Chương 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TẬP ĐOÀN
3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
3.5.2. Những bất cập, hạn chế
3.5.2.1. Những hạn chế về mức độ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của hệ thống kiểm soát nội bộ
1) Tổ chức bộ máy KSNB vẫn còn những điểm chưa phù hợp với yêu cầu của HNQT
Thứ nhất, mặc dù các nhà lãnh đạo các TĐKTNN đã xác định áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào xây dựng bộ máy KSNB như COSO (2013) nhưng công tác phổ biến thông tin tới những người tham gia cũng như những người có liên quan gần như không được quan tâm nên dẫn đến hoạt động của các thành viên trong bộ máy KSNB có thể chưa đầy đủ hoặc chưa hiểu hết những công việc cần phải làm một cách chủ động.
Thứ hai, số lượng tham gia bộ máy KSNB sẽ không giống nhau ở các TĐKTNN tuỳ thuộc vào đặc điểm SXKD. Việc tuân thủ chặt chẽ quy định về số lượng thành viên KSV có thể sẽ không phù hợp với quy mô của Tập đoàn.
Đặc biệt, thành viên BKS không chỉ dừng lại ở kiểm soát vốn, tài chính mà cần triển khai các nội dung KSNB khác, đặc biệt là kiểm soát rủi ro.
Thứ ba, cùng với sự thay đổi của HTKSNB cho phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế, chất lượng bộ máy KSNB được yêu cầu ngày một cao
121
hơn cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng kiểm soát. Một số TĐKTNN chưa quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng cho các thành viên trong bộ máy KSNB làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động.
Thứ tư, bộ máy KSNB tại các công ty thành viên vẫn còn chưa được quan tâm nhiều về cả số lượng và chất lượng. Điều này làm cho những đánh giá về tính hợp lý, hiệu quả KSNB của công ty mẹ đối với công ty con vẫn còn chưa được cao ở các TĐKTNN (chỉ khoảng gần 50%).
2) HTKSNB của các TĐKTNN chưa có sự cân đối trong thực hiện các nội dung kiểm soát
Thứ nhất, kiểm soát vốn, tài chính là nội dung quan trọng nhất và được HTKSNB tập trung nhiều nhất. Các TĐKTNN đều có bộ phận kiểm toán nội bộ để kiểm soát tài chính. Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc các nội dung kiểm soát khác vẫn còn chưa được quan tâm đúng mực như kiểm soát một số hoạt động SXKD và đặc biệt là kiểm soát rủi ro.
Thứ hai, các TĐKTNN hiện nay chưa chủ động trong việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mới để thực hiện kiểm soát vốn, tài chính.
Thứ ba, mặc dù kiểm soát hoạt động SXKD được thực hiện ở từng đơn vị chuyên môn nhưng chưa thật sự chuyên nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ các báo cáo kiểm soát mới chỉ mô tả trạng thái, đánh giá tính tuân thủ mà chưa có chuẩn mực đánh giá về tính phù hợp, tính hiệu quả, tính kinh tế của từng hoạt động trong Tập đoàn. Các quy trình KSNB cho từng hoạt động chuyên môn cũng chưa được lập một cách đầy đủ.
Thứ tư, mặc dù các TĐKTNN hiện nay đã bắt đầu quan tâm tới kiểm soát rủi ro nhưng chưa xây dựng bộ phận chuyên trách nằm trong HTKSNB.
Quản lý rủi ro được thực hiện ở từng đơn vị chức năng nhưng vẫn cần bộ phận chuyên trách kiểm soát theo tiêu chuẩn hay thông lệ quốc tế.
3) Hình thức kiểm soát còn chưa đa dạng và sâu sắc.
Thứ nhất, HTKSNB còn khá cứng nhắc trong hình thức kiểm tra, chỉ dừng lại ở việc thực hiện các công việc theo yêu cầu của báo cáo mẫu mà chưa quan tâm đến các nội dung kiểm tra sâu hơn nhằm đạt được mục tiêu và tăng tính hiệu quả cho công tác KSNB. Điều đó có nghĩa là việc kiểm tra mới chỉ là hình thức chứ chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn.
122
Thứ hai, những người thực hiện kiểm tra thường chỉ xem xét các báo cáo nộp về từ các đơn vị chức năng mà chưa kiểm tra sâu các thông tin gốc. Các quy trình kiểm tra vẫn còn khá sơ sài.
Thứ ba, việc lập quy trình giám sát ở các TĐKTNN vẫn còn khá hạn chế, chưa đầy đủ cho các bộ phận riêng biệt. Việc giám sát hoạt động SXKD ở các DN thành viên cũng mang tính hình thức, chưa cụ thể, chi tiết.
4) Hiệu quả và năng lực giám sát của HTKSNB của các TĐKTNN vẫn còn chưa cao.
Thứ nhất, hiện nay, ở các TĐKTNN, Chính phủ trao cho HĐTV những quyền hạn quá lớn trong đầu tư, kinh doanh, sử dụng vốn của Nhà nước nhưng không quy định rõ cơ chế kiểm soát, giám sát hiệu quả.
Thứ hai, việc phân công, phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với các TĐKT nhà nước còn những điểm chưa hợp lý, chưa rõ ràng, còn phân tán vai trò và trách nhiệm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân trong quản lý, giám sát việc sử dụng vốn, tài sản tại các TĐKTNN. Một số sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước chỉ phát hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngoài tại các TĐKTNN hoặc có khiếu nại, tố cáo.
