi trao đổi và quan sát các giáo viên về vấn đề thường sử dụng hình thức kiểm tra nào để đánh giá năng lực thực hiện của học sinh. Người nghiên cứu nhận thấy rằng, với các phương pháp dạy học truyền thống mà các giáo viên đang áp dụng

trong dạy nghề hiện nay như đã phân tích ở trên, đa số các giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của học sinh bằng kiểm tra tự luận hay kiểm tra vấn đáp 15 phút, 1 giờ lên lớp theo quy định trong chương trình modun hoặc chấm điểm sản phẩm cuối cùng khi giảng dạy thực hành hay thi kết thúc môn của modun tích hợp. Hình thức kiểm tra này đảm bảo được nội dung kiến thức của học sinh nhưng chưa phát huy được vai trò kiểm tra đánh giá đối với việc dạy học chú trọng năng lực thực hiện của học sinh trong dạy học tích hợp.

Ví dụ: Sau khi kết thúc bài học số 2 Thiết kế rập công nghiệp, các giáo viên sẽ

tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra trên giấy theo hình thức tự luận trong vòng 15 phút. Câu hỏi kiểm tra được giáo viên nêu ra và học sinh thực hiện kiểm tra đồng loạt trong lớp, hết giờ kiểm tra học sinh nộp bài và kết thúc quá trình kiểm tra. Với bài kiểm tra thực hành, giáo viên sẽ chấm điểm trực tiếp trên bài thiết kế của học sinh và không tiến hành kiểm tra thực hành lại.

Kết quả bài kiểm tra này chỉ đánh giá được mức độ nắm kiến thức của học sinh (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu). Điều này đôi khi không khách quan, nếu giáo viên cho đề kiểm tra dễ hoặc gác kiểm tra không sát sao thì các em có thể trao đổi bài với nhau hoặc xem tài liệu, như vậy sẽ không có sự phân biệt rõ ràng khả năng

của từng học sinh. Còn kiểm tra bài thực hành chỉ dựa vào bài thiết kế của học sinh cũng không khách quan, vì các em học yếu có thể nhở bạn khá làm thay mình, hoặc thực hành một cách máy móc thấy bạn khác làm sao bắt chước làm y như vậy mà

không hiểu được bản chất của vấn đề. Sử dụng các phương pháp kiểm tra – đánh giá này đúng với quy định về kiểm tra – đánh giá theo chương trình modun, giáo viên dễ thực hiện trong quá trình giảng dạy, tiết kiệm thời gian, đảm bảo các kết quả đánh giá cụ thể chính xác để tổng kết và báo cáo cuối học kỳ. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá quá trình học tập này dẫn đến sự chán nản trong học tập, ù lỳ

và ỷ lại, không kích thích phát triển các kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng thực hành nghề trong thực tiễn sau này.

Về quy trình kiểm tra – đánh giá kết quả học tập modun Thiết kế rập công nghiệp theo kết quả phỏng vấn và quan sát GV, đề tài nhận thấy thực tế hiện nay GV đang thực hiện quy trình kiểm tra – đánh giá trong DHTH modun Thiết kế rập công nghiệp theo đúng như yêu cầu của chương trình (5/5 GV sử dụng ở mức độ thường xuyên). Điều này cũng phù hợp vì chương trình modun chỉ yêu cầu các cột điểm đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc môn. GV thực hiện kiểm tra để lấy cột điểm và báo cáo mỗi cuối chương trình.

Đối với kiểm tra không phản hồi, đa số GV sử dụng ở mức độ thường xuyên (4/5 GV). Điều này cho thấy, GV chỉ thực hiện kiểm tra theo quy định mà không có thông tin phản hồi cho người học biết về chất lượng của bài kiểm tra của học sinh ở mức độ nào, các tiêu chí nào đạt và các tiêu chí nào chưa đạt. Trong quá trình quan sát và dự giờ GV 1 (ngày 30/12/2019 đến ngày 6/12/2019 và 4/5/2020 đến 27/7/2020 tại xưởng may 1 trường Cao đẳng Tiền Giang), người nghiên cứu thấy rằng GV chỉ yêu cầu HS nộp sản phẩm các bài thực hành thiết kế rập, sản phẩm may hoàn chỉnh và bản nhảy size trên giấy A0. GV không đưa ra các tiêu chí cần

