Đánh giá về nội dung kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 98 - 105)

Chương 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TẬP ĐOÀN

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.3.2. Đánh giá về nội dung kiểm soát nội bộ

3.3.2.1. Kiểm soát vốn, tài chính

Kiểm soát vốn, tài chính ở cả công ty mẹ và công ty thành viên là yêu cầu quan trọng, thiết yếu của các TĐKTNN Việt Nam. Nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của hội nhập quốc tế, từ năm 2020, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trong các doanh nghiệp. Trong đó, lộ trình cho các TĐKTNN áp dụng tự nguyện từ năm 2022 đến 2025 và chỉ bắt buộc từ năm 2025 trở đi. Cho đến nay, các TĐKTNN vẫn chưa chủ động trong việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mới. Để kiểm soát vốn, tài chính, các TĐKTNN đều có bộ phận kiểm toán nội bộ nên đây là nội dung được tập trung nhiều nhất của HTKSNB. Nhìn chung, việc kiểm soát vốn, tài chính đã đảm bảo tuân thủ đúng những quy định về kiểm toán nội bộ.

90

Để đánh giá sâu hơn về nội dung kiểm soát vốn/tài chính, kết quả khảo sát đại diện tại VNPT (Bảng 3.12) như sau: Tương tự như các TĐKTNN khác, VNPT cũng đã có hệ thống kiểm toán nội bộ chuyên trách để kiểm soát tài chính của Tập đoàn (89,1% người được hỏi khẳng định điều này). Tuy vậy, số người cho rằng VNPT có quy chế tài chính nội bộ phù hợp làm căn cứ cho việc đánh giá kiểm tra thì chỉ đạt 52,9% bởi vẫn còn một số điểm trong quy chế tài chính chưa rõ ràng, cách phân bổ chi tiêu còn chưa công bằng giữa nhân viên …

Dù vậy, quy chế tài chính vẫn được phần đông cán bộ nhân viên tán thành. 75,9% cho rằng các nhà quản lý đã thường xuyên giám sát thành viên trong đơn vị tuân thủ quy định về tài chính tại công ty mẹ nhưng đối với công ty thành viên thì việc kiểm soát chỉ ở các báo cáo định kỳ và mức độ giám sát ít hơn (57,2%). Việc xây dựng kế hoạch vốn trong ngắn hạn và dài hạn đã được xây dựng ở công ty mẹ (dù có đến 35% số người được hỏi cho là không biết về điều này bởi những kế hoạch này không được công khai). Công ty mẹ khi đầu tư vào các công ty thành viên cũng đã đưa ra các điều kiện nhưng chỉ có 47,7%

khẳng định vì các văn bản này cũng không được công khai. Kế hoạch sử dụng vốn của các công ty thành viên có sự phê duyệt bởi công ty mẹ (71,3% trả lời).

Hiện nay, quy trình kiểm soát vốn, tài chính của HTKSNB ở VNPT đã theo chuẩn mực KSNB của IAIS nhưng Tập đoàn chưa áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Đây cũng là vấn đề cần sớm xem xét trong thời gian tới để phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế. Công tác kiểm soát vốn, tài chính của chủ sở hữu Nhà nước được đánh giá thích hợp với mức 60% và hiệu quả với mức 58%. Đây cũng là một trong những thành công của HTKSNB ở VNPT.

Bảng 3.12. Đánh giá về kiểm soát tài chính, vốn tại VNPT

TT Nội dung

Mức độ đánh giá (%)

