Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
1) Tiếp cận từ góc độ lý luận về quản lý kinh tế: Khoa học quản lý kinh tế
cho thấy các hoạt động trong các tập đoàn kinh tế, trong đó có KTKSNB hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào 3 vấn đề lớn đó là chủ thể quản lý, nội dung quản lý và hình thức (cách thức) quản lý. Từ cách tiếp cận này cho thấy, để hoàn thiện HTKSNB tại các tập đoàn kinh tế cần hoàn thiện về chủ thể quản lý, nội dung quản lý và hình thức quản lý. Công việc hoàn thiện 3 chủ thể này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào bối cảnh, trong nghiên cứu này, bối cảnh hoàn thiện là hội nhập quốc tế.
2) Tiếp cận thực tiễn: Quan điểm này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu
đề xuất giải pháp phải xuất phát từ thực tiễn HTKSNB tại các TĐKTNN ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đánh giá thực trạng HTKSNB hiện nay của trường hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của HNQT tới hoạt động HTKSNB tại VNPT bằng khảo sát thực tế trong giai đoạn nhất định.
3) Tiếp cận hệ thống: phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu bằng cách
nhìn tổng thể, mô tả cấu trúc hệ thống, các bộ phận và sự tương tác của chúng trong một chỉnh thể theo logic phát triển. Để hoàn thiện HTKSNB tại TĐKTNN phải thực hiện các biện pháp mang tính tổng thể, biện chứng.
26
1.3.1.2. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu
Hệ thống kiểm soát nội bộ được tạo lập và vận hành bởi 3 vấn đề cốt lõi đó là bộ máy quản lý của hệ thống, nội dung quản lý của hệ thống và hình thức quản lý của hệ thống. Vì thế, hệ thống KSNB có hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào 3 vấn đề cốt lõi này. Hội nhập quốc tế luôn mang đến cho mỗi quốc gia, trong đó có các tập đoàn kinh tế nhà nước những thay đổi, những yêu cầu mới.
Hệ thống KSNB có thể đang vận hành mang lại hiệu quả cao khi quốc gia chưa hội nhập sâu, rộng; nhưng nói lại phát sinh những bất cập khi đứng trước các yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Sơ đồ 1.1. Khung phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh
tế nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế
(Nguồn: tác giả tự xây dựng)
Chính vì thế muốn hoàn thiện hệ thống quản lý nội bộ trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trước hết cần phải đánh giá rõ thực trạng để chỉ ra những bất cập, hạn chế của 3 nội dung này, nhất là khi có các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu không có bất cập, hạn chế thì không cần phải hoàn thiện;
ngược lại càng nhiều bất cập, hạn chế thì càng phải hoàn thiện. Tuy nhiên, mức độ hoàn thiện thực trạng và những bất cập phát sinh trong thực trạng lại phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng. Vì thế, sau khi đánh giá thực trạng cần
Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế
(1) Bộ máy kiểm soát; (2) các nội dung kiểm soát; (3) các hình
thức kiểm soát
Những bất cập, vướng mắc Nhóm yếu tố
ảnh hưởng bên ngoài
(1) Chính sách nhà nước; (2) hội nhập quốc tế; (3) Mức độ phát triển KT-
XH
Nhóm yếu tố ảnh hưởng bên trong
(1) Nhận thức của lãnh đạo, nhân viên; (2) quy mô;
(3) ngành nghề, (4) hạ tầng quản
lý
Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế
(1) Hoàn thiện về bộ máy kiểm soát; (2) hoàn thiện về các nội dung kiểm soát; (3) Hoàn thiện về hình thức kiểm soát; (4) điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng
27
phải làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng để từ đó tìm ra các nguyên nhân làm phát sinh những bất cập, vướng mắc trong thực trạng. Quá trình nghiên cứu này được thể hiện tại Sơ đồ 1.1.
1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm những thông tin, quan điểm, hệ thống lý thuyết và dữ liệu liên quan đến HTKSNB tại các TĐKTNN được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:
- Nhóm thông tin về khuôn khổ pháp luật và các quy định có liên quan đến HTKSNB tại các tập đoàn: được thu thập từ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định… qua các kênh thông tin chính thống, các website công bố của cơ quan quản lý Nhà nước.
- Nhóm thông tin chung về các tập đoàn và hệ thống KSNB tại các tập đoàn: được thu thập từ các báo cáo của một số Bộ, ngành; số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê; Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tại một số tập đoàn, trong đó có VNPT và một số công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố.
1.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua khảo sát
1) Phương pháp khảo sát
Thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu đại diện. Dữ liệu sơ cấp dự kiến được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi tại VNPT là nơi lựa chọn nghiên cứu trường hợp điển hình.
2) Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Đối tượng khảo sát: Để tìm hiểu về HTKSNB của TĐKTNN thì dữ liệu khảo sát cần khai thác ý kiến đánh giá của những người tham gia hoặc có liên quan đến HTKSNB. Một HTKSNB trong TĐKTNN thông thường bao gồm: HĐQT, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc điều hành, các phòng ban chức năg (tại công ty mẹ), lãnh đạo và ban kiểm soát tại các đơn vị thành viên, trực thuộc. Như vậy, đối tượng khảo sát được xác định cụ thể là: HĐQT, Ban kiểm soát, trưởng, phó các phòng, ban chức năng tại Công ty mẹ; nhân viên làm việc tại các đơn vị chức năng ở công ty mẹ; nhà quản lý tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc; nhà quản lý lại các công ty thành viên của VNPT.
28
- Chọn mẫu khảo sát: Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp lấy mẫu phi ngẫu nhiên, và phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Có nhiều lý thuyết về việc chọn mẫu khảo sát. Theo Comrey, Lee (1992), số phiếu khảo sát được xác định theo khoảng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1.000 hoặc hơn = tuyệt vời. Vì thế, tác giả đã lựa chọn phát đi 400 phiếu khảo sát, khi thu về là làm sạch số liệu chỉ còn 348 phiếu có thể sử dụng được, cụ thể như Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Đối tượng khảo sát thu thập thông tin tại Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam
TT Đối tượng khảo sát Số lượng khảo sát (người)
1 HĐQT, Ban kiểm soát và nhà quản lý đơn vị
chức năng ở công ty mẹ 40
2 Các nhà quản lý tại các đơn vị hạch toán phụ
thuộc 100
3 Các nhà quản lý tại các công ty thành viên 160
4 Những người làm việc tại các đơn vị chức
năng tại công ty mẹ 48
Tổng 348
3) Mục đích, nội dung và thời gian khảo sát
- Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu cùng với việc tham vấn 10 chuyên gia là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giảng viên ở một số trường đại học (Danh sách các chuyên gia nêu tại Phụ lục 1), nội dung nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế được xác định tập trung vào 3 vấn đề chính đó là: bộ máy thực hiện KSNB, các nội dung KSNB và hình thức KSNB. Dựa trên đó, các câu hỏi thu thập dữ liệu sơ cấp cũng được hình thành. Nội dung thu thập thông tin qua bảng điều tra tập trung vào việc nghi nhận mức độ đánh giá của người được khảo sát về 3 nội dung phản ánh thực trạng của hệ thống KSNB và 2 nội dung phản ánh thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Mẫu phiếu khảo sát nêu tại Phụ lục 2). Các nhận định của đối tượng khảo sát được ghi nhận theo thang đo Likert theo từng câu hỏi, từng chỉ tiêu đánh giá. Mỗi điểm trong thang đo sẽ chỉ ra mức độ đồng
29
thuận của người trả lời với quan điểm được nghiên cứu đưa ra. Quan điểm của người trả lời sẽ biến động từ mức 1 = Không đồng ý, mức 2 = Ít đồng ý, mức 3
= Bình thường, trung lập, mức 4 = Khá đồng ý và mức 5 = Rất đồng ý.
- Thời gian khảo sát: tháng 9 và tháng 10 năm 2022.
1.3.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
1.3.1.1. Phương pháp thống kê so sánh
Với phương pháp này, tác giả phân mảnh vấn đề nghiên cứu thành các nội dung khác nhau, tìm hiểu chi tiết từng khía cạnh để có cái nhìn đa chiều hơn. Điều này giúp cho vấn đề nghiên cứu được nhìn nhận rõ nét hơn, hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng. Khi phân tích, các nội dung này được phản ảnh qua các chỉ tiêu phân tích đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Khi sử dụng phương pháp thống kê kinh tế, kết quả được thể hiện qua các bảng, các biểu đồ để giúp thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng, nội dung, vấn đề mà luận án đặt ra. Phương pháp thống kê kinh tế được sử dụng nhiều tại Chương 3 của luận án.
1.3.3.2. Phương pháp logic và lịch sử
Phương pháp này xem xét và trình bày quá trình nghiên cứu về thực trạng HTKSNB tại VNPT theo một trình tự liên tục về thời gian; làm rõ tác động giữa các yếu tố của hội nhập quốc tế tới HTKSNB. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá, tổng hợp nhiều nội dung trong Chương 3 của luận án.
1.3.3.3. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để ghép nối các mảnh nghiên cứu tạo thành bức tranh tổng thể với các nhận định chung về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp giúp luận án tìm ra được quy luật, xu hướng vận động của hội nhập quốc tế, HTKSNB trong TĐKTNN trong suốt những năm qua, rút ra mức độ ảnh hưởng của HNQT tới HTKSNB trong TĐKTNN. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá, tổng hợp nhiều nội dung trong cả 4 chương của luận án.
30