Khái quát về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 73 - 77)

Chương 3: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TẬP ĐOÀN

3.1. CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1.2. Khái quát về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

3.1.2.1. Lược sử hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

65

VNPT là một trong những tập đoàn được thành lập từ đầu tiên trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các ĐVTV theo quyết định số 58/2005/QĐ- TTg, ngày 23/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Theo đúng tinh thần chuyển đổi hoạt động của các Tổng công ty, VNPT trở thành TĐKT chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực BCVT & CNTT, kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế, có sự tham gia của nhiều thành phần KT; làm nòng cốt để BCVT và CNTT Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã được chuyển đổi hình thức DN thành công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1746/QĐ-TTg, ngày 16/11/2012 về việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam từ Tập đoàn BCVT Việt Nam về Bộ Thông tin - Truyền thông. Từ 01/1/2013, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) chính thức hoạt động độc lập hoàn toàn với VNPT, Hội đồng thành viên VNPT không còn thực hiện kiêm đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Tập đoàn được tổ chức và hoạt động theo điều lệ được Chính phủ phê duyệt tại Nghị định số 25/2016/NĐ-CP, ngày 6/4/2016.

Công ty mẹ VNPT có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, biểu tượng, tài khoản tiền đồng Việt Nam và tài khoản ngoại tệ mở tại Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của VNPT gồm công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết. Cơ cấu tổ chức của VNPT chia các khối, hoạt động theo hướng chuyên môn hoá: đơn vị sản xuất (khối phụ thuộc), đơn vị bán hàng, khối các DN hỗ trợ giúp VNPT hình thành các DN mạnh được đầu tư bài bản thực hiện nhiệm vụ (Hình 3.1).

Cho đến nay, VNPT đã có 5 trụ cột gồm các Tổng công ty trực thuộc là:

Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT-Vinaphone), Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media) và Tổng Công ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net), VNPT- Technology, Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT) và 2 trung tâm

66

dữ liệu DataCenter tại Nam Thăng Long/Hà Nội và Tân Thuận/TP Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng cung cấp dịch vụ máy chủ và lưu trữ cho khách hàng.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Nguồn: http://cmsc.gov.vn/

3.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Theo đăng ký kinh doanh, Tập đoàn VNPT hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện. Ngoài ra, VNPT còn cung cấp các dịch vụ khác như: Tư vấn, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, cho thuê công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin; Nghiên cứu, phát triển, chế tạo, SXKD, xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị… liên quan đến viễn thông, CNTT và truyền thông đa phương tiện.

VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông nhanh nhất toàn cầu.

67

3.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Bảng 3.4. Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt

Nam giai đoạn 2017 - 2022

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2017 2020 2021 2022

1 Tổng doanh thu 55.419,2 53.201,5 53.428,9 55.209

Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp DV 52.870,3 50.514,2 51.272,3 52.416,2

Doanh thu hoạt động tài chính 2.548,9 2.687,3 2.156,6 2.792,8

2 Tổng chi phí 50.779,1 46.863,9 47.753,3 46.370,3

Giá vốn bán hàng và cung cấp DV 40.439,7 35.651,5 36.685,0 32.903,10

Chi phí tài chính 232,0 155,3 123,5 2525,6

Chi phí bán hàng 4.338,9 5.470,5 5.362,8 5.579,20

Chi phí quản lý DN 5.615,4 5.540,6 5.503,2 5.325,80 Lợi nhuận trong công ty liên kết 153,1 46,0 78,8 36,6

3 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.640,1 6.337,6 5.675,6 8.838,7

Lợi nhuận khác 289,9 720,4 754,6 1.363,6

4 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.236,2 7.057,9 6.430,1 11.857,5

Chi phí thuế TNDN 881,2 1.339,1 1.374,4 5.228

Thuế TNDN hoãn lại 3,7 0,4 0,5 0,5

5 Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.358,7 5.719,1 5.055,3 6.629

Nguồn: Báo cáo tài chính của VNPT (2017-2022)

Kết quả SXKD trong 5 năm qua của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam khá ổn định mặc dù mức tăng thấp hơn so với một số TĐKTNN khác. Tuy nhiên, VNPT cũng thực hiện nhiều biện pháp để giảm chi phí nên lợi nhuận trước thuế năm 2018 tăng 23,1% so với 2017 và 2019 tăng 10,3% so với 2018. Nhưng năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên lợi nhuận trước thuế lại giảm và chỉ phục hồi vào năm 2022. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2021 giảm tới 9% bởi chi phí giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh. Năm 2022, lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng mạnh, nộp

68

NSNN không chỉ là nghĩa vụ mà còn thể hiện chất lượng và hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn. Có thể thấy trong 5 năm gần đây, số tiền nộp NSNN của VNPT đã tăng đều đặn. Năm 2019, mức nộp NSNN của VNPT là cao nhất với giá trị 1.411,3 tỷ đồng. Năm 2022, nộp NSNN tăng tới 3,8 lần so với 2021. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh, sự tiến bộ trong quản trị điều hành DN cũng như trách nhiệm của VNPT đối với Nhà nước. Nhìn chung, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng Tập đoàn vẫn giữ tròn trách nhiệm là TĐKT chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực mũi nhọn, hiện đại, làm nền tảng thúc đẩy KT quốc gia. Ngay sau đại dịch VNPT đã cố gắng để khôi phục lại hoạt động SXKD và tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận (Bảng 3.4).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)