BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ CỤ THỂ CHO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 136 - 139)

Chương 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TẬP ĐOÀN

4.1. BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ CỤ THỂ CHO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

THỂ TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.1. BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ CỤ THỂ CHO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.1.1. Bối cảnh của thời kỳ hội nhập quốc tế đặt ra các yêu cầu liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước và cụ thể tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

1) Hội nhập quốc tế KT quốc tế và sự ra đời của các hiệp định

HNQT và các cam kết mở rộng thị trường mạnh mẽ đã tạo ra một bối cảnh hoàn toàn khác cho các TĐKTNN. Không chỉ mở rộng thị trường ra nước ngoài, HNQT còn khiến cho các TĐKTNN nhanh chóng tiếp cận với mọi nguồn lực hiện đại như vốn, công nghệ, kỹ thuật sản xuất và quản lý thông qua hợp tác, học tập, trao đổi thông tin giúp hoạt động trở nên hiệu quả hơn. Ngược lại, HNQT cũng khiến mọi DN nói chung và TĐKTNN nói riêng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Sự ra đời của các hiệp định kinh tế trở thanh xu thế ngày càng nhiều, điều này làm cho vai trò của các TĐKTNN ngày một thay đổi theo hướng cạnh tranh công bằng, không còn dựa nhiều vào hỗ trợ của Nhà nước và làm “đầu tàu” dẫn dắt các DN cùng ngành phát triển. Điều này, đòi hỏi HTKSNB phải được xây dựng phù hợp, không chỉ quản lý chặt chẽ về tài chính mà còn phải thực hiện trong tất cả các hoạt động của Tập đoàn giúp các nhà quản lý lúc nào cũng biết được trạng thái hoạt động của các đơn vị, các công ty con, công ty thành viên… ở mọi nơi.

HTKSNB cũng phải đảm bảo tính thống nhất mới giúp việc quản lý và ra quyết định dễ dàng.

128

2) Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự thay đổi lớn trong quản lý và sản xuất ở hầu hết các DN, các lĩnh vực. Chuyển đổi số giúp các DN tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian, sử dụng hiệu quả nguồn lực và đưa thế giới bước vào kỷ nguyên công nghệ thông tin mới.

Đối với các TĐKTNN, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ rất lớn. Tập đoàn VNPT phải là người phải cập nhật và đi đầu trong xu hướng chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Chính vì vậy, HTKSNB cũng phải có những thay đổi để phù hợp với các yêu cầu đổi mới công nghệ. HTKSNB không còn thực hiện “thủ công” như trước đây mà phải tiếp cận và xử lý các thông tin trong hệ thống Big Data nên sẽ phức tạp hơn nhiều. Đặc biệt, đánh giá rủi ro phải tính đến những rủi ro về bảo mật thông tin, hệ thống kiểm soát hay giám sát cũng phải thực hiện trên các phần mềm hay sử dụng điện toán đám mây và các công nghệ AI khác.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

1) Các quy định của pháp luật

Hiện nay, yêu cầu về HTKSNB ngày càng cao khi các DN tham gia nhiều hơn trên thị trường chứng khoán. Sự minh bạch thông tin yêu cầu các DN nói chung và TĐKTNN nói riêng phải công khai báo cáo tài chính, báo cáo quản trị của công ty với tính chính xác cao. Điều này đòi hỏi HTKSNB phải làm việc một cách nghiêm túc, chính trực. Bên cạnh đó, HTKSNB cũng phải bổ sung thêm các đơn vị để có thể thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế.

Nhân sự làm việc trong HTKSNB cũng phải có phẩm chất đạo đức, nhận thức, kiến thức, kỹ năng tốt, trung thực, khách quan, ý thức tuân thủ cao, am hiểu tổ chức, am hiểu quy trình nghiệp vụ, am hiểu các thông lệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực hoạt động.

2) Sự cạnh tranh của thị trường

Do môi trường kinh doanh, công nghệ biến đổi nhanh, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn nhất là trong lĩnh vực thông tin. Điều này yêu cầu các TĐKTNN phải nhanh chóng đổi mới để thích ứng nhằm nâng cao

129

năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, với các TĐKTNN, việc thay đổi còn được sự phê duyệt của Chính phủ, nên thông thường sẽ thực hiện chậm hơn.

Chính vì vậy, HTKSNB là công cụ để thể hiện tính minh bạch, đảm bảo cho hoạt động SXKD của TĐKTNN có thể triển khai hiệu quả. HTKSNB cũng phải chú ý tới việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.

4.1.2. Định hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước và cụ thể cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế

4.1.2.1. Định hướng phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Thứ nhất, hiện đại hoá công nghệ và trở thành những DN dẫn đầu trong chuyển đổi số quốc gia. Với điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay, TĐKTNN phải luôn cập nhật kế thừa những công nghệ mới nhất ra đời trên thế giới và nhanh chóng ứng dụng vào cung ứng dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, TĐKTNN cũng cần phải xây dựng hệ thống R&D vững mạnh với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có tính sáng tạo để phát triển công nghệ mới phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế cũng như điều kiện của tập đoàn.

Từ đó, TĐKTNN có thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ cả trong nước và thế giới.

Thứ hai, dẫn dắt các DN cùng ngành hợp tác và phát triển, vì mục tiêu chung CNH-HĐH đất nước.

Thứ ba, nâng cao trình độ quản lý DN, sử dụng hiệu quả nguồn lực, chống lãng phí, xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, thống nhất, đồng bộ, chủ động hợp tác quốc tế để khai thác các lợi thế, đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh về mọi mặt.

Cũng với những định hướng phát triển tương tự các TĐKTNN khác, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong thời gian tới vẫn tập trung phát triển SXKD trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện. Tập đoàn cố gắng làm tròn trách nhiệm của người dẫn dắt toàn ngành hình thành nên thị trường viễn thông hiện đại trong nước, đủ năng lực cạnh tranh và hợp tác với nước ngoài, xây dựng nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

130

4.1.2.2. Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong đó có Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Thứ nhất, HTKSNB phải được tổ chức một cách thống nhất trong toàn Tập đoàn vừa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, vừa được xây dựng theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế (lấy chuẩn mực COSO làm kim chỉ nam).

Đặc biệt, tổ chức của HTKSNB được tính toán tổng thể, các bộ phận, cá nhân có sự phối hợp cùng hoạt động và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Bên cạnh đó, sự phân cấp quản lý và yêu cầu phối hợp, tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót giữa các đơn vị.

Thứ hai, HTKSNB phải đảm bảo tính độc lập, minh bạch và trách nhiệm. Hoạt động kiểm soát được thực hiện hướng tới các mục tiêu đặt ra trong bối cảnh TĐKTNN cần phải có nhiệm vụ gìn giữ và phát triển nguồn vốn nhà nước chứ không phải sử dụng vốn Nhà nước một cách bừa bãi, “thiếu thì xin”.

Thứ ba, HTKSNB được tổ chức và hoạt động sao cho các các đơn vị, cá nhân có thể hiểu được, đáp ứng được yêu cầu, cung cấp đầy đủ và đúng đắn các thông tin cho quá trình kiểm soát. Hoạt động KSNB được thực hiện bằng những phương thức không quá phức tạp, thường xuyên, liên tục, công bằng và triệt để. Các báo cáo kiểm soát cũng cần rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt, HTKSNB phải đảm bảo hài hoà các mối quan hệ.

Thứ tư, HTKSNB phải phù hợp với tính đặc thù của từng ngành.

Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phân bổ nguồn lực hợp lý, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)