ĐTB (Điểm) Không

đồng ý

Ít đồng ý

Trung lập

Khá đồng ý

Đồng ý

1 VNPT có hệ thống kiểm toán nội bộ chuyên trách để kiểm soát tài chính toàn Tập đoàn

0,0 2,9 8,0 46,0 43,1 4,29

91

2 VNPT có quy chế tài chính

nội bộ phù hợp 4,0 8,0 35,1 41,1 11,8 3,49

3 Các nhà quản lý thường xuyên giám sát các thành viên trong đơn vị tuân thủ quy định về tài chính

2,0 4,0 18,1 47,1 28,7 3,97

4 Công ty mẹ thường xuyên quan tâm chỉ đạo và giám sát về các hoạt động tài chính ở công ty thành viên

4,9 6,9 31,0 39,1 18,1 3,59

5 Công ty mẹ luôn quan tâm xây dựng kế hoạch sử dụng vốn trong ngắn hạn và dài hạn

2,9 8,9 31,9 33,0 23,3 3,65

6 Công ty mẹ xây dựng các điều kiện đầu tư và sử dụng vốn cho các công ty thành viên

5,2 12,1 35,1 30,7 17,0 3,42

7 Các công ty thành viên luôn có kế hoạch huy động và sử dụng vốn ngắn hạn và dài hạn được phê duyệt bởi công ty mẹ

0,0 2,9 25,9 41,1 30,2 3,99

8 Ban KSNB đã xây dựng quy trình kiểm soát tài chính, vốn theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

8,9 16,1 35,1 29,0 10,9 3,17

9 Công tác kiểm soát vốn, tài chính của chủ sở hữu Nhà nước là thích hợp

4,9 10,1 25,0 37,1 23,0 3,63

10 Chủ sở hữu Nhà nước kiểm

soát vốn hiệu quả 6,9 12,1 23,0 31,0 27,0 3,59

Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2022

92

3.3.2.2. Kiểm soát về hoạt động sản xuất kinh doanh

Mỗi TĐKTNN lại hoạt động ở một lĩnh vực, một ngành nghề khác nhau nhưng chỉ có điểm chung đều là những ngành mũi nhọn, quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì vậy, việc KSNB hoạt động SXKD của mỗi TĐKTNN cũng được diễn ra khác nhau tuỳ thuộc đặc điểm ngành nghề. Nhìn chung, các báo cáo đánh giá kiểm soát hoạt động SXKD mới dừng lại ở việc mô tả trạng thái, đánh giá về tính tuân thủ pháp lý. Những phân tích về tính hợp lý, tính kinh tế và tính hiệu quả lại chưa rõ ràng hoặc được lồng ghép rất sơ sài. Đánh giá sâu hơn về kiểm soát hoạt động SXKD tại VNPT (Bảng 3.13) như sau: Một vấn đề hạn chế mà VNPT gặp phải đó là chưa lập những quy trình KSNB riêng cho từng hoạt động như bán hàng, chất lượng sản phẩm, vật tư, mua hàng, tài sản… (chỉ 44% đồng ý bởi chỉ có vài hoạt động được nhìn thấy đã có). Các báo cáo KSNB đánh giá về tính kinh tế chỉ có 52% người trả lời có, tính hiệu quả là 48% và tính phù hợp là 39,9%. Những người không đồng ý giải thích rằng những đánh giá này khá ít, chưa được quan tâm một cách rõ ràng mà mới chỉ là một số nhận định thêm vào khi muốn chỉ ra vấn đề. Đây là một hạn chế nữa của HTKSNB, mà nhà lãnh đạo cần quan tâm. Tiêu chí đánh giá định lượng về các hoạt động SXKD dựa trên cơ sở khoa học cơ bản và đặc điểm sản xuất của Tập đoàn nên được đánh giá cao (72%).

Mặc dù quá trình KSNB được 47,1% số người trả lời là dựa trên quy chuẩn quốc tế (cụ thể là COSO, 2013 hay ISO), nhưng vẫn chưa đầy đủ. Hiện nay, VNPT đã triển khai các phần mềm hỗ trợ phân tích kinh doanh và các báo cáo về hoạt động SXKD cũng đã được công khai minh bạch ở những thông số cơ bản (59,2% khẳng định). Đối với các công ty thành viên, việc kiểm soát hoạt động SXKD được đánh giá mức độ thường xuyên là 62,9% và chỉ có 48% cho rằng đã có quy chế kiểm soát hoạt động SXKD của các đơn vị thành viên. Như vậy, tính phù hợp của kiểm soát hoạt động SXKD ở VNPT được đánh giá ở mức 43%, tính hiệu quả là 60,1% và tính thường xuyên là 68,1%. Như vậy, nội dung kiểm soát này còn có khá nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

93

Bảng 3.13. Đánh giá về kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh tại VNPT

TT Nội dung

Mức độ đánh giá (%)