phải đạt được của các bài thực hành cho HS nhận biết trước. Khi chấm bài, GV cũng không có các tiêu chí chấm điểm mà chỉ dựa trên cảm tính của mình. Khi trả bài lại cho HS, GV cũng không sử dụng thông tin phản hồi để nhận xét về bài làm của HS. Điều này sẽ gây ra tình trạng, HS không biết đã làm sai những gì, cần phải rút kinh nghiệm cho lần sau những điều gì, HS sẽ không học từ trong các bài kiểm tra của GV và có thể không cải thiện các hoạt động học trong những nhiệm vụ tiếp

theo mà mục tiêu modun yêu cầu.

Đối với các quy trình kiểm tra không kế hoạch cụ thể, kiểm tra không báo trước, kiểm tra có phản hồi, kiểm tra phân loại đầu chương trình đa số các GV đều không thực hiện (khi được phỏng vấn thì có 1/5 GV có thực hiện, 4/5 GV không thực hiện). Điều này cho thấy rằng, các GV chỉ thực hiện kiểm tra – đánh giá theo yêu cầu

của đề cương chương trình, quy trình kiểm tra – đánh giá modun Thiết kế rập công

nghiệp chưa mang tính chất nâng cao chất lượng dạy và học cho modun.

Để làm rõ hơn về quy trình kiểm tra – đánh giá áp dụng trong dạy học modun Thiết kế rập công nghiệp, đề tài đã phòng vấn HS 11: “Khi học modun Thiết kế rập công nghiệp, ở mỗi bài học em thực hành đều nộp bài để GV chấm điểm và có thực hiện bài kiểm tra lý thuyết, không tiến hành kiểm tra thường xuyên. Sau khi kết thúc modun, em làm bài thi kết thúc học phần là xong chương trình. Ở bài kiểm tra lý thuyết, GV cho đề tự luận với các câu hỏi GV dặn học trước ở nhà. Còn ở các bài thực hành nộp cho GV, GV chỉ chấm điểm và báo điểm vào buổi học cuối cùng, không có nhận xét về bài làm của HS và GV cũng đưa ra các tiêu chí cần đạt cho mỗi

bài thực hành, vì vậy em cứ làm theo hiểu biết của mình. Đo đó, khi GV thông báo điểm số, em thấy điểm của mình thấp, em cũng không hiểu tại sao. Em cũng ngại hỏi cô giáo nên không rút ra được kinh nghiệm gì cho lỗi sai của mình cả”.

Đề tài cũng phỏng vấn GV 1 và được giáo viên chia sẽ: “Chương trình modun Thiết kế rập công nghiệp có quy định học sinh sẽ làm 3 bài kiểm tra thực hành là các bài thực hành của modun, 1 bài kiểm tra lý thuyết. Thời gian dành cho kiểm tra chỉ có 1 giờ lên lớp, vì vậy giáo viên không thể tiến hành kiểm tra nhiều hơn. Sự phản hồi cho các bài kiểm tra của học sinh rất quan trọng và giúp ích cho học sinh để các em nhận biết được những sai sót của mình để rút kinh nghiệm và làm tốt hơn cho các bài học sau. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng nhận thức được điều này và chỉ nghe

giáo viên nhận xét với thái độ hời hợt, vì vậy các bài kiểm tra sau cũng lập lại lỗi sai y như các bài trước. Do đó, giáo viên cũng không thực hiện công tác phản hồi và nếu thực hiện cũng không có đủ thời gian”.

Như vậy, từ kết quả phỏng vấn và quan sát về phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang của giáo viên cho thấy, các phương pháp và quy trình kiểm tra theo cách

thức truyền thống được sử dụng thường xuyên nhằm đảm bảo thời gian và điểm số.

Chưa thực hiện kiểm tra –đánh giá mang tính tích cực, không có các tiêu chí rõ ràng cho mỗi bài kiểm tra và không có thông tin phản hồi nhận xét về kết quả kiểm tra của

học sinh. Điều này cũng góp phần làm cho chất lượng dạy và học modun Thiết kế rập công nghiệp không cao, không kích thích người học tham gia vào quá trình học tập, học sinh không phát triển được kỹ năng nghề nghiệp cũng như vận dụng kiến thức vào trong thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)