Thứ ba, BKS chưa có đủ quyền lực cần thiết trên thực tế để thực hiện nhiệm vụ của mình và họ thường bị chi phối, hoặc do lợi ích cá nhân gắn với lợi ích của tập đoàn, hoặc thậm chí là bị vô hiệu hóa bởi lãnh đạo của tập đoàn. Hay nói cách khác, HTKSNB của các tập đoàn vẫn còn tình trạng chủ thể giám sát (nội bộ) đồng thời là đối tượng giám sát thì việc giám sát chỉ là hình thức, không có ý nghĩa.
3.5.2.2. Những hạn chế trong việc đạt mục tiêu hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong thời kỳ hội nhập
1) Mục tiêu bảo vệ tài sản của doanh nghiệp không đạt được đồng đều ở các Tập đoàn kinh tế Nhà nước
Mặc dù vốn đầu tư của Nhà nước cũng như tài sản của doanh nghiệp đã được bảo toàn ở phần lớn các TĐKTNN thời gian qua nhờ sự đóng góp của HTKSNB. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn có tập đoàn chưa duy trì được điều này như EVN, Vinacomin, Bảo Việt… Thậm chí EVN còn liên tục báo lỗ, ảnh hưởng rất lớn tới vốn chủ sở hữu (vốn Nhà nước).
123
2) Hệ thống thông tin vẫn gặp những hạn chế làm giảm độ tin cậy tại các Tập đoàn kinh tế Nhà nước
Vì hiện nay các TĐKTNN mới bắt đầu thực hiện nhập liệu để xây dựng hệ thống thông tin số. Chính vì vậy, trên thực tế, mức độ tin cậy của hệ thống thông tin trong các TĐKTNN hiện nay về cơ bản đã được đảm bảo theo yêu cầu. Tuy nhiên, việc nhập liệu các thông tin trong quá khứ có thể gặp phải những sai sót nhất định. Đặc biệt, công bố thông tin tại các TĐKTNN vẫn còn nhiều hạn chế, một số Tập đoàn công bố đầy đủ thông tin thông qua báo cáo thường niên như Vinatex, VRG, nhưng cũng có Tập đoàn hoàn toàn giấu kín thông tin hoặc công bố thông tin rất sơ sài như Tập đoàn Bảo Việt, EVN…
Ngay tại VNPT, do mới được triển khai và vận hành hệ thống phần mềm lưu giữ, xử lý thông tin nên ERP và một số phần mềm quản lý tại công ty mẹ vẫn còn xảy ra một số tình trạng: Một số phần mềm chưa được hoàn thành và vẫn còn trong giai đoạn thí điểm, vì vậy thông tin đưa vào hệ thống không được cập nhật đầy đủ và hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, nó gây ra phiền hà cho người sử dụng. Đôi khi, do số lượng lớn các dữ liệu đã được đưa vào hệ thống và sơ suất của các nhà khai thác, dữ liệu đầu vào không đầy đủ thông tin. Sau đó, phần lớn trong số các dữ liệu được nhập đã được tập hợp để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý. Điều này là một vấn đề lớn cần phải giải quyết triệt để. Dù đã được tham gia các khóa đào tạo định hướng nhưng rất nhiều KSV và nhân viên trong bộ phận KSNB không quen với việc sử dụng các phần mềm này. Mặc dù thực tế rằng họ được đào tạo để sử dụng chúng xong họ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi sử dụng và kiểm soát các phần mềm. Do đó, để phục vụ cho mục đích kiểm soát, không phải lúc nào các dữ liệu được lưu trữ có thể được khai thác một cách hiệu quả. Các công ty thành viên đều triển khai ứng dụng ERP nhưng mức độ áp dụng giữa các công ty là chưa đồng đều, một số hệ thống công nghệ thông tin chưa được nâng cấp theo kịp nhu cầu thực tế, đồng thời vấn đề về an ninh bảo mật và độ sẵn sàng cung cấp dịch vụ của các hệ thống là chưa cao.
3) Hiệu quả hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước chưa cao
Bảng PL 5.2 cho thấy: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thấp ở VRG, Viettel, VNPT, nhưng lại khá cao ở EVN, Vinacomin. Đặc biệt, Tập đoàn Bảo Việt có tỷ lệ cao nhất lên tới 6,7. Tỷ lệ nợ/tổng tài sản của các Tập đoàn
124
không có sự chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên, Tập đoàn Bảo Việt cũng vẫn đứng đầu với chỉ số lên tới 0.9. EVN, Petrolimex, Vinachem hay Vinacomin đều có chỉ số khá cao là 0,6. Các TĐKTNN khác thì thấp hơn ở mức 0,3. Như vậy, cũng có thể thấy hệ thống kiểm soát rủi ro của một số TĐKTNN vẫn còn chưa hiệu quả.
Chỉ số đánh giá ROS, ROE, ROA của nhiều TĐKTNN mới chỉ ở mức trung bình như VNPT, Vinatex, Vinacomin. EVN được đánh giá thấp nhất hay Bảo Việt cũng được cho là hoạt động chưa hiệu quả như mong muốn.
Ở một số TĐKTNN, HTKSNB đã phát huy được tác động tốt nhưng có những Tập đoàn thì mới chỉ dừng ở mức hình thức theo quy định bắt buộc của Chính phủ, chưa có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn.