Mục đích dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 51 - 54)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP MODUN THIẾT KẾ RẬP CÔNG NGHIỆP

1.4. Mục đích dạy học tích hợp

Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp

trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực cho người học đó chính là dạy học tích hợp [3].

Theo tài liệu tập huấn phương pháp biên soạn, tổ chức giảng dạy và đánh giá bài giảng tích hợp của Tổng cục dạy nghề (2011) đã đưa ra các mục đích của dạy học tích hợp như sau [2]:

a. Định hướng vấn đề cần giải quyết – năng lực thực hiện công việc

Dạy học tích hợp định hướng giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh biết huy động kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn. Dạy học tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, góp phần đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại.

b. Định hướng cuộc sống thật, hoạt động nghề nghiệp thật, giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống và nghề nghiệp

Dạy học tích hợp tạo mối liên hệ cho người học trong quá trình học tập bằng cách kết hợp các kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề đề đặt

ra, nhấn mạnh đến sự phụ thuộc và mối liên hệ giữa các kiến thức, kỹ năng và phương pháp của các môn học, vì vậy dạy học tích hợp là phương thức dạy học hiệu quả giúp cho kiến thức được lĩnh hội một cách hệ thống nhất. Nội dung dạy học

lồng ghép vào những tình huống thực tiễn và áp dụng vào trong thực tiễn, giúp người học lĩnh hội tri thức một cách logic chặt chẽ và thấu hiểu nội dung học tập sâu sát. Những kiến thức dạy học không bị chia tách từng phần riêng biệt trong một lĩnh vực mà thường liên quan đến nhiều môn, nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua các nhiệm vụ học tập, người học hiểu được các nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc trong thực tế. Các nhiệm vụ đưa ra trong dạy học tích hợp gắn chặt với các tình huống trong thực tế sẽ giúp học sinh hình thành kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng công việc trong tương lai.

c. Phát triển năng lực thực hiện ở người học.

Dạy học tích hợp giúp cho học sinh hình thành các kiến thức, kỹ năng mang tính nền tảng cho nghề nghiệp trong tương lai. Thông qua đó, dạy học tích hợp giúp phát triển khả năng nhận diện vấn đề, tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp giải quyết vấn đề. Từ đó hình thành nên năng lực thực hiện cho một nhiệm vụ hay công việc cụ thể, hình thành kỹ năng nghề.

d. Giảm sự trùng lặp kiến thức kỹ năng giữa các môn học.

Nội dung dạy học trong chương trình tích hợp được giảm tải, chương trình chỉ chứa đựng những nội dung trọng tâm cốt lõi, giảm thời lượng lý thuyết, tăng

thời lượng thực hành, trọng tâm phát triển kỹ năng nghề, giúp cho thời gian đào tạo trong nhà trường được rút ngắn, và góp phần giảm tải chương trình đào tạo. Nội dung dạy học tích hợp được thiết kế sao cho tránh được sự trùng lắp cùng một kiến thức ở các môn học khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính tích cực, học sâu; Tạo điều kiện tổ chức các hoạt động học đa dạng, tận dụng các tài liệu cũng như sự huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục [22, tr.59].

Sơ đồ 1.3. Mục đích của dạy học tích hợp.

Như vậy, mục đích của dạy học tích hợp modun sẽ giúp cho việc đào tạo trong trường nghề gắn kết thực tiễn sản xuất, học đi đôi với hành, chú trong năng

lực hoạt động cho người học; dạy học tích hợp giúp người học hình thành các năng lực nghề nghiệp, đặc biệt năng lực hoạt động nghề, khuyến kích người học học tập một cách toàn diện hơn (Không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó); Nội dung dạy học có tính động hơn là dự

trữ, người học phải tích cực, chủ động, độc lập hơn mới đạt được mục tiêu mà dạy học tích hợp đặt ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Dạy học tích hợp modun Thiết kế rập công nghiệp tại trường Cao đẳng Tiền Giang (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)