ĐTB (Điểm) Không

đồng ý

Ít đồng ý

Trung lập

Khá đồng ý

Đồng ý

1 VNPT có quy trình kiểm soát riêng cho từng hoạt động như bán hàng, chất lượng sản phẩm, vật tư, mua hàng, tài sản

6,9 18,1 31,0 27,9 16,1 3,28

2 Các báo cáo KSNB có đánh giá về tính kinh tế của các hoạt động SXKD của công ty mẹ

4,9 14,1 29,0 21,0 31,0 3,59

3 Các báo cáo KSNB có đánh giá về tính hiệu quả của các hoạt động SXKD của công ty mẹ

8,0 17,0 27,0 28,7 19,3 3,34

4 Các báo cáo KSNB có đánh giá về tính phù hợp của các hoạt động SXKD của công ty mẹ

12,1 23,0 25,0 25,9 14,1 3,07

5 Tiêu chí đánh giá hoạt động SXKD của BKSNB phù hợp với đặc điểm của TĐ

2,9 6,9 18,1 40,8 31,3 3,91

6 Quá trình KSNB các hoạt động sản xuất dựa trên quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế

6,9 17,8 28,2 25,9 21,3 3,37

7 VNPT đã có phần mềm phân tích kinh doanh hỗ trợ cho hoạt động KSNB

2,9 4,9 23,0 39,1 30,2 3,89

8 Các báo cáo kết quả hoạt động SXKD được kiểm soát, phê duyệt và công bố công khai, minh bạch

4,9 10,9 25,0 34,8 24,4 3,63

9 HTKSNB thường xuyên kiểm soát hoạt động SXKD của các công ty thành viên

6,0 8,9 22,1 39,1 23,9 3,66

10 VNPT có quy chế kiểm soát hoạt động SXKD của đơn vị thành viên

7,2 17,0 27,9 30,7 17,2 3,34

94

11 Việc kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của HTKSNB là phù hợp

8,0 21,0 27,9 25,9 17,2 3,23

12 Việc kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của HTKSNB có hiệu quả

4,0 13,8 22,1 37,1 23,0 3,61

13 BKSNB thường xuyên kiểm soát hoạt động SXKD của công ty mẹ

2,9 8,0 21,0 38,8 29,3 3,84

Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2022 3.3.2.3. Kiểm soát về nhân sự

Các TĐKTNN cũng luôn quan tâm đến kiểm soát nhân sự vì đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của quản trị DN. Thông thường, nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ nhân sự Tập đoàn được giao cho Ban Nhân sự, hoạt động khá chuyên trách. BKS có thể hoặc không tập trung kiểm soát về nhân sự nữa (chủ yếu tập trung kiểm soát tài chính). Phần lớn các TĐKTNN đều có chính sách nhân sự khá rõ ràng và kiểm soát nhân sự được đánh giá tốt.

Để kiểm chứng kỹ càng hơn về nội dung kiểm soát nhân sự, kết quả khảo sát tại VNPT (Phụ lục 3.8) cho thấy: cũng như các TĐKTNN khác, VNPT đã xây dựng chính sách nhân sự phù hợp (74,1% khẳng định). Vì là một DN công nghệ nên việc VNPT có hệ thống quản lý nhân sự bằng phần mềm hiện đại cũng được đánh giá cao (83,9%). Hiện nay, VNPT đã tuân thủ yêu cầu chuyển đổi cách quản lý nhân sự theo kết quả công việc và xây dựng hệ thống đánh giá KPIs nhưng mức độ phù hợp với của tiêu chí chỉ được đánh giá là 59,9%. Một số người không đồng ý cho rằng một số tiêu chí KPIs khá chung chung, chưa thể hiện sự công bằng trong đánh giá hoặc chưa phù hợp với một số vị trí cụ thể. 39,4% cho rằng VNPT đã xây dựng quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 nhưng một số khác thì cho rằng không đầy đủ hết các tiêu chuẩn quốc tế. Nhìn chung, BKS không gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các thông tin để kiểm soát nhân sự (67,8%) và báo cáo về nhân sự được lập khá chi tiết (63,8%). Các đánh giá này cũng được công khai trong các cuộc họp bình xét để nhận phản hồi. Tuy nhiên, mức ghi nhận phản hồi của nhân viên để điều chỉnh thì chỉ được đánh giá ở mức 54,3%.

Như vậy, kiểm soát nhân sự của VNPT được đánh giá khá tốt trừ việc quy trình xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế hay dân chủ hơn trong đánh giá.

95

3.3.2.4. Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là yêu cầu rất quan trọng trong KSNB thời kỳ hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, không phải mọi TĐKTNN cũng quan tâm tới kiểm soát rủi ro. Những TĐKTNN đã thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro như EVN, Viettel, VNPT…, nhưng cũng có Tập đoàn chưa tổ chức việc đánh giá rủi ro như Vinachem, Vinatex.

Bảng 3.14. Đánh giá về kiểm soát rủi ro tại VNPT

T

T Nội dung

Mức độ đánh giá (%)

ĐTB (Điểm) Không

đồng ý

Ít đồng

ý Trung

lập

Khá đồng

ý Đồng

ý

1 VNPT đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế 8,0 12,1 31,0 27,9 21,0 3,42 2 VNPT có bộ phận kiểm soát rủi

ro chuyên trách 10,9 25,0 30,5 20,1 13,5 3,00

3 VNPT đã xây dựng các tuyến phòng vệ nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế

12,1 21,0 27,6 27,0 12,4 3,07

4 Tập đoàn đã xây dựng quy trình đánh giá rủi ro phù hợp với mục tiêu KSNB

8,9 25,0 26,7 21,0 18,4 3,15

5 Các thành viên trong bộ máy KSNB thường xuyên đánh giá, phát hiện rủi ro tiềm tàng trong phạm vi mình phụ trách

4,9 6,0 33,0 29,0 27,0 3,67

6 Việc đánh giá rủi ro được thống nhất trong toàn Tập đoàn 5,7 11,2 16,1 36,5 30,5 3,75 7 Báo cáo KSNB luôn ước tính

mức độ rủi ro và nhận dạng rủi ro 2,9 8,0 23,0 35,1 31,0 3,83 8 VNPT có quy định bằng văn bản

về xử lý rủi ro 2,6 4,9 39,1 27,0 26,4 3,70

9 Các nhà quản lý có biện pháp thích hợp và kịp thời để xử lý rủi ro

2,9 10,1 27,6 38,8 20,7 3,64

Nguồn: Khảo sát của tác giả năm 2022

96

Đầu tháng 5/2018, Tập đoàn VNPT đã ban hành Quyết định quy định về QTRR-DN, hệ thống hóa thành Quy trình và Sổ tay hướng dẫn bài bản để phổ biến rộng rãi trong toàn Tập đoàn, tới từng người lao động nhằm cụ thể hóa trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị, cá nhân trong công tác QTRR-DN, giúp tạo cơ sở để tạo cảnh báo sớm, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra của các rủi ro có tác động tiêu cực và nắm bắt các cơ hội có liên quan đến các hoạt động đặc biệt của Tập đoàn, đó là: xây dựng chính sách kinh doanh, hoạt động lập chiến lược, kế hoạch kinh doanh, dự báo tài chính thuộc phạm vi trách nhiệm của Tổng Giám đốc Tập đoàn; Hoạt động đầu tư và quản lý dự án (72% số người được hỏi đã khẳng định việc đánh giá rủi ro đã được thống nhất trong toàn Tập đoàn. Báo cáo KSNB chỉ ước tính mức độ rủi ro và nhận dạng rủi ro trong kiểm toán tài chính, còn những nội dung khác thì gần như không có một cách chính thức. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu nhận thấy có vấn đề, KSV có thể viết vào báo cáo nhưng không thể hiện như một yêu cầu đánh giá bắt buộc. Khi phát hiện ra những vấn đề rủi ro và báo cáo lên lãnh đạo cấp trên thì tuỳ từng trường hợp VNPT có thể quy định bằng văn bản hoặc có biện pháp xử lý kịp thời. Như vậy, nội dung quản lý rủi ro cũng là một phần khá yếu cần phải được quan tâm hơn trong HTKSNB ở VNPT. Đây cũng là vấn đề mà nhiều TĐKTNN cũng gặp phải khi chưa xác định vai trò của hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)