Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 133 - 136)

Chương 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TẬP ĐOÀN

3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

3.5.3.1. Nguyên nhân từ bên ngoài

1) Khung khổ pháp luật và các quy định của Nhà nước về KSNB tại các TĐKTNN vẫn còn nhiều bất cập và chưa đầy đủ, sát thực

Thứ nhất, hiện chưa có quy phạm pháp luật riêng về giám sát KSNB các TĐKTNN, chưa phát huy được vai trò trong bảo toàn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước. Trong khi đó, hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động của TĐKT trên thực tế đã hết hiệu lực hoặc một số văn bản còn hiệu lực nhưng lại không còn phù hợp. Mặt khác, Nhà nước cũng chưa quy định rõ quy trình, thời hạn, thủ tục, phương pháp, công cụ và trách nhiệm thực hiện KSNB (định kỳ, đột xuất) dẫn đến tính trạng lúng túng trong thực hiện. Thậm chí nếu thực hiện cũng thiếu chuẩn mực, không hiệu quả, mang tính hình thức. Quy định về KSNB trong TĐKTNN được nhắc đến nhiều ở những văn bản khác nhau, nhưng chủ yếu dừng lại ở những quy định chung chung, thiếu tính định lượng, chưa cụ thể, rõ ràng nên hiệu quả thực hiện là không cao.

Thứ hai, KSNB hiện nay đã được thực hiện theo nhiều chuẩn mực quốc tế. Việt Nam cũng đã có những chuẩn mực riêng áp dụng với DN nói chung trong nước. Tuy nhiên, với TĐKTNN lại chưa có những cơ chế khuyến khích hay bắt buộc DN phải tuân theo một chuẩn mực nào đó khi xây dựng bộ máy KSNB của DN mình. Việc nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất quy định cho HTKSNB ở các TĐKTNN còn khá chậm chạp. Các báo cáo mẫu chưa đầy đủ nên không đảm bảo đáp ứng các yêu cầu

125

Thứ ba, quy định công khai, minh bạch trách nhiệm giải trình và phòng ngừa xung đột lợi ích chưa được hoàn thiện. Quy định về minh bạch thông tin để đánh giá hiệu quả hoạt động của TĐKTNN còn hạn chế. Mặc dù cơ quan có thẩm quyền đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động DN, nhưng ngay cả với tiêu chí mới nhất được ban hành tại Thông tư số 77/2021/TT-BTC thì theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tiêu chí đó chưa bao quát hết các yếu tố để đánh giá hiệu quả hoạt động của TĐKTNN, do đó chưa phản ánh hết được hay chưa đủ để có thể đánh giá hiệu quả của DN. Ví dụ, chỉ tiêu "doanh thu năm sau phải cao hơn năm trước", VNPT có năm doanh thu gia tăng tới 30% nên rất khó tăng cao hơn nữa… Hay như việc đánh giá người quản lý DN dựa trên cơ sở các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của DN mà không tính đến yếu tố điều hành DN đúng quy định pháp luật là chưa thực sự phù hợp nhất là trong bối cảnh Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thứ tư, chế tài hay cơ chế xử lý hành vi không thực hiện hay thực hiện không hiệu quả hoạt động KSNB chưa được quy định cụ thể. Việt Nam cũng chưa có chế tài hay cơ chế để xử lý việc chủ sở hữu không báo cáo, báo cáo không đầy đủ kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại DN. Theo thống kê của Bộ Tài chính thì có tới 81/145 DN chưa được chủ sở hữu tổng hợp, đánh giá kết quả giám sát, đánh giá hiệu quả và xếp loại DN năm 2020. Đến thời điểm quá hạn báo cáo hơn 03 tháng, số DN được giám sát, tổng hợp và báo cáo chưa đạt 50%, đặc biệt Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh rằng tình hình này đã lặp lại nhiều lần ở các kỳ báo cáo trước nhưng không có chuyển biến qua các năm. Ngay cả UBQLVNN tại doanh nghiệp - cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhiều TĐKTNN cũng chưa thực hiện đầy đủ các quy định về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại DN theo quy định hiện hành. Cơ chế kiểm tra, giám sát TĐKTNN đã có nhưng cơ chế xử lý hành vi không thực hiện hay thực hiện không hiệu quả thậm chí là xảy ra vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại DN chưa được quy định cụ thể. Trách nhiệm của những cá nhân thuộc cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ sở hữu vốn như thế nào khi DNNN thua lỗ, vi phạm pháp luật chưa được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật.

126

2) Hội nhập quốc tế đặt ra rất nhiều yêu cầu mới buộc các TĐKTNN phải điều chỉnh HTKSNB

Hội nhập quốc tế tạo ra những bối cảnh liên tục thay đổi các yếu tố cơ hội và thách thức. Khi các TĐKTNN hoạt động trên thị trường quốc tế, để đảm bảo hiệu quả hoạt động, có thể giữ vững thị phần và phát triển thì buộc phải đáp ứng những yêu cầu đó. Một trong những yêu cầu đặt ra là TĐKTNN phải hoạt động theo thông lệ và những chuẩn mực quốc tế. Việc chậm chạp trong áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào HTKSNB sẽ khiến các hoạt động của Tập đoàn có thể trở nên lỗi thời, khó tạo dựng niềm tin cho các đối tác (nhất là đối tác nước ngoài). Bên cạnh đó, một số yêu cầu của hội nhập quốc tế trở nên khó khăn để đáp ứng bởi sự hạn chế của các nguồn lực trong TĐKTNN.

3.5.2.2. Nguyên nhân từ bên trong

1) Nhận thức của các nhà quản lý trong đánh giá và kiểm soát rủi ro còn nhiều hạn chế, từ đó tạo ra lỗ hổng trong kiểm soát.

Thứ nhất, tất cả các loại rủi ro đều có thể gây ra thiệt hại cho DN nhưng chúng lại không được quan tâm, nhận biết và đánh giá một cách đầy đủ và khách quan. Do đó chưa đưa ra được các biện pháp để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của rủi ro đến toàn bộ các mặt hoạt động của Tập đoàn.

Thứ hai, nhận thức về khái niệm, mục tiêu, vai trò, các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB của nhà quản trị cấp cao tại công ty mẹ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các đơn vị thành viên còn nhiều hạn chế dẫn đến một số yếu tố cơ bản của hệ thống KSNB tại các DN này chưa được hình thành đầy đủ (hệ thống KTNB, các thủ tục báo cáo bất thường, thiết lập đường dây nóng...) hoặc có những yếu tố đã được hình thành (cơ cấu tổ chức, công tác kế hoạch, chính sách nhân sự, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát) nhưng nhiều khi còn mang tính “đối phó” với mục đích chấp hành chế độ, chính sách là chủ yếu chứ chưa thực sự quan tâm đến tính hữu hiệu, hiệu quả cũng như mục tiêu của hệ thống KSNB.

2) Hạ tầng công nghệ thông tin còn chưa được đầu tư đúng mức

Hạ tầng công nghệ thông tin là điều kiện để HTKSNB của các TĐKTNN có thể đổi mới cách thức kiểm soát với tính chính xác cao, tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí khác khi ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong quản lý DN.

127

Chương 4